Lãnh đạo Hà Tĩnh nói về “siêu dự án” FDI
Dự án khu liên hợp sản xuất thép và cảng Sơn Dương sắp khởi công tại Hà Tĩnh, với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 7,9 tỷ USD
Ngày 6/7 tới, dự án khu liên hợp sản xuất thép và cảng Sơn Dương sẽ khởi công tại Hà Tĩnh, với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 7,9 tỷ USD, do Tập đoàn Formosa làm chủ đầu tư.
>>Dự án FDI lớn nhất Việt Nam vào Hà Tĩnh
Xung quanh “siêu dự án” này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Chất, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ông có thể cho biết thêm thông tin xung quanh dự án này - hiện đang được xem là có số vốn FDI lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay?
Đây là dự án 100% vốn nước ngoài. Chủ đầu tư dự án bao gồm 5 công ty thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan, là một tập đoàn kinh tế tư nhân sản xuất kinh doanh đa ngành.
Formosa sẽ góp 95% vốn, 5% vốn còn lại do Công ty Sunsco, hoạt động tại Cayman Islands B.W.I đóng góp.
Theo kế hoạch của nhà đầu tư, giai đoạn 1 của dự án có số vốn đầu tư lên tới 7,9 tỷ USD, bao gồm hai hạng mục chính.
Hạng mục thứ nhất là xây dựng nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 7,2 tỷ USD.
Hạng mục thứ 2 xây dựng cảng biển nước sâu Sơn Dương, gồm 8 cầu cảng và 4,2 km đê chắn sóng, chuyên dùng phục vụ sản xuất nhà máy thép, công suất bốc dỡ 30 triệu tấn/năm, với tổng vốn đầu tư là 0,7 tỷ USD.
Cả hai hạng mục được đầu tư song song, sau 36 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, ở hạng mục thứ nhất lò cao số 1 sẽ đi vào hoạt động và sau 48 tháng lò cao số 2 đi vào hoạt động, kết thúc đầu tư giai đoạn 1.
Sau khi nhà máy đi vào hoạt động, các sản phẩm chính sẽ được cung cấp ra thị trường gồm phôi thép, thép cuộn cán nóng, thép tấm cuộn cán nóng, thép thành phẩm...
Nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động trước mắt sẽ được nhập khẩu từ các nhà khai thác quặng lớn trên thế giới, về lâu dài, nhà máy sẽ sử dụng một tỷ lệ hợp lý nguồn quặng từ mỏ sắt Thạch Khê.
Đã từng có bài học về việc kêu gọi đầu tư cho những dự án lớn. Vậy tỉnh Hà Tĩnh đã tìm hiểu khả năng đầu tư của Tập đoàn Formosa như thế nào, thưa ông?
Formosa đã có ý định tìm hiểu và đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng gần một năm nay. Chúng tôi cũng đã có những chuyến khảo sát tập đoàn này tại Đài Loan, tham quan và làm việc với lãnh đạo nhà máy cơ khí, nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện và cảng chuyên dụng. Chúng tôi cũng đã tới thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Formosa tại trụ sở của tập đoàn này ở Đài Bắc.
Ý kiến của các bộ, ngành Trung ương và các kênh thông tin khác cho thấy, Formosa là một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn nhất Đài Loan, hoạt động chuyên nghiệp trên nhiều lĩnh vực, nhất là dầu khí, hóa chất, dệt may, nhiệt điện, xây dựng cảng biển, cơ khí nặng, đào tạo đại học, chăm sóc sức khỏe…
Vì vậy, chúng tôi tin tưởng vào năng lực của tập đoàn này và khả năng đầu tư vào Hà Tĩnh. Hơn nữa, đây là dự án trọng điểm quốc gia, Chính phủ có chủ trương cho tập đoàn này vào lập dự án.
Trước khi tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án cũng đã được 11 bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, thẩm định, đánh giá, nhất trí thông qua và Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho triển khai dự án.
Trước đây, dự án xây dựng khu liên hợp gang thép ở Vũng Áng cũng đã có một số nhà đầu tư quan tâm, tuy nhiên do không đủ năng lực tài chính để cùng một lúc xây dựng khu liên hợp gang thép và làm đê chắn sóng, các nhà đầu tư này yêu cầu Chính phủ Việt Nam bỏ vốn để làm đê chắn sóng và họ sẽ đầu tư khu liên hợp gang thép...
Vì thế, chúng ta không có lý do gì để từ chối Formosa, khi tập đoàn này có thể đáp ứng được những yêu cầu của dự án.
