Lập ngân hàng: Không thận trọng sẽ quá muộn
"Chính vì mô hình tập đoàn đang thí điểm, cho nên việc tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng cũng đang thí điểm"
Xung quanh vấn đề nên hay không nên để các tập đoàn kinh tế đứng ra thành lập ngân hàng riêng, ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược, Ngân hàng Nhà nước, cho biết:
"Theo thông lệ quốc tế, các tập đoàn kinh tế không nên thành lập các ngân hàng riêng. Có những nước đưa ra quy định hạn chế việc này, có nước cấm, nhưng nói chung là cấm. Lý do, thứ nhất kinh doanh chỉ có thể phát huy hiệu quả ở những lĩnh vực gần nhau. Trong khi đó, công nghiệp và thương mại là hai lĩnh vực xa lạ với tài chính- ngân hàng, đặc biệt ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi khả năng quản trị rủi ro cao.
Tiếp đó, quy định này cũng nhằm tránh tình trạng tập đoàn sử dụng ngân hàng của mình huy động vốn từ dân chúng rồi cho vay trong nội bộ tập đoàn. Việc cho vay trong nội bộ dễ dẫn tới tình trạng khoản vay đó không được đảm bảo nghiêm ngặt về quản trị rủi ro.
Thứ ba, về quản trị doanh nghiệp, dù một doanh nghiệp tài chính, ngân hàng có nguyên tắc quản trị chung, nhưng lĩnh vực ngân hàng có các định chế về quản lý nhằm phòng ngừa rủi ro vi mô dày đặc, như kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin quản lý mạng...
Tập đoàn nhiều khi không thật sự chú trọng chuyện đó mà chỉ áp dụng phương pháp quản lý thông thường như các doanh nghiệp khác. Người ta sẽ không dễ chấp nhận một doanh nghiệp trong tập đoàn có những quy chế quản lý đặc biệt, xa lạ trong tập đoàn nên cũng nhiều khả năng dẫn đến rủi ro".
Ông đánh giá thế nào về xu hướng các tập đoàn bung ra thành lập ngân hàng như hiện nay?
Theo tôi, hiện đang có xu hướng một số tập đoàn thành lập ngân hàng. Họ quan niệm trong tập đoàn nhất định phải có một ngân hàng hoặc một công ty bảo hiểm thì mới ra dáng tập đoàn công nghiệp, tài chính. Những tập đoàn này thường là quốc doanh, ra đời theo quyết định của Chính phủ. Chính phủ cũng coi việc ra đời tập đoàn mới ở giai đoạn thí điểm, nên cho đến giờ này vẫn chưa có khung pháp lý cho tập đoàn nói chung và tập đoàn tài chính nói riêng.
Thêm nữa, thị trường cổ phiếu ngân hàng phát triển nhanh thời gian qua nên nhiều tổng công ty đã chọn giải pháp chuyển ngay sang mô hình tập đoàn và xin được phép thành lập ngân hàng. Đây là điều rất đáng lo ngại. Chính vì mô hình tập đoàn đang thí điểm, cho nên việc tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng cũng đang thí điểm. Chưa biết sẽ hay hay dở, nhưng tôi lo ngại đến khi tổng kết được mô hình thì đã quá muộn.
Theo ông, tỉ lệ các tập đoàn tham gia thành lập ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm?
Hầu hết các tập đoàn kinh tế được Chính phủ cho phép thành lập đều có tham vọng thành lập ngân hàng. Trong khi nhìn lại các tập đoàn lớn trên thế giới và khu vực: Honda, Toyota, Samsung, Sony, Hyundai, LG, Petronas... và ngay cả nước Mỹ có hàng vạn tập đoàn công nghiệp lớn mạnh, nhưng các tập đoàn này cũng không có ngân hàng riêng.
Các ông chủ của các tập đoàn công nghiệp, thương mại giàu có có thể có cổ phần trong ngân hàng, tuy nhiên họ không có ngân hàng trực thuộc tập đoàn, là một thành viên của tập đoàn. Giả sử tất cả các tập đoàn đều ra làm ngân hàng hết, sẽ ra sao?
Từ thực tế này, quan điểm của ông thế nào?
Tôi nghĩ rằng, đến lúc phải đưa ra khuyến cáo để các nhà lãnh đạo chính sách cũng như bản thân các tập đoàn và Ngân hàng Trung ương phải thận trọng khi cho phép thành lập ngân hàng như một đơn vị thành viên của tập đoàn công nghiệp, thương mại.
Trong trường hợp thật cần thiết, một tập đoàn có thể thành lập ngân hàng nhưng cần khống chế tỉ lệ nắm giữ cổ phần của tập đoàn trong ngân hàng đó để đảm bảo quyền lợi của cổ đông nhỏ.
Trên thực tế, mặc dù quy chế cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần (ban hành theo Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN ngày 7/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) quy định rõ: "Một cổ đông là tổ chức sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng và chỉ được tham gia góp vốn thành lập tại một ngân hàng".
