Lao động xuất khẩu cạnh tranh sang Hàn
Được đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc vẫn là niềm mơ ước của nhiều lao động có nhu cầu xuất khẩu tại Việt Nam
Được đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc vẫn là niềm mơ ước của nhiều lao động có nhu cầu xuất khẩu tại Việt Nam.
Lựa chọn số một
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2007, cả nước đưa được 85.020 lao động đi làmviệc tại nước ngoài, vượt 6,3% kế hoạch đề ra, trong đó, thị trường Hàn Quốc đóng góp một số lượng khá lớn là hơn 10.000 người.
Nhiều ý kiến cho rằng, Hàn Quốc cho đến thời điểm này vẫn được xem là thị trường hấp dẫn nhất trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Điều này đã được chứng minh tại các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn. Số lượng lao động đăng ký dự thi tăng lên hàng năm, và tỷ lệ “chọi” cũng ngất ngưởng. Nhiều người còn ví, kỳ thi này chẳng khác gì kỳ thi đại học.
Ông Phan Sỹ Dương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết, năm 2007 Nghệ An là một trong những tỉnh dẫn đầu trong phong trào xuất khẩu lao động về số lượng lao động cũng như thị trường khai thác. Tuy nhiên, đi "Hàn" vẫn là lựa chọn số một của lao động ở đây.
Cụ thể, chỉ tiêu mà Bộ “rót” về cho Sở năm nay là 400 lao động, trong khi đó, số lao động đăng ký dự thi lên tới 1.300 người.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở riêng Nghệ An.
Lý do lao động “đổ xô” vào thị trường này theo ông Dương, đây là thị trường “chắc chắn” nhất trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chỉ cần lao động thi và lấy được chứng chỉ tiếng Hàn do Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức thì cơ hội sang làm việc tại thị trường này rất lớn.
Ngoài ra, đây cũng là thị trường có thu nhập khá cao. Thêm vào đó, chế độ tiền lương, bảo hiểm của lao động nhập cư cũng được đảm bảo công bằng như lao động sở tại .
Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và lao động cho thấy, lao động phổ thông, làm nông nghiệp có mức lương 600 đến 700 USD, nếu có tay nghề, làm việc trong nhà máy, mức lương khoảng 1.000 USD.
Tuy nhiên, thực tế lao động có mức thu nhập cao hơn như thế rất nhiều nếu chịu khó, bà Nguyễn Thị Hường ở Hà Tĩnh nói.
Bà kể rằng con bà đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc hồi tháng 12/2007, từ đó đến nay, sau khi trừ tất cả các khoản ăn, ở… mỗi tháng gửi về cho gia đình bà 20 triệu đồng. Số tiền này không chỉ là niềm mơ ước với những người dân nông thôn.
Trao đổi về vấn đề này, một quan chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho rằng, hiện cả nước đã triển khai được hơn 30 thị trường xuất khẩu lao động, tuy nhiên những thị trường hấp dẫn và ổn định như Hàn Quốc thì không nhiều.
Quan chức này ví dụ, những thị trường đưa được nhiều lao động nhất như Malaysia, Đài Loan, Trung Đông thì thu nhập chưa cao, trong khi những thị trường có thu nhập cao như Mỹ, Canađa, Úc thì gần như không đưa đi được lao động nào.
Cung không đáp ứng được cầu
Ông Vũ Minh Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết, năm 2008, phía Hàn Quốc sẽ tiếp nhận khoảng 12.000 lao động Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu của lao động Việt Nam lên đến con số hàng trăm nghìn.
Vì thế, đã có những cuộc thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn rất gắt gao cho lao động đi thị trường này. Đầu tiên là vòng sơ tuyển tại các sở lao động - thương binh và xã hội, những lao động đạt yêu cầu sẽ thi tiếp vòng hai do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức.
Kỳ thi do cơ quan này tổ chức ngày 11/5 vừa qua, cả nước có 15.000 lao động đã qua sơ tuyển tham gia, kết quả có hơn 13.000 lao động đạt yêu cầu. Con số đó không “thấm tháp” vào đâu so với nhu cầu thực tế của người lao động.
“Khi thị trường quá tiềm năng và cung không đáp ứng được cầu sẽ dễ nảy sinh tiêu cực”. Đó là nhận xét của ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước.
Ông Hải cho biết, gần đây tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao. Đáng chú ý là có hơn đa số số vụ lừa đảo đều nhắm vào lao động có nhu cầu đi làm việc tại những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc.
Đại diện Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc cũng cho biết, gần đây, họ nhận đựơc không ít ý kiến của lao động Việt Nam cho rằng họ gặp rất nhiều khó khăn để được dự kỳ thi sát hạch tiếng Hàn. Thậm chí, nhiều lao động đã đăng ký và học tiếng tại các sở lao động - thương binh và xã hội nhưng vẫn không được dự thi.