Về phía Formosa, chúng tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà họ chọn phương án đầu tư vào Hà Tĩnh. Bản báo cáo nêu rõ, dự án sẽ có hai phần là xây dựng cảng và khu liên hợp gang thép. Trong khi đó, Hà Tĩnh có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, có mỏ sắt Thạch Khê và cảng nước sâu Sơn Dương…
Về vốn đầu tư, trong thẩm tra dự án trước khi cấp giấy chứng nhận, các bộ, ngành liên quan cũng đã đặt vấn đề về khả năng thu xếp vốn.
Hiện tại, chủ đầu tư cho biết, vốn tự có của họ chiếm 30% tổng số vốn đầu tư của dự án, 70% còn lại đã được các ngân hàng quốc tế có uy tín cam kết thu xếp đủ và đảm bảo tiến độ đầu tư cho dự án.
Liệu dự án này sẽ có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh và khu vực miền Trung, thưa ông?
Đây là dự án có vốn FDI đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ trước đến nay. Chúng tôi tin tưởng dự án sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Tĩnh nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ phát huy hiệu quả khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, sử dụng hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê, góp phần quan trọng trong phát triển chiến lược ngành thép Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng thép trong nước và tăng khả năng xuất khẩu.
Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động, sẽ giải quyết công ăn việc làm cho hơn khoảng 5.000 lao động kỹ thuật làm việc trực tiếp tại nhà máy và hàng chục nghìn lao động cho công nghiệp phụ trợ và dịch vụ đi kèm.
Chỉ tiêu tài chính của dự án cũng rất lớn, theo tính toán của nhà đầu tư, với công suất đặt ra, thời gian thu hồi vốn chỉ mất 7 năm, tỷ suất nội hoàn IRR sẽ là 15,5% và thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 164 triệu USD/năm. Đây sẽ là nguồn tăng thu ngân sách lớn cho Hà Tĩnh.
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn đặt ra với các nước sản xuất thép lớn trên thế giới. Dự án đã tính đến vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Không riêng gì các dự án thép, vấn đề môi trường là một trong những vấn đề quan trọng trong bất kỳ dự án nào.
Theo quy định của Chính phủ, dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nếu dự án không đảm bảo yêu cầu về môi trường thì hội đồng thẩm định và cơ quan phê duyệt sẽ không chấp nhận.
Với dự án này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tiến hành thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngoài ra, qua chuyến thực tế tại các nhà máy của Tập đoàn Formosa tại Đài Loan, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy môi trường trong lành, cây xanh xung quanh khu vực các nhà máy này phát triển tốt, xanh tươi.
>>Dự án FDI lớn nhất Việt Nam vào Hà Tĩnh
Xung quanh “siêu dự án” này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Chất, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ông có thể cho biết thêm thông tin xung quanh dự án này - hiện đang được xem là có số vốn FDI lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay?
Đây là dự án 100% vốn nước ngoài. Chủ đầu tư dự án bao gồm 5 công ty thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan, là một tập đoàn kinh tế tư nhân sản xuất kinh doanh đa ngành.
Formosa sẽ góp 95% vốn, 5% vốn còn lại do Công ty Sunsco, hoạt động tại Cayman Islands B.W.I đóng góp.
Theo kế hoạch của nhà đầu tư, giai đoạn 1 của dự án có số vốn đầu tư lên tới 7,9 tỷ USD, bao gồm hai hạng mục chính.
Hạng mục thứ nhất là xây dựng nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 7,2 tỷ USD.
Hạng mục thứ 2 xây dựng cảng biển nước sâu Sơn Dương, gồm 8 cầu cảng và 4,2 km đê chắn sóng, chuyên dùng phục vụ sản xuất nhà máy thép, công suất bốc dỡ 30 triệu tấn/năm, với tổng vốn đầu tư là 0,7 tỷ USD.
Cả hai hạng mục được đầu tư song song, sau 36 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, ở hạng mục thứ nhất lò cao số 1 sẽ đi vào hoạt động và sau 48 tháng lò cao số 2 đi vào hoạt động, kết thúc đầu tư giai đoạn 1.
Sau khi nhà máy đi vào hoạt động, các sản phẩm chính sẽ được cung cấp ra thị trường gồm phôi thép, thép cuộn cán nóng, thép tấm cuộn cán nóng, thép thành phẩm...
Nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động trước mắt sẽ được nhập khẩu từ các nhà khai thác quặng lớn trên thế giới, về lâu dài, nhà máy sẽ sử dụng một tỷ lệ hợp lý nguồn quặng từ mỏ sắt Thạch Khê.
