Lập lại trật tự lãi suất: Mạnh tay nhưng không lơ là tiền gửi
Nhà điều hành thực sự đang tỏ ra lạnh lùng với tình trạng “nhờn” kỷ cương
Hành động của Ngân hàng Nhà nước xử lý hai ngân hàng vi phạm trần lãi suất cho thấy nhà điều hành thực sự đang tỏ ra lạnh lùng với tình trạng “nhờn” kỷ cương, đồng thời cũng sòng phẳng minh oan cho những đơn vị bị “tố điêu”.
Thẳng tay
Sau khi có đủ chứng cứ về việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) chi nhánh Tây Ninh vi phạm huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm, ngày 14/9/2011, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh đã có Quyết định số 119/QĐ-NI, cứng rắn xử lý các vi phạm.
Theo đó, cơ quan này quyết định miễn nhiệm chức danh Giám đốc DongA Bank Tây Ninh đối với ông Nguyễn Thái Hậu.
Đồng thời, ngày 15/9, Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 7235/NHNN-TTGSNH yêu cầu DongA Bank kiểm điểm nghiêm túc trong việc chỉ đạo điều hành trong toàn hệ thống về việc chưa chấp hành nghiêm quy định về mức lãi suất huy động theo Thông tư 02/2011/TT-NHNN và Chỉ thị số 02/CT-NHNN.
Trong văn bản này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu DongA Bank kỷ luật buộc thôi việc đối với bà Lâm Thị Minh Ánh, nguyên Trưởng phòng Kế toán DongA Bank chi nhánh Tây Ninh và cấm ông Nguyễn Thái Hậu giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại DongA Bank trong vòng 3 năm.
Ngoài ra, quyết định của Ngân hàng Nhà nước cũng quyết định trong vòng 1 năm, DongA Bank không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc; đồng thời, phải hoàn thành các kiến nghị, chấn chỉnh sau kiểm tra, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước ngày 30/9/2011.
Tương tự, tại Agribank, sau khi phát hiện bà Bùi Thị Sáu, cán bộ tín dụng chi nhánh Agribank Ba Đình (Thanh Hóa) đã có hành vi lấy 1 triệu đồng của mình thưởng ngoài cho khách hàng Nguyễn Thị Thủy gửi tiết kiệm 1 tỷ đồng, thời hạn 1 tháng, lãi suất 14%/năm, ngân hàng này đã tiến hành kỷ luật một số cá nhân liên quan.
Cụ thể, cảnh cáo, chuyển công tác khác, hưởng bậc lương thấp hơn đối với bà Bùi Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Huyền, cán bộ kế toán Agribank chi nhánh Ba Đình; khiển trách đối với Giám đốc chi nhánh Agribank Ba Đình và Giám đốc Agribank tỉnh Thanh Hóa.
Cũng qua thanh tra, ngày 9/9/2011, Agribank cũng xử lý kỷ luật vụ cán bộ tín dụng của phòng giao dịch Tôn Đức Thắng, chi nhánh Agribank Sài Gòn cam kết chi thêm khoản tiền ngoài mức lãi suất tiền gửi bằng VND theo quy định.
Cụ thể: cách chức Phó giám đốc Phòng giao dịch đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan; cảnh cáo đối với Giám đốc Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng; khiển trách đối với ông Võ Việt Hùng, Giám đốc Agribank chi nhánh Sài Gòn.
Cùng với việc xử lý minh bạch thông tin xử lý cán bộ ngân hàng vi phạm lách trần lãi suất, ngày 15/9, cung thanh minh cho 7 đơn vị bị nghi là xé rào lãi suất như Maritime bank (Ninh Bình), SHB chi nhánh Đà Nẵng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa, Quỹ tiết kiệm Đống Đa, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Hải Phòng, Ngân hàng Phương Tây không vi phạm trần lãi suất.
Điều khó chấp nhận là hai trường hợp vi phạm nói trên đều nằm trong nhóm “G12 + 1”, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt niềm tin và đã cùng Ngân hàng Nhà nước thảo luận, cam kết thực hiện nghiêm trần lãi suất tiền gửi 14%, nhưng sau đó lại... vi phạm.
Áp lực lên chính sách?
