Lao động Việt Nam “chạy” đi đâu?
Nhiều doanh nghiệp hạ tiêu chuẩn kèm thêm không ít ưu đãi nhưng vẫn không tuyển đủ lao động vào những tháng cuối năm
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ đã không còn là lợi thế của Việt Nam.
Tại Hội thảo Môi trường lao động và chính sách lao động của Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc vừa tổ chức, ông Pak Suk Hwan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, vấn đề được hơn 2.600 các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại ViệtNam quan tâm nhất hiện nay chính là nguồn lao động. Theo ông Pak, không dễ để tuyển và giữ được lao động trong thời buổi này nếu không nắm rõ chính sách và môi trường lao động tại Việt Nam.
Đại diện một doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đưa ra dẫn chứng là doanh nghiệp này đang cần khoảng 10 nhân viên bán hàng nhưng cũng hết sức khó khăn để tuyển đủ số lượng đó.
Thực tế tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), VnEconomy đã chứng kiến bảng tin của khu công nghiệp đặt cạnh ngân hàng và bến xe buýt dày đặc những tờ thông báo tuyển dụng, nhưng không có nhiều người quan tâm.
Anh Lê Văn Thành, một lao động đang làm việc trong khu công nghiệp này kể, có những doanh nghiệp dán thông báo tuyển dụng lao động liền mấy tháng nhưng vẫn chưa tuyển được. Lý do, theo nhiều lao động không nằm ở chỗ tiền lương mà chính là áp lực công việc.
Hiện tại, một lao động phổ thông, vừa học vừa làm tại công ty Canon hoặc Panasonic, lương khởi điểm cộng với nhiều khoản phụ cấp là trên 2,5 triệu đồng. Với lao động có tay nghề, lương không dưới 4 triệu đồng chưa kể làm thêm giờ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có nhà ở cho công nhân.
Mức thu nhập đó, nếu so sánh với một lao động sang tận Malaysia hay Trung Đông để kiếm 5 triệu đến 7 triệu đồng/tháng thì khá ổn. Tuy nhiên, đổi lại, không phải lao động nào cũng có thể chịu được áp lực công việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đại diện Công ty Canon Việt Nam cũng khẳng định công ty luôn trong tình trạng thiếu lao động. Đặc biệt là những tháng cuối năm, đơn hàng nhiều nhưng do không đủ nhân công nên doanh nghiệp phải giảm số lượng đơn đặt hàng xuống.
“Trước thực trạng đó, chúng tôi phải cử bộ phận nhân sự lên tận các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Hòa Bình, rồi vào tận Nghệ An, Thanh Hóa… để tìm kiếm lao động. Thậm chí, huy động cả công nhân trong nhà máy giới thiệu bạn bè, người quen và sẽ có chế độ thưởng 200 nghìn đồng nếu giới thiệu được một lao động”.
Tương tự, Công ty Goshi Thăng Long tại Khu công nghiệp Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đăng thông báo tuyển lao động chuyên ngành cơ khí, lương từ 1,8 đến 3 triệu đồng nhưng cũng không tuyển được lao động. Cuối cùng, doanh nghiệp phải hạ tiêu chuẩn và kèm theo nhiều chế độ ưu đãi như trợ cấp ăn trưa: 10.000 đồng/bữa; trợ cấp chuyên cần: 200.000 đồng/tháng, trợ cấp kỹ năng: 100.000 - 300.000 đồng/tháng, trợ cấp theo thâm niên: 40.000 đồng/tháng/năm làm việc, trả hàng tháng... song tình hình cũng không mấy khả quan.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn “hút” lao động bằng chế độ thưởng hàng năm, mua xe máy trả góp, đào tạo miễn phí.... nhưng vẫn rất khó để có đủ lao động.
Trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề này, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tình trạng thiếu lao động đang hết sức căng thẳng và tuyển đủ lao động trong lúc này là bài toán khó đối với không chỉ với những doanh nghiệp ngành gia công mà ở hầu hết tất cả các ngành nghề.
Gần đây, tại nhiều cuộc họp, các doanh nghiệp FDI đều “kêu ca” hai vấn đề, đó là giá tiền công của lao động tăng nhanh và thị trường lao động khan hiếm.
“Nhiều doanh nghiệp còn hỏi tôi, không biết lao động Việt Nam chạy đi đâu hết. Nguồn lao động phổ thông thì ít, nguồn đã qua đào tạo cũng không nhiều lại không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp thích tuyển lao động phổ thông hơn. Không ít doanh nghiệp nói rằng, chỉ cần chỉ cho họ ở đâu có nguồn lao động nhàn rỗi, họ sẽ về tận nơi tuyển và tự đào tạo”, ông Huân nói.
