Lãnh đạo các ngân hàng nói về năm 2007
Đâu là thuận lợi, khó khăn và cả những cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong năm 2007 này?
Đâu là thuận lợi, khó khăn và cả những cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong năm 2007 này?
Trả lời câu hỏi trên, VnEconomy đã hỏi chuyện lãnh đạo một số ngân hàng tiêu biểu, đại diện cho các khối ngân hàng đang hoạt động trên thị trường hiện nay.
"Chúng tôi kỳ vọng ở quá trình cổ phần hóa"
Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Tôi xin khẳng định là quá trình cổ phần hóa Vietcombank sẽ kiên quyết xong trong năm 2007. Hiện tại, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, một số khó khăn trong quá trình này cơ bản đã được tháo gỡ và bước đầu có những thuận lợi nhất định.
Trong quá trình cổ phần hóa, Vietcombank sẽ lựa chọn đối tác chiến lược mang tầm quốc tế nhưng phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, 2007 cũng là năm khởi đầu cho nỗ lực đưa Vietcombank trở thành 1 trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á, từ nay đến năm 2015.
Tất nhiên là Vietcombank vẫn luôn có một mục tiêu thường trực là nâng cao chất lượng hoạt động, dịch vụ phục vụ khách hàng; nâng cao hơn nữa chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên để phát huy vị thế dẫn đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Trong năm 2006, Vietcombank đã có một năm hoạt động thành công. Về lợi nhuận, mức tăng là trên 30% so với năm 2005, tức là trên 2.000 tỷ đồng.
"Sự đe dọa của ngân hàng nước ngoài chưa quá lớn"
Ông Phan Đào Vũ, Phó tổng giám đốc thứ nhất, Liên doanh Indovina Bank
Năm 2007, Indovina Bank sẽ phát triển nhanh hệ thống mạng lưới, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản, phát triển mạnh công nghệ và dịch vụ. Và cũng trong xu hướng chung hiện nay, cơ cấu doanh thu, lợi nhuận sẽ có sự chuyển dịch từ tín dụng sang phí dịch vụ. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này cần có một quá trình.
Năm 2007 sẽ là một năm rất quan trọng với cột mốc 1/4/2007, khi các ngân hàng nước ngoài được lập ngân hàng con 100% vốn trực thuộc. Tuy nhiên, hiện Việt Nam hiện nay đã quá quen thuộc với sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài, với 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Vì vậy, sau 1/4/2007 có lẽ cũng không có gì khác nhiều và cũng chưa có những ảnh hưởng lớn.
Tôi cho rằng trong năm 2007 cũng như trong 5 năm trước mắt, sự đe dọa của các ngân hàng nước ngoài chưa quá lớn. Trong 5 năm tiếp theo nữa, tất nhiên là không thể nói trước một cách hoàn toàn chính xác, sự cạnh tranh sẽ rất quyết liệt từ sự tham gia của những ngân hàng nước ngoài, khi họ được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như các ngân hàng trong nước.
"Hai điều cần cảnh báo"
Ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank)
Trong năm 2007, cuộc cạnh tranh đã thực sự bắt đầu, sẽ rất quyết liệt, không phải là dự đoán nữa, không phải chờ vào WTO mà vào thật rồi. Nhưng trước mắt, cuộc cạnh tranh sẽ chưa khốc liệt giữa khối ngân hàng trong nước với nước ngoài, bởi các ngân hàng nước ngoài sẽ vào theo lộ trình nhất định.
Chúng ta còn 5 năm nữa để hoàn thiện khả năng cạnh tranh của mình. Sự quyết liệt trong năm 2007 là cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước, đặc biệt là trong khối cổ phần. Một áp lực đáng kể là sự tham gia của các ngân hàng cổ phần mới và có thể sẽ có vài ngân hàng ra đời nữa. Số lượng ngân hàng cổ phần từ 32 có thể lên tới 40, thậm chí là 45.
Còn sự thâm nhập và cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thì như những mũi khoan, xoay từ từ từng bước một, sâu dần vào thị trường. Sự từ từ đó thể hiện những bước chậm nhưng rất chắc.
Trong năm 2007, có hai điều cần cảnh báo. Thứ nhất là sự cạnh tranh, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động cao lên khiến chi phí hoạt động của các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng với chi phí bị đẩy lên cao đó.
Vì thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới ra buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị trường nhân lực. Các ngân hàng thâm niên muốn giữ được người thì buộc phải nâng theo, ngân hàng mới không lấy được người thì lại tiếp tục đẩy cao.
Đó là chưa kể sắp tới các ngân hàng nước ngoài vào sẽ đẩy sự cạnh tranh này lên cao hơn. Nhưng tôi cho rằng sự thu hút của các ngân hàng nước ngoài không đáng sợ bằng các ngân hàng cổ phần mới ra. Nhưng chính vì mở rộng hoạt động, thành lập mới như thế mà nguồn nhân lực hạn chế và phải cạnh tranh như vậy sẽ dẫn đến rủi ro.