Hai ngày qua, trên thị trường xuất hiện nghi ngại số dư tiền gửi trên toàn hệ thống ngân hàng bị sụt giảm và cho rằng, điều này có mối liên hệ với việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt kỷ cương lãi suất tiền gửi 14%/năm.
Qua tìm hiểu của người viết thì đến 12/9, cấp tín dụng toàn hệ thống tăng 8,63% so với tháng 12/2010; nhưng nếu so với 31/8/2011 thì cấp tín dụng giảm 0,48%; so với ngày 9/9/2011 giảm 0,10%.
Còn huy động vốn đến 12/9 so với 31/12/2010 tăng 10,72% (chưa loại trừ giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng nắm giữ). Nếu xét về tổng thể thì đó là con số đẹp vì huy động lớn hơn dư nợ cả về số tuyệt đối lẫn tốc độ tăng.
Tuy nhiên, khi mổ xẻ số liệu huy động vốn đến 12/9 thì thấy rằng, nếu so với 31/8/2011, tốc độ tăng trưởng huy động vốn giảm 0,26% và so với 9/9, tỷ lệ này giảm 0,25%.
Mặc dù chưa rõ ràng nhưng nhiều ý kiến liên tưởng đến câu chuyện lập lại trật tự lãi suất tiền gửi. Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước ra Chỉ thị 02 thì đến 12/9, nguồn vốn huy động toàn hệ thống giảm, mặc dù nhìn vào kết quả tăng trưởng chung của 8 tháng và 12 ngày là con số tăng hay nói cách khác, kết quả tăng trưởng huy động vốn nói trên chỉ là thành quả của các tháng 6-7-8/92011.
Tại cuộc họp các tổ chức tín dụng có trụ sở tại Hà Nội ngày 15/9, khá nhiều lãnh đạo ngân hàng đứng lên kêu ca về tiền gửi bị rút đi trong các ngày 9-10-11/9/2011. Ngân hàng nào ít thì cũng bị rút vài trăm tỷ đồng, còn nhiều thì lên tới dăm trăm tỷ đồng. Mặc dù không giải thích lý do người dân rút tiền nhưng đa số ý kiến trên đều ngầm cho rằng, do trần lãi suất tiền gửi 14%/năm.
Xung quanh câu chuyện tăng trưởng tiền gửi sụt giảm, người dân rút tiền khỏi ngân hàng, tổng giám đốc một ngân hàng cho rằng, thực ra, dòng tiền chảy vào, chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng là điều bình thường. Mặc dù hiện tượng này ít nhiều liên quan đến việc khống chế trần lãi suất nhưng có lẽ, cần phải tiếp tục theo dõi thêm một thời gian nữa mới có thể khẳng định mối lo trên có thực hay không.
Ở một diễn biến khác, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, khi Ngân hàng Nhà nước báo cáo với Chính phủ về khả năng tăng trưởng dư nợ tín dụng năm nay, Chính phủ đã có ý kiến rằng, năm 2011, không nhất thiết phải cố cho đủ mức tăng trưởng tín dụng 20% mà chỉ cần ở mức khoảng 15%.
“Rất có thể, khi thực hiện trần lãi suất tiền gửi 14%, sẽ có một lượng vốn lớn chảy ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào thị trường khác nhưng khi mức tăng tín dụng cả năm nếu chỉ dừng ở 15% như nói trên thì cũng chưa hẳn là mối lo quá lớn”, một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước nói.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước phải làm gì trước biểu hiện bất thường này? Những người trong cuộc cho rằng, trước hết, nhà điều hành cần quan sát số liệu rất chặt chẽ trên bảng cân đối từng ngân hàng, để khẳng định có hay không việc vốn chảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, để có căn cứ nghi ngờ và xử lý nghiêm tình trạng ngân hàng này dâng lãi suất lấy vốn ngân hàng kia như phản ánh của các ngân hàng tại cuộc họp các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội ngày 15/9/2011.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần phải theo dõi chặt biến động số liệu tiền gửi trên toàn hệ thống và có biện pháp can thiệp kịp thời đối với những đơn vị yếu thanh khoản qua công cụ giao dịch thị trường mở (OMO), tái cấp vốn.
