Lãnh đạo Hà Tây đối thoại với doanh nghiệp
Còn nhiều doanh nghiệp phàn nàn về môi trường đầu tư của Hà Tây trong buổi đối thoại với lãnh đạo tỉnh
Theo số liệu của UBND Hà Tây, tăng trưởng kinh tế của tỉnh gần đây có sự cải thiện đáng kể. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.914,3 tỷ đồng, tăng 24,02% so với 2005. Cơ cấu kinh tế cũng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ...
Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, tỉnh cần cải thiện, tạo thông thoáng môi trường đầu tư hơn nữa cho doanh nghiệp.
Tại cuộc đối thoại gần đây giữa UBND tỉnh và hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây, ông Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch tỉnh cho biết, tháng 6/2005, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 14 và Kế hoạch số 59 về "Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư".
Ngày 16/1/2006 Ban thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 01- NQ/TƯ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính, giải quyết nhanh chóng kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp.
Cùng với đó, tỉnh cũng tập trung rà soát văn bản, quy định hướng dẫn thủ tục hành chính, kiên quyết bãi bỏ những thủ tục không phù hợp gây khó khăn, cản trở đầu tư của các doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc thực hiện triển khai cơ chế "một cửa" tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế, khắc dấu...
Mặt khác, tỉnh cũng kiên quyết xử lý triệt để những vụ việc tương tự như vụ "đất An Khánh" năm 2003, không để khiếu kiện kéo dài. Nhờ đó năm 2006, môi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện.
Trong năm này, toàn tỉnh đã thu hút được 107 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 4.313,1 tỷ đồng, và thêm 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 794,9 triệu USD, đứng thứ ba toàn quốc về thu hút vốn FDI.
Tuy nhiên, tại buổi đối thoại này khá nhiều doanh nghiệp vẫn phàn nàn về môi trường đầu tư của Hà Tây.
Đại diện doanh nghiệp Hoàng Sơn tại khu công nghiệp Quảng Phú Cầu, huyện ứng Hòa, chuyên sản xuất phôi thép nói: "Công ty chúng tôi đi vào sản xuất từ 2001 nhưng mãi đến nay vẫn chưa được ký hợp đồng thuê đất mặc dù đã nộp đầy đủ thuế VAT, thuế môn bài. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong cùng khu công nghiệp lại không phải nộp thuế".
Còn ông Hồ Xuân Năng, Giám đốc Công ty Cổ phần Đá cao cấp Vinaconex cho biết, doanh nghiệp của ông làm thủ tục xin thuê đất vài tháng nay nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì thế, công ty đã lỡ mất cơ hội hợp tác với một đối tác nước ngoài vì họ không thể chờ đợi quá lâu.
Được biết, đây là dự án mở rộng của Công ty đá cao cấp Vinaconex, rộng 4,9 ha, tại khu công nghiệp Bắc Phú Cát, huyện Quốc Oai. Theo ông Năng, vướng mắc chính là ở UBND xã.
Không khí cuộc đối thoại nóng lên, khi ông Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Công ty Rồng Vàng tại xã Biên Giang, đại diện cho 28 doanh nghiệp bị dân "phong tỏa" năm 2003 đề nghị tỉnh phải đền bù bởi lẽ bị dân làm khó mà doanh nghiệp của ông và 27 doanh nghiệp khác phải tăng tiền đền bù từ 7 triệu đồng/sào lên 27 triệu đồng/ sào, gấp gần 4 lần mức giá đền bù do tỉnh đưa ra.
Vấn đề không dừng ở chuyện "đất cát", ông Phạm Vũ, Giám đốc Công ty Đông Đô (An Khánh, Hoài Đức), sản xuất áo len xuất khẩu than vãn: "Chi nhánh điện huyện cắt điện không báo trước, làm ảnh hưởng đến sản xuất của công ty trong khi đơn hàng của công ty với nước ngoài phải đảm bảo 100% tiến độ thực hiện, trong khi nhà máy của tôi đầu tư xấp xỉ 1 triệu USD".
Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp, UBND tỉnh Hà Tây đã đề ra quyết tâm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để cho môi trường đầu tư vào Hà Tây được thông thoáng hơn.
Ông Nguyễn Xuân Cường thừa nhận: "Mặc dù tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa nhưng vẫn là một cửa tại nhiều cơ quan". Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp không ít phiền hà khi phải đi lại nhiều lần tại nhiều cơ quan chỉ để giải quyết thủ tục như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc dấu...
Liên quan tới việc đền bù cho 28 doanh nghiệp trong "vụ An Khánh", ông Trương Duy Hùng, Chủ tịch huyện Chương Mỹ hứa sẽ đề nghị các sở ngành giải quyết dứt điểm chính sách đền bù cho doanh nghiệp.
Còn ông Bùi Duy Nhâm, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tây khẳng định tỉnh luôn tạo sự bình đẳng, không phân biệt, kỳ thị về quy mô doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp bị các cơ quan tổ chức chính quyền nhũng nhiễu, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý.
Mặc dù trên thực tế, môi trường đầu tư Hà Tây trong những năm gần đây đã khả quan hơn, số lượng doanh nghiệp hoạt động nhiều hơn và mức tăng trưởng cũng như nguồn thu ngân sách chuyển biến theo hướng tích cực.
Nhưng hiện tại, vẫn còn không ít bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính bắt nguồn từ các sở ban ngành và chính quyền huyện xã.