Thứ hai, cuộc cạnh tranh lãi suất sẽ vẫn diễn ra vào đầu năm 2007. Lãi suất sẽ lại tăng. Mặc dù lạm phát đã có dấu hiệu khả quan nhưng lãi suất vẫn không thể xuống được.
Có hai lý do: Một là tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vẫn rất lớn đòi hỏi các ngân hàng phải cung một lượng vốn lớn trong khi nguồn vốn dân cư sẽ không nằm nhiều ở ngân hàng nữa vì thị trường chứng khoán đã hút một lượng lớn. Thị trường vàng cũng hấp dẫn đầu tư. Vì vậy, tốc độ huy động tiền gửi sẽ chững lại trong năm 2007.
Các ngân hàng buộc phải đẩy lãi suất lên, đặc biệt là sự tham gia của các ngân hàng mới, thương hiệu chưa lớn. Các ngân hàng quốc doanh, để giữ thị phần, cũng sẽ tham gia mặc dù không muốn. Đây cũng là một rủi ro đối với nền kinh tế. Chỉ trừ khi thị trường chứng khoán thực sự lớn, các doanh nghiệp không phải vay ngân hàng nữa mà có thể tự huy động vốn, nhưng có lẽ sẽ phải chờ dăm bảy năm nữa.
Một điểm đáng chú ý nữa trong năm 2007 về lợi nhuận. Các ngân hàng đang tính đến việc thay đổi dần cơ cấu lợi nhuận thay vì lệ thuộc vào các hoạt động truyền thống. Từ nay đến năm 2010, tôi đoán tỷ trọng lợi nhuận giữa tín dụng và dịch vụ sẽ là 70% và 30%, thay cho 80% và 20% , thậm chí 90% và 10% như hiện nay.
"Sẽ có nhiều sắc thái cạnh tranh mới"
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Từ 1/4/2007, sau khi các ngân hàng nước ngoài được phép mở ngân hàng con 100% vốn tại Việt Nam, họ sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như một ngân hàng nội địa.
Với một môi trường đầu tư tốt thì bệnh viện, trường học và ngân hàng luôn là những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Việt Nam trong những năm gần đây luôn được đánh giá là có môi trường đầu tư an toàn. Vì vậy, việc “đổ bộ” của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam là tất yếu.
Theo tôi, cạnh tranh là một quá trình đào thải tiến bộ, nên việc gia nhập vào thị trường Việt Nam của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ tạo cho thị trường tài chính Việt Nam nhiều sắc thái cạnh tranh mới.
Với Sacombank, chúng tôi có hoài bão trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam và có tiếng trong khu vực, nên chúng tôi đang tập trung rất nhiều cho việc điều hành quản trị trên quan điểm nền kinh tế trí thức và công nghệ hiện đại nhất. Đây cũng là trọng tâm của năm 2007.
"Ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều đất hơn"
Ông Alain Cany, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC tại Việt Nam
Với nhiều sự kiện mang tính dấu ấn và hoạt động sôi nổi, có thể nói năm qua là năm hết sức thành công cho khối ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài.
Tôi đánh giá triển vọng phát triển thị trường tài chính ngân hàng năm 2007 là hết sức sáng sủa. Với cam kết mở cửa của Việt Nam khi gia nhập WTO, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ còn tăng cao hơn nữa để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao ở mức giá hợp lý cho khách hàng. Người tiêu dùng sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất.
Cùng với lộ trình mở cửa, các ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều đất hơn để phát triển và mở rộng. Để chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ đó, tôi dự đoán các ngân hàng trong nước sẽ có các biện pháp để huy động thêm vốn, mở rộng quy mô (mở thêm nhiều chi nhánh) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn sẽ hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn. Trong năm 2006, BIDV đã là một tấm gương với việc mời tổ chức quốc tế xếp hạng tín dụng tạo tiền đề cho việc phát hành trái phiếu tăng vốn và chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu năm 2007. Đây cũng sẽ là xu hướng của các ngân hàng khác trong năm 2007.
Có thể nói, Việt Nam là một thị trường ưu tiên của Tập đoàn HSBC tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Là một ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương, chúng tôi mong muốn trở thành một ngân hàng dành cho khách hàng địa phương (quasi local bank) tại Việt Nam.
Bên cạnh việc tiếp tục mang dịch vụ với tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp tới phục vụ khách hàng Việt Nam, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động và đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng tại Việt Nam.
Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược với Techcombank để đưa Techcombank trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất của Việt Nam.
Năm 2006, chúng tôi được FinanceAsia bình chọn là ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam. Chúng tôi tự tin sẽ tiếp tục giữ vững danh hiệu này trong năm 2007.