Thứ ba, trong lúc này, các ngân hàng trong nhóm “G12 + 1” nên nghiêm túc thực hiện cam kết duy trì lãi suất tiền gửi 14%/năm, kiềm chế bớt ham muốn lợi nhuận để duy trì lãi suất tiền gửi 14%/năm và tiền vay trong khoảng 17% - 19%/năm, nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp cũng như hoạt động điều hành chính sách tiền tệ.
Thẳng tay
Sau khi có đủ chứng cứ về việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) chi nhánh Tây Ninh vi phạm huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm, ngày 14/9/2011, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh đã có Quyết định số 119/QĐ-NI, cứng rắn xử lý các vi phạm.
Theo đó, cơ quan này quyết định miễn nhiệm chức danh Giám đốc DongA Bank Tây Ninh đối với ông Nguyễn Thái Hậu.
Đồng thời, ngày 15/9, Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 7235/NHNN-TTGSNH yêu cầu DongA Bank kiểm điểm nghiêm túc trong việc chỉ đạo điều hành trong toàn hệ thống về việc chưa chấp hành nghiêm quy định về mức lãi suất huy động theo Thông tư 02/2011/TT-NHNN và Chỉ thị số 02/CT-NHNN.
Trong văn bản này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu DongA Bank kỷ luật buộc thôi việc đối với bà Lâm Thị Minh Ánh, nguyên Trưởng phòng Kế toán DongA Bank chi nhánh Tây Ninh và cấm ông Nguyễn Thái Hậu giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại DongA Bank trong vòng 3 năm.
Ngoài ra, quyết định của Ngân hàng Nhà nước cũng quyết định trong vòng 1 năm, DongA Bank không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc; đồng thời, phải hoàn thành các kiến nghị, chấn chỉnh sau kiểm tra, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước ngày 30/9/2011.
Tương tự, tại Agribank, sau khi phát hiện bà Bùi Thị Sáu, cán bộ tín dụng chi nhánh Agribank Ba Đình (Thanh Hóa) đã có hành vi lấy 1 triệu đồng của mình thưởng ngoài cho khách hàng Nguyễn Thị Thủy gửi tiết kiệm 1 tỷ đồng, thời hạn 1 tháng, lãi suất 14%/năm, ngân hàng này đã tiến hành kỷ luật một số cá nhân liên quan.
Cụ thể, cảnh cáo, chuyển công tác khác, hưởng bậc lương thấp hơn đối với bà Bùi Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Huyền, cán bộ kế toán Agribank chi nhánh Ba Đình; khiển trách đối với Giám đốc chi nhánh Agribank Ba Đình và Giám đốc Agribank tỉnh Thanh Hóa.
Cũng qua thanh tra, ngày 9/9/2011, Agribank cũng xử lý kỷ luật vụ cán bộ tín dụng của phòng giao dịch Tôn Đức Thắng, chi nhánh Agribank Sài Gòn cam kết chi thêm khoản tiền ngoài mức lãi suất tiền gửi bằng VND theo quy định.
Cụ thể: cách chức Phó giám đốc Phòng giao dịch đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan; cảnh cáo đối với Giám đốc Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng; khiển trách đối với ông Võ Việt Hùng, Giám đốc Agribank chi nhánh Sài Gòn.
Cùng với việc xử lý minh bạch thông tin xử lý cán bộ ngân hàng vi phạm lách trần lãi suất, ngày 15/9, cung thanh minh cho 7 đơn vị bị nghi là xé rào lãi suất như Maritime bank (Ninh Bình), SHB chi nhánh Đà Nẵng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa, Quỹ tiết kiệm Đống Đa, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn chi nhánh Hải Phòng, Ngân hàng Phương Tây không vi phạm trần lãi suất.
Điều khó chấp nhận là hai trường hợp vi phạm nói trên đều nằm trong nhóm “G12 + 1”, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt niềm tin và đã cùng Ngân hàng Nhà nước thảo luận, cam kết thực hiện nghiêm trần lãi suất tiền gửi 14%, nhưng sau đó lại... vi phạm.
Áp lực lên chính sách?
Hai ngày qua, trên thị trường xuất hiện nghi ngại số dư tiền gửi trên toàn hệ thống ngân hàng bị sụt giảm và cho rằng, điều này có mối liên hệ với việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt kỷ cương lãi suất tiền gửi 14%/năm.
