Lao động về từ Libya: Doanh nghiệp cũng được hỗ trợ
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước cũng sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần sau “sự cố” khủng hoảng chính trị tại Libya
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã thống nhất và đưa ra được một số giải pháp hỗ trợ lao động từ Libya về nước trước thời hạn do bất ổn chính trị xảy ra tại nước này hồi cuối tháng 2 vừa qua, đang chờ Chính phủ phê duyệt.
Theo phương án mà Bộ trình Chính phủ, các giải pháp hỗ trợ được đưa ra không chỉ dành cho người lao động; các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần sau “sự cố” này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Xuân An, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động cho biết , theo phân loại, có khoảng 5.000 lao động (trên tổng số hơn 10.000 lao động về nước) thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ, được chia thành 3 nhóm: nhóm những người chưa có thu nhập; nhóm có thời gian làm việc dưới 6 tháng và nhóm có thời gian làm việc trên 6 tháng.
Còn đối với doanh nghiệp, Nhà nước sẽ chi trả toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đưa lao động tại Libya về nước an toàn với điều kiện có các chứng từ hợp lệ.Trường hợp không có hóa đơn, giấy tờ, Nhà nước sẽ tính theo chi phí trung bình trên đầu lao động để hỗ trợ doanh nghiệp.
Cũng theo ông An, do đây là “sự cố” bất khả kháng khiến lao động động phải về nước trước thời hạn nên doanh nghiệp phải trả lại số tiền dịch vụ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng cho người lao động và 50% phí môi giới. Riêng phần phí môi giới, Nhà nước sẽ “chịu” cho doanh nghiệp 25%.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng sẽ được xem xét vay vốn với lãi suất 0% để khắc phục hậu quả sau "sự cố" Libya.
Được biết, kinh phí dự kiến hỗ trợ có thể lên tới trên 50 tỷ đồng, được lấy từ nguồn Quỹ hỗ trợ việc làm quốc gia.
Theo phương án mà Bộ trình Chính phủ, các giải pháp hỗ trợ được đưa ra không chỉ dành cho người lao động; các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần sau “sự cố” này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Xuân An, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động cho biết , theo phân loại, có khoảng 5.000 lao động (trên tổng số hơn 10.000 lao động về nước) thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ, được chia thành 3 nhóm: nhóm những người chưa có thu nhập; nhóm có thời gian làm việc dưới 6 tháng và nhóm có thời gian làm việc trên 6 tháng.
Còn đối với doanh nghiệp, Nhà nước sẽ chi trả toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đưa lao động tại Libya về nước an toàn với điều kiện có các chứng từ hợp lệ.Trường hợp không có hóa đơn, giấy tờ, Nhà nước sẽ tính theo chi phí trung bình trên đầu lao động để hỗ trợ doanh nghiệp.
Cũng theo ông An, do đây là “sự cố” bất khả kháng khiến lao động động phải về nước trước thời hạn nên doanh nghiệp phải trả lại số tiền dịch vụ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng cho người lao động và 50% phí môi giới. Riêng phần phí môi giới, Nhà nước sẽ “chịu” cho doanh nghiệp 25%.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng sẽ được xem xét vay vốn với lãi suất 0% để khắc phục hậu quả sau "sự cố" Libya.
Được biết, kinh phí dự kiến hỗ trợ có thể lên tới trên 50 tỷ đồng, được lấy từ nguồn Quỹ hỗ trợ việc làm quốc gia.