Trả lời câu hỏi trên, VnEconomy đã hỏi chuyện lãnh đạo một số ngân hàng tiêu biểu, đại diện cho các khối ngân hàng đang hoạt động trên thị trường hiện nay.
"Chúng tôi kỳ vọng ở quá trình cổ phần hóa"
Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Tôi xin khẳng định là quá trình cổ phần hóa Vietcombank sẽ kiên quyết xong trong năm 2007. Hiện tại, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, một số khó khăn trong quá trình này cơ bản đã được tháo gỡ và bước đầu có những thuận lợi nhất định.
Trong quá trình cổ phần hóa, Vietcombank sẽ lựa chọn đối tác chiến lược mang tầm quốc tế nhưng phải có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, 2007 cũng là năm khởi đầu cho nỗ lực đưa Vietcombank trở thành 1 trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á, từ nay đến năm 2015.
Tất nhiên là Vietcombank vẫn luôn có một mục tiêu thường trực là nâng cao chất lượng hoạt động, dịch vụ phục vụ khách hàng; nâng cao hơn nữa chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên để phát huy vị thế dẫn đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Trong năm 2006, Vietcombank đã có một năm hoạt động thành công. Về lợi nhuận, mức tăng là trên 30% so với năm 2005, tức là trên 2.000 tỷ đồng.
"Sự đe dọa của ngân hàng nước ngoài chưa quá lớn"
Ông Phan Đào Vũ, Phó tổng giám đốc thứ nhất, Liên doanh Indovina Bank
Năm 2007, Indovina Bank sẽ phát triển nhanh hệ thống mạng lưới, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản, phát triển mạnh công nghệ và dịch vụ. Và cũng trong xu hướng chung hiện nay, cơ cấu doanh thu, lợi nhuận sẽ có sự chuyển dịch từ tín dụng sang phí dịch vụ. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này cần có một quá trình.
Năm 2007 sẽ là một năm rất quan trọng với cột mốc 1/4/2007, khi các ngân hàng nước ngoài được lập ngân hàng con 100% vốn trực thuộc. Tuy nhiên, hiện Việt Nam hiện nay đã quá quen thuộc với sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài, với 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Vì vậy, sau 1/4/2007 có lẽ cũng không có gì khác nhiều và cũng chưa có những ảnh hưởng lớn.
Tôi cho rằng trong năm 2007 cũng như trong 5 năm trước mắt, sự đe dọa của các ngân hàng nước ngoài chưa quá lớn. Trong 5 năm tiếp theo nữa, tất nhiên là không thể nói trước một cách hoàn toàn chính xác, sự cạnh tranh sẽ rất quyết liệt từ sự tham gia của những ngân hàng nước ngoài, khi họ được thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như các ngân hàng trong nước.
"Hai điều cần cảnh báo"
Ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank)
Trong năm 2007, cuộc cạnh tranh đã thực sự bắt đầu, sẽ rất quyết liệt, không phải là dự đoán nữa, không phải chờ vào WTO mà vào thật rồi. Nhưng trước mắt, cuộc cạnh tranh sẽ chưa khốc liệt giữa khối ngân hàng trong nước với nước ngoài, bởi các ngân hàng nước ngoài sẽ vào theo lộ trình nhất định.
Chúng ta còn 5 năm nữa để hoàn thiện khả năng cạnh tranh của mình. Sự quyết liệt trong năm 2007 là cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước, đặc biệt là trong khối cổ phần. Một áp lực đáng kể là sự tham gia của các ngân hàng cổ phần mới và có thể sẽ có vài ngân hàng ra đời nữa. Số lượng ngân hàng cổ phần từ 32 có thể lên tới 40, thậm chí là 45.
Còn sự thâm nhập và cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thì như những mũi khoan, xoay từ từ từng bước một, sâu dần vào thị trường. Sự từ từ đó thể hiện những bước chậm nhưng rất chắc.
Trong năm 2007, có hai điều cần cảnh báo. Thứ nhất là sự cạnh tranh, lôi kéo nhân lực giữa các ngân hàng đẩy chi phí tiền lương, tiền công lao động cao lên khiến chi phí hoạt động của các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lượng lao động có thể chưa tương xứng với chi phí bị đẩy lên cao đó.
Vì thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới ra buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị trường nhân lực. Các ngân hàng thâm niên muốn giữ được người thì buộc phải nâng theo, ngân hàng mới không lấy được người thì lại tiếp tục đẩy cao.
Đó là chưa kể sắp tới các ngân hàng nước ngoài vào sẽ đẩy sự cạnh tranh này lên cao hơn. Nhưng tôi cho rằng sự thu hút của các ngân hàng nước ngoài không đáng sợ bằng các ngân hàng cổ phần mới ra. Nhưng chính vì mở rộng hoạt động, thành lập mới như thế mà nguồn nhân lực hạn chế và phải cạnh tranh như vậy sẽ dẫn đến rủi ro.