Qua tìm hiểu của người viết thì đến 12/9, cấp tín dụng toàn hệ thống tăng 8,63% so với tháng 12/2010; nhưng nếu so với 31/8/2011 thì cấp tín dụng giảm 0,48%; so với ngày 9/9/2011 giảm 0,10%.
Còn huy động vốn đến 12/9 so với 31/12/2010 tăng 10,72% (chưa loại trừ giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng nắm giữ). Nếu xét về tổng thể thì đó là con số đẹp vì huy động lớn hơn dư nợ cả về số tuyệt đối lẫn tốc độ tăng.
Tuy nhiên, khi mổ xẻ số liệu huy động vốn đến 12/9 thì thấy rằng, nếu so với 31/8/2011, tốc độ tăng trưởng huy động vốn giảm 0,26% và so với 9/9, tỷ lệ này giảm 0,25%.
Mặc dù chưa rõ ràng nhưng nhiều ý kiến liên tưởng đến câu chuyện lập lại trật tự lãi suất tiền gửi. Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước ra Chỉ thị 02 thì đến 12/9, nguồn vốn huy động toàn hệ thống giảm, mặc dù nhìn vào kết quả tăng trưởng chung của 8 tháng và 12 ngày là con số tăng hay nói cách khác, kết quả tăng trưởng huy động vốn nói trên chỉ là thành quả của các tháng 6-7-8/92011.
Tại cuộc họp các tổ chức tín dụng có trụ sở tại Hà Nội ngày 15/9, khá nhiều lãnh đạo ngân hàng đứng lên kêu ca về tiền gửi bị rút đi trong các ngày 9-10-11/9/2011. Ngân hàng nào ít thì cũng bị rút vài trăm tỷ đồng, còn nhiều thì lên tới dăm trăm tỷ đồng. Mặc dù không giải thích lý do người dân rút tiền nhưng đa số ý kiến trên đều ngầm cho rằng, do trần lãi suất tiền gửi 14%/năm.
Xung quanh câu chuyện tăng trưởng tiền gửi sụt giảm, người dân rút tiền khỏi ngân hàng, tổng giám đốc một ngân hàng cho rằng, thực ra, dòng tiền chảy vào, chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng là điều bình thường. Mặc dù hiện tượng này ít nhiều liên quan đến việc khống chế trần lãi suất nhưng có lẽ, cần phải tiếp tục theo dõi thêm một thời gian nữa mới có thể khẳng định mối lo trên có thực hay không.
Ở một diễn biến khác, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, khi Ngân hàng Nhà nước báo cáo với Chính phủ về khả năng tăng trưởng dư nợ tín dụng năm nay, Chính phủ đã có ý kiến rằng, năm 2011, không nhất thiết phải cố cho đủ mức tăng trưởng tín dụng 20% mà chỉ cần ở mức khoảng 15%.
“Rất có thể, khi thực hiện trần lãi suất tiền gửi 14%, sẽ có một lượng vốn lớn chảy ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào thị trường khác nhưng khi mức tăng tín dụng cả năm nếu chỉ dừng ở 15% như nói trên thì cũng chưa hẳn là mối lo quá lớn”, một lãnh đạo cấp vụ của Ngân hàng Nhà nước nói.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước phải làm gì trước biểu hiện bất thường này? Những người trong cuộc cho rằng, trước hết, nhà điều hành cần quan sát số liệu rất chặt chẽ trên bảng cân đối từng ngân hàng, để khẳng định có hay không việc vốn chảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, để có căn cứ nghi ngờ và xử lý nghiêm tình trạng ngân hàng này dâng lãi suất lấy vốn ngân hàng kia như phản ánh của các ngân hàng tại cuộc họp các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội ngày 15/9/2011.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần phải theo dõi chặt biến động số liệu tiền gửi trên toàn hệ thống và có biện pháp can thiệp kịp thời đối với những đơn vị yếu thanh khoản qua công cụ giao dịch thị trường mở (OMO), tái cấp vốn.
Thứ ba, trong lúc này, các ngân hàng trong nhóm “G12 + 1” nên nghiêm túc thực hiện cam kết duy trì lãi suất tiền gửi 14%/năm, kiềm chế bớt ham muốn lợi nhuận để duy trì lãi suất tiền gửi 14%/năm và tiền vay trong khoảng 17% - 19%/năm, nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp cũng như hoạt động điều hành chính sách tiền tệ.