Cơ quan này cũng đã nghiên cứu các phương án “nới lỏng” quy định, tăng chỉ tiêu lao động cho Việt Nam, giúp tất cả những người có nhu cầu có thể tiếp cận thị trường hấp dẫn này.
Lựa chọn số một
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2007, cả nước đưa được 85.020 lao động đi làmviệc tại nước ngoài, vượt 6,3% kế hoạch đề ra, trong đó, thị trường Hàn Quốc đóng góp một số lượng khá lớn là hơn 10.000 người.
Nhiều ý kiến cho rằng, Hàn Quốc cho đến thời điểm này vẫn được xem là thị trường hấp dẫn nhất trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Điều này đã được chứng minh tại các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn. Số lượng lao động đăng ký dự thi tăng lên hàng năm, và tỷ lệ “chọi” cũng ngất ngưởng. Nhiều người còn ví, kỳ thi này chẳng khác gì kỳ thi đại học.
Ông Phan Sỹ Dương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An cho biết, năm 2007 Nghệ An là một trong những tỉnh dẫn đầu trong phong trào xuất khẩu lao động về số lượng lao động cũng như thị trường khai thác. Tuy nhiên, đi "Hàn" vẫn là lựa chọn số một của lao động ở đây.
Cụ thể, chỉ tiêu mà Bộ “rót” về cho Sở năm nay là 400 lao động, trong khi đó, số lao động đăng ký dự thi lên tới 1.300 người.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở riêng Nghệ An.
Lý do lao động “đổ xô” vào thị trường này theo ông Dương, đây là thị trường “chắc chắn” nhất trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chỉ cần lao động thi và lấy được chứng chỉ tiếng Hàn do Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức thì cơ hội sang làm việc tại thị trường này rất lớn.
Ngoài ra, đây cũng là thị trường có thu nhập khá cao. Thêm vào đó, chế độ tiền lương, bảo hiểm của lao động nhập cư cũng được đảm bảo công bằng như lao động sở tại .
Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và lao động cho thấy, lao động phổ thông, làm nông nghiệp có mức lương 600 đến 700 USD, nếu có tay nghề, làm việc trong nhà máy, mức lương khoảng 1.000 USD.
Tuy nhiên, thực tế lao động có mức thu nhập cao hơn như thế rất nhiều nếu chịu khó, bà Nguyễn Thị Hường ở Hà Tĩnh nói.
Bà kể rằng con bà đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc hồi tháng 12/2007, từ đó đến nay, sau khi trừ tất cả các khoản ăn, ở… mỗi tháng gửi về cho gia đình bà 20 triệu đồng. Số tiền này không chỉ là niềm mơ ước với những người dân nông thôn.
Trao đổi về vấn đề này, một quan chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho rằng, hiện cả nước đã triển khai được hơn 30 thị trường xuất khẩu lao động, tuy nhiên những thị trường hấp dẫn và ổn định như Hàn Quốc thì không nhiều.
Quan chức này ví dụ, những thị trường đưa được nhiều lao động nhất như Malaysia, Đài Loan, Trung Đông thì thu nhập chưa cao, trong khi những thị trường có thu nhập cao như Mỹ, Canađa, Úc thì gần như không đưa đi được lao động nào.
Cung không đáp ứng được cầu
Ông Vũ Minh Xuyên, Phó giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết, năm 2008, phía Hàn Quốc sẽ tiếp nhận khoảng 12.000 lao động Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu của lao động Việt Nam lên đến con số hàng trăm nghìn.
Vì thế, đã có những cuộc thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn rất gắt gao cho lao động đi thị trường này. Đầu tiên là vòng sơ tuyển tại các sở lao động - thương binh và xã hội, những lao động đạt yêu cầu sẽ thi tiếp vòng hai do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức.
Kỳ thi do cơ quan này tổ chức ngày 11/5 vừa qua, cả nước có 15.000 lao động đã qua sơ tuyển tham gia, kết quả có hơn 13.000 lao động đạt yêu cầu. Con số đó không “thấm tháp” vào đâu so với nhu cầu thực tế của người lao động.
“Khi thị trường quá tiềm năng và cung không đáp ứng được cầu sẽ dễ nảy sinh tiêu cực”. Đó là nhận xét của ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước.
Ông Hải cho biết, gần đây tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao. Đáng chú ý là có hơn đa số số vụ lừa đảo đều nhắm vào lao động có nhu cầu đi làm việc tại những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc.
Đại diện Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc cũng cho biết, gần đây, họ nhận đựơc không ít ý kiến của lao động Việt Nam cho rằng họ gặp rất nhiều khó khăn để được dự kỳ thi sát hạch tiếng Hàn. Thậm chí, nhiều lao động đã đăng ký và học tiếng tại các sở lao động - thương binh và xã hội nhưng vẫn không được dự thi.
Cơ quan này cũng đã nghiên cứu các phương án “nới lỏng” quy định, tăng chỉ tiêu lao động cho Việt Nam, giúp tất cả những người có nhu cầu có thể tiếp cận thị trường hấp dẫn này.