Thứ hai, cuộc cạnh tranh lãi suất sẽ vẫn diễn ra vào đầu năm 2007. Lãi suất sẽ lại tăng. Mặc dù lạm phát đã có dấu hiệu khả quan nhưng lãi suất vẫn không thể xuống được.
Có hai lý do: Một là tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vẫn rất lớn đòi hỏi các ngân hàng phải cung một lượng vốn lớn trong khi nguồn vốn dân cư sẽ không nằm nhiều ở ngân hàng nữa vì thị trường chứng khoán đã hút một lượng lớn. Thị trường vàng cũng hấp dẫn đầu tư. Vì vậy, tốc độ huy động tiền gửi sẽ chững lại trong năm 2007.
Các ngân hàng buộc phải đẩy lãi suất lên, đặc biệt là sự tham gia của các ngân hàng mới, thương hiệu chưa lớn. Các ngân hàng quốc doanh, để giữ thị phần, cũng sẽ tham gia mặc dù không muốn. Đây cũng là một rủi ro đối với nền kinh tế. Chỉ trừ khi thị trường chứng khoán thực sự lớn, các doanh nghiệp không phải vay ngân hàng nữa mà có thể tự huy động vốn, nhưng có lẽ sẽ phải chờ dăm bảy năm nữa.
Một điểm đáng chú ý nữa trong năm 2007 về lợi nhuận. Các ngân hàng đang tính đến việc thay đổi dần cơ cấu lợi nhuận thay vì lệ thuộc vào các hoạt động truyền thống. Từ nay đến năm 2010, tôi đoán tỷ trọng lợi nhuận giữa tín dụng và dịch vụ sẽ là 70% và 30%, thay cho 80% và 20% , thậm chí 90% và 10% như hiện nay.
"Sẽ có nhiều sắc thái cạnh tranh mới"
Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Từ 1/4/2007, sau khi các ngân hàng nước ngoài được phép mở ngân hàng con 100% vốn tại Việt Nam, họ sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như một ngân hàng nội địa.
Với một môi trường đầu tư tốt thì bệnh viện, trường học và ngân hàng luôn là những lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Việt Nam trong những năm gần đây luôn được đánh giá là có môi trường đầu tư an toàn. Vì vậy, việc “đổ bộ” của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam là tất yếu.
Theo tôi, cạnh tranh là một quá trình đào thải tiến bộ, nên việc gia nhập vào thị trường Việt Nam của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ tạo cho thị trường tài chính Việt Nam nhiều sắc thái cạnh tranh mới.
Với Sacombank, chúng tôi có hoài bão trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam và có tiếng trong khu vực, nên chúng tôi đang tập trung rất nhiều cho việc điều hành quản trị trên quan điểm nền kinh tế trí thức và công nghệ hiện đại nhất. Đây cũng là trọng tâm của năm 2007.
"Ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều đất hơn"
Ông Alain Cany, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC tại Việt Nam
Với nhiều sự kiện mang tính dấu ấn và hoạt động sôi nổi, có thể nói năm qua là năm hết sức thành công cho khối ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài.
Tôi đánh giá triển vọng phát triển thị trường tài chính ngân hàng năm 2007 là hết sức sáng sủa. Với cam kết mở cửa của Việt Nam khi gia nhập WTO, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ còn tăng cao hơn nữa để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao ở mức giá hợp lý cho khách hàng. Người tiêu dùng sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất.
Cùng với lộ trình mở cửa, các ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều đất hơn để phát triển và mở rộng. Để chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ đó, tôi dự đoán các ngân hàng trong nước sẽ có các biện pháp để huy động thêm vốn, mở rộng quy mô (mở thêm nhiều chi nhánh) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, các ngân hàng lớn sẽ hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn. Trong năm 2006, BIDV đã là một tấm gương với việc mời tổ chức quốc tế xếp hạng tín dụng tạo tiền đề cho việc phát hành trái phiếu tăng vốn và chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu năm 2007. Đây cũng sẽ là xu hướng của các ngân hàng khác trong năm 2007.
Có thể nói, Việt Nam là một thị trường ưu tiên của Tập đoàn HSBC tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Là một ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương, chúng tôi mong muốn trở thành một ngân hàng dành cho khách hàng địa phương (quasi local bank) tại Việt Nam.
Bên cạnh việc tiếp tục mang dịch vụ với tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp tới phục vụ khách hàng Việt Nam, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động và đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng tại Việt Nam.
Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược với Techcombank để đưa Techcombank trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất của Việt Nam.
Năm 2006, chúng tôi được FinanceAsia bình chọn là ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam. Chúng tôi tự tin sẽ tiếp tục giữ vững danh hiệu này trong năm 2007.