Vì vậy nếu chính quyền Hà Tây không quan tâm xử lý kịp thời doanh nghiệp vẫn chưa thực sự yên tâm khi đầu tư vào đây. Và đó là một thiệt thòi lớn cho địa phương vốn được coi là hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, tỉnh cần cải thiện, tạo thông thoáng môi trường đầu tư hơn nữa cho doanh nghiệp.
Tại cuộc đối thoại gần đây giữa UBND tỉnh và hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây, ông Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch tỉnh cho biết, tháng 6/2005, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 14 và Kế hoạch số 59 về "Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư".
Ngày 16/1/2006 Ban thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 01- NQ/TƯ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính, giải quyết nhanh chóng kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp.
Cùng với đó, tỉnh cũng tập trung rà soát văn bản, quy định hướng dẫn thủ tục hành chính, kiên quyết bãi bỏ những thủ tục không phù hợp gây khó khăn, cản trở đầu tư của các doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc thực hiện triển khai cơ chế "một cửa" tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế, khắc dấu...
Mặt khác, tỉnh cũng kiên quyết xử lý triệt để những vụ việc tương tự như vụ "đất An Khánh" năm 2003, không để khiếu kiện kéo dài. Nhờ đó năm 2006, môi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện.
Trong năm này, toàn tỉnh đã thu hút được 107 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 4.313,1 tỷ đồng, và thêm 19 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 794,9 triệu USD, đứng thứ ba toàn quốc về thu hút vốn FDI.
Tuy nhiên, tại buổi đối thoại này khá nhiều doanh nghiệp vẫn phàn nàn về môi trường đầu tư của Hà Tây.
Đại diện doanh nghiệp Hoàng Sơn tại khu công nghiệp Quảng Phú Cầu, huyện ứng Hòa, chuyên sản xuất phôi thép nói: "Công ty chúng tôi đi vào sản xuất từ 2001 nhưng mãi đến nay vẫn chưa được ký hợp đồng thuê đất mặc dù đã nộp đầy đủ thuế VAT, thuế môn bài. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong cùng khu công nghiệp lại không phải nộp thuế".
Còn ông Hồ Xuân Năng, Giám đốc Công ty Cổ phần Đá cao cấp Vinaconex cho biết, doanh nghiệp của ông làm thủ tục xin thuê đất vài tháng nay nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì thế, công ty đã lỡ mất cơ hội hợp tác với một đối tác nước ngoài vì họ không thể chờ đợi quá lâu.
Được biết, đây là dự án mở rộng của Công ty đá cao cấp Vinaconex, rộng 4,9 ha, tại khu công nghiệp Bắc Phú Cát, huyện Quốc Oai. Theo ông Năng, vướng mắc chính là ở UBND xã.
Không khí cuộc đối thoại nóng lên, khi ông Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Công ty Rồng Vàng tại xã Biên Giang, đại diện cho 28 doanh nghiệp bị dân "phong tỏa" năm 2003 đề nghị tỉnh phải đền bù bởi lẽ bị dân làm khó mà doanh nghiệp của ông và 27 doanh nghiệp khác phải tăng tiền đền bù từ 7 triệu đồng/sào lên 27 triệu đồng/ sào, gấp gần 4 lần mức giá đền bù do tỉnh đưa ra.
Vấn đề không dừng ở chuyện "đất cát", ông Phạm Vũ, Giám đốc Công ty Đông Đô (An Khánh, Hoài Đức), sản xuất áo len xuất khẩu than vãn: "Chi nhánh điện huyện cắt điện không báo trước, làm ảnh hưởng đến sản xuất của công ty trong khi đơn hàng của công ty với nước ngoài phải đảm bảo 100% tiến độ thực hiện, trong khi nhà máy của tôi đầu tư xấp xỉ 1 triệu USD".
Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp, UBND tỉnh Hà Tây đã đề ra quyết tâm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc để cho môi trường đầu tư vào Hà Tây được thông thoáng hơn.
Ông Nguyễn Xuân Cường thừa nhận: "Mặc dù tỉnh đã thực hiện cơ chế một cửa nhưng vẫn là một cửa tại nhiều cơ quan". Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp không ít phiền hà khi phải đi lại nhiều lần tại nhiều cơ quan chỉ để giải quyết thủ tục như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc dấu...
Liên quan tới việc đền bù cho 28 doanh nghiệp trong "vụ An Khánh", ông Trương Duy Hùng, Chủ tịch huyện Chương Mỹ hứa sẽ đề nghị các sở ngành giải quyết dứt điểm chính sách đền bù cho doanh nghiệp.
Còn ông Bùi Duy Nhâm, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tây khẳng định tỉnh luôn tạo sự bình đẳng, không phân biệt, kỳ thị về quy mô doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp bị các cơ quan tổ chức chính quyền nhũng nhiễu, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý.
Mặc dù trên thực tế, môi trường đầu tư Hà Tây trong những năm gần đây đã khả quan hơn, số lượng doanh nghiệp hoạt động nhiều hơn và mức tăng trưởng cũng như nguồn thu ngân sách chuyển biến theo hướng tích cực.
Nhưng hiện tại, vẫn còn không ít bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính bắt nguồn từ các sở ban ngành và chính quyền huyện xã.
Vì vậy nếu chính quyền Hà Tây không quan tâm xử lý kịp thời doanh nghiệp vẫn chưa thực sự yên tâm khi đầu tư vào đây. Và đó là một thiệt thòi lớn cho địa phương vốn được coi là hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.