Đã từng có bài học về việc kêu gọi đầu tư cho những dự án lớn. Vậy tỉnh Hà Tĩnh đã tìm hiểu khả năng đầu tư của Tập đoàn Formosa như thế nào, thưa ông?
Formosa đã có ý định tìm hiểu và đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng gần một năm nay. Chúng tôi cũng đã có những chuyến khảo sát tập đoàn này tại Đài Loan, tham quan và làm việc với lãnh đạo nhà máy cơ khí, nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện và cảng chuyên dụng. Chúng tôi cũng đã tới thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Formosa tại trụ sở của tập đoàn này ở Đài Bắc.
Ý kiến của các bộ, ngành Trung ương và các kênh thông tin khác cho thấy, Formosa là một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn nhất Đài Loan, hoạt động chuyên nghiệp trên nhiều lĩnh vực, nhất là dầu khí, hóa chất, dệt may, nhiệt điện, xây dựng cảng biển, cơ khí nặng, đào tạo đại học, chăm sóc sức khỏe…
Vì vậy, chúng tôi tin tưởng vào năng lực của tập đoàn này và khả năng đầu tư vào Hà Tĩnh. Hơn nữa, đây là dự án trọng điểm quốc gia, Chính phủ có chủ trương cho tập đoàn này vào lập dự án.
Trước khi tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án cũng đã được 11 bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, thẩm định, đánh giá, nhất trí thông qua và Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho triển khai dự án.
Trước đây, dự án xây dựng khu liên hợp gang thép ở Vũng Áng cũng đã có một số nhà đầu tư quan tâm, tuy nhiên do không đủ năng lực tài chính để cùng một lúc xây dựng khu liên hợp gang thép và làm đê chắn sóng, các nhà đầu tư này yêu cầu Chính phủ Việt Nam bỏ vốn để làm đê chắn sóng và họ sẽ đầu tư khu liên hợp gang thép...
Vì thế, chúng ta không có lý do gì để từ chối Formosa, khi tập đoàn này có thể đáp ứng được những yêu cầu của dự án.
Về phía Formosa, chúng tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà họ chọn phương án đầu tư vào Hà Tĩnh. Bản báo cáo nêu rõ, dự án sẽ có hai phần là xây dựng cảng và khu liên hợp gang thép. Trong khi đó, Hà Tĩnh có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, có mỏ sắt Thạch Khê và cảng nước sâu Sơn Dương…
Về vốn đầu tư, trong thẩm tra dự án trước khi cấp giấy chứng nhận, các bộ, ngành liên quan cũng đã đặt vấn đề về khả năng thu xếp vốn.
Hiện tại, chủ đầu tư cho biết, vốn tự có của họ chiếm 30% tổng số vốn đầu tư của dự án, 70% còn lại đã được các ngân hàng quốc tế có uy tín cam kết thu xếp đủ và đảm bảo tiến độ đầu tư cho dự án.
Liệu dự án này sẽ có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh và khu vực miền Trung, thưa ông?
Đây là dự án có vốn FDI đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ trước đến nay. Chúng tôi tin tưởng dự án sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Tĩnh nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ phát huy hiệu quả khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, sử dụng hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê, góp phần quan trọng trong phát triển chiến lược ngành thép Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng thép trong nước và tăng khả năng xuất khẩu.
Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động, sẽ giải quyết công ăn việc làm cho hơn khoảng 5.000 lao động kỹ thuật làm việc trực tiếp tại nhà máy và hàng chục nghìn lao động cho công nghiệp phụ trợ và dịch vụ đi kèm.
Chỉ tiêu tài chính của dự án cũng rất lớn, theo tính toán của nhà đầu tư, với công suất đặt ra, thời gian thu hồi vốn chỉ mất 7 năm, tỷ suất nội hoàn IRR sẽ là 15,5% và thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 164 triệu USD/năm. Đây sẽ là nguồn tăng thu ngân sách lớn cho Hà Tĩnh.
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn đặt ra với các nước sản xuất thép lớn trên thế giới. Dự án đã tính đến vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Không riêng gì các dự án thép, vấn đề môi trường là một trong những vấn đề quan trọng trong bất kỳ dự án nào.
Theo quy định của Chính phủ, dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nếu dự án không đảm bảo yêu cầu về môi trường thì hội đồng thẩm định và cơ quan phê duyệt sẽ không chấp nhận.
Với dự án này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tiến hành thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ngoài ra, qua chuyến thực tế tại các nhà máy của Tập đoàn Formosa tại Đài Loan, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy môi trường trong lành, cây xanh xung quanh khu vực các nhà máy này phát triển tốt, xanh tươi.