Tại Hội thảo Môi trường lao động và chính sách lao động của Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc vừa tổ chức, ông Pak Suk Hwan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, vấn đề được hơn 2.600 các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại ViệtNam quan tâm nhất hiện nay chính là nguồn lao động. Theo ông Pak, không dễ để tuyển và giữ được lao động trong thời buổi này nếu không nắm rõ chính sách và môi trường lao động tại Việt Nam.
Đại diện một doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đưa ra dẫn chứng là doanh nghiệp này đang cần khoảng 10 nhân viên bán hàng nhưng cũng hết sức khó khăn để tuyển đủ số lượng đó.
Thực tế tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), VnEconomy đã chứng kiến bảng tin của khu công nghiệp đặt cạnh ngân hàng và bến xe buýt dày đặc những tờ thông báo tuyển dụng, nhưng không có nhiều người quan tâm.
Anh Lê Văn Thành, một lao động đang làm việc trong khu công nghiệp này kể, có những doanh nghiệp dán thông báo tuyển dụng lao động liền mấy tháng nhưng vẫn chưa tuyển được. Lý do, theo nhiều lao động không nằm ở chỗ tiền lương mà chính là áp lực công việc.
Hiện tại, một lao động phổ thông, vừa học vừa làm tại công ty Canon hoặc Panasonic, lương khởi điểm cộng với nhiều khoản phụ cấp là trên 2,5 triệu đồng. Với lao động có tay nghề, lương không dưới 4 triệu đồng chưa kể làm thêm giờ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có nhà ở cho công nhân.
Mức thu nhập đó, nếu so sánh với một lao động sang tận Malaysia hay Trung Đông để kiếm 5 triệu đến 7 triệu đồng/tháng thì khá ổn. Tuy nhiên, đổi lại, không phải lao động nào cũng có thể chịu được áp lực công việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đại diện Công ty Canon Việt Nam cũng khẳng định công ty luôn trong tình trạng thiếu lao động. Đặc biệt là những tháng cuối năm, đơn hàng nhiều nhưng do không đủ nhân công nên doanh nghiệp phải giảm số lượng đơn đặt hàng xuống.
“Trước thực trạng đó, chúng tôi phải cử bộ phận nhân sự lên tận các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Hòa Bình, rồi vào tận Nghệ An, Thanh Hóa… để tìm kiếm lao động. Thậm chí, huy động cả công nhân trong nhà máy giới thiệu bạn bè, người quen và sẽ có chế độ thưởng 200 nghìn đồng nếu giới thiệu được một lao động”.
Tương tự, Công ty Goshi Thăng Long tại Khu công nghiệp Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đăng thông báo tuyển lao động chuyên ngành cơ khí, lương từ 1,8 đến 3 triệu đồng nhưng cũng không tuyển được lao động. Cuối cùng, doanh nghiệp phải hạ tiêu chuẩn và kèm theo nhiều chế độ ưu đãi như trợ cấp ăn trưa: 10.000 đồng/bữa; trợ cấp chuyên cần: 200.000 đồng/tháng, trợ cấp kỹ năng: 100.000 - 300.000 đồng/tháng, trợ cấp theo thâm niên: 40.000 đồng/tháng/năm làm việc, trả hàng tháng... song tình hình cũng không mấy khả quan.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn “hút” lao động bằng chế độ thưởng hàng năm, mua xe máy trả góp, đào tạo miễn phí.... nhưng vẫn rất khó để có đủ lao động.
Trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề này, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tình trạng thiếu lao động đang hết sức căng thẳng và tuyển đủ lao động trong lúc này là bài toán khó đối với không chỉ với những doanh nghiệp ngành gia công mà ở hầu hết tất cả các ngành nghề.
Gần đây, tại nhiều cuộc họp, các doanh nghiệp FDI đều “kêu ca” hai vấn đề, đó là giá tiền công của lao động tăng nhanh và thị trường lao động khan hiếm.
“Nhiều doanh nghiệp còn hỏi tôi, không biết lao động Việt Nam chạy đi đâu hết. Nguồn lao động phổ thông thì ít, nguồn đã qua đào tạo cũng không nhiều lại không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp thích tuyển lao động phổ thông hơn. Không ít doanh nghiệp nói rằng, chỉ cần chỉ cho họ ở đâu có nguồn lao động nhàn rỗi, họ sẽ về tận nơi tuyển và tự đào tạo”, ông Huân nói.