Nhưng trên thực tế, các tập đoàn kinh tế vẫn cố gắng xin tới 40%, 45%, thậm chí có tập đoàn còn đề nghị nắm giữ 51% vốn điều lệ trong ngân hàng và điều này là nguy hiểm.
(Theo Tuổi Trẻ)
"Theo thông lệ quốc tế, các tập đoàn kinh tế không nên thành lập các ngân hàng riêng. Có những nước đưa ra quy định hạn chế việc này, có nước cấm, nhưng nói chung là cấm. Lý do, thứ nhất kinh doanh chỉ có thể phát huy hiệu quả ở những lĩnh vực gần nhau. Trong khi đó, công nghiệp và thương mại là hai lĩnh vực xa lạ với tài chính- ngân hàng, đặc biệt ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi khả năng quản trị rủi ro cao.
Tiếp đó, quy định này cũng nhằm tránh tình trạng tập đoàn sử dụng ngân hàng của mình huy động vốn từ dân chúng rồi cho vay trong nội bộ tập đoàn. Việc cho vay trong nội bộ dễ dẫn tới tình trạng khoản vay đó không được đảm bảo nghiêm ngặt về quản trị rủi ro.
Thứ ba, về quản trị doanh nghiệp, dù một doanh nghiệp tài chính, ngân hàng có nguyên tắc quản trị chung, nhưng lĩnh vực ngân hàng có các định chế về quản lý nhằm phòng ngừa rủi ro vi mô dày đặc, như kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin quản lý mạng...
Tập đoàn nhiều khi không thật sự chú trọng chuyện đó mà chỉ áp dụng phương pháp quản lý thông thường như các doanh nghiệp khác. Người ta sẽ không dễ chấp nhận một doanh nghiệp trong tập đoàn có những quy chế quản lý đặc biệt, xa lạ trong tập đoàn nên cũng nhiều khả năng dẫn đến rủi ro".
Ông đánh giá thế nào về xu hướng các tập đoàn bung ra thành lập ngân hàng như hiện nay?
Theo tôi, hiện đang có xu hướng một số tập đoàn thành lập ngân hàng. Họ quan niệm trong tập đoàn nhất định phải có một ngân hàng hoặc một công ty bảo hiểm thì mới ra dáng tập đoàn công nghiệp, tài chính. Những tập đoàn này thường là quốc doanh, ra đời theo quyết định của Chính phủ. Chính phủ cũng coi việc ra đời tập đoàn mới ở giai đoạn thí điểm, nên cho đến giờ này vẫn chưa có khung pháp lý cho tập đoàn nói chung và tập đoàn tài chính nói riêng.
Thêm nữa, thị trường cổ phiếu ngân hàng phát triển nhanh thời gian qua nên nhiều tổng công ty đã chọn giải pháp chuyển ngay sang mô hình tập đoàn và xin được phép thành lập ngân hàng. Đây là điều rất đáng lo ngại. Chính vì mô hình tập đoàn đang thí điểm, cho nên việc tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng cũng đang thí điểm. Chưa biết sẽ hay hay dở, nhưng tôi lo ngại đến khi tổng kết được mô hình thì đã quá muộn.
Theo ông, tỉ lệ các tập đoàn tham gia thành lập ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm?
Hầu hết các tập đoàn kinh tế được Chính phủ cho phép thành lập đều có tham vọng thành lập ngân hàng. Trong khi nhìn lại các tập đoàn lớn trên thế giới và khu vực: Honda, Toyota, Samsung, Sony, Hyundai, LG, Petronas... và ngay cả nước Mỹ có hàng vạn tập đoàn công nghiệp lớn mạnh, nhưng các tập đoàn này cũng không có ngân hàng riêng.
Các ông chủ của các tập đoàn công nghiệp, thương mại giàu có có thể có cổ phần trong ngân hàng, tuy nhiên họ không có ngân hàng trực thuộc tập đoàn, là một thành viên của tập đoàn. Giả sử tất cả các tập đoàn đều ra làm ngân hàng hết, sẽ ra sao?
Từ thực tế này, quan điểm của ông thế nào?
Tôi nghĩ rằng, đến lúc phải đưa ra khuyến cáo để các nhà lãnh đạo chính sách cũng như bản thân các tập đoàn và Ngân hàng Trung ương phải thận trọng khi cho phép thành lập ngân hàng như một đơn vị thành viên của tập đoàn công nghiệp, thương mại.
Trong trường hợp thật cần thiết, một tập đoàn có thể thành lập ngân hàng nhưng cần khống chế tỉ lệ nắm giữ cổ phần của tập đoàn trong ngân hàng đó để đảm bảo quyền lợi của cổ đông nhỏ.
Trên thực tế, mặc dù quy chế cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần (ban hành theo Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN ngày 7/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) quy định rõ: "Một cổ đông là tổ chức sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng và chỉ được tham gia góp vốn thành lập tại một ngân hàng".
Nhưng trên thực tế, các tập đoàn kinh tế vẫn cố gắng xin tới 40%, 45%, thậm chí có tập đoàn còn đề nghị nắm giữ 51% vốn điều lệ trong ngân hàng và điều này là nguy hiểm.
(Theo Tuổi Trẻ)