Lập ngân hàng sẽ khó hơn
Một quy chế mới về việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần đang được xây dựng theo hướng chặt chẽ hơn
Một quy chế mới về việc thành lập ngân hàng thương mại cổ phần đang được xây dựng theo hướng chặt chẽ hơn.
Tăng vốn điều lệ tối thiểu
Theo dự thảo của quy chế mà Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng, các tổ chức, cá nhân Việt Nam đều được phép tham gia góp vốn, thành lập và quản lý ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, để được cấp giấy phép, các tổ chức, cá nhân đó phải đáp ứng tối thiểu 8 điều kiện, trong đó có những điều kiện quan trọng về vốn pháp định, số lượng cổ đông tham gia, tỷ lệ sở hữu của các thành phần và điều kiện đối với các cổ đông sáng lập...
Trước hết, để thành lập một ngân hàng thương mại cổ phần mới, vốn điều lệ thực góp của ngân hàng đó tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định mức vốn này áp dụng đến năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.
Đây là những mức vốn mang tính thanh lọc những dự án xin thành lập có quy mô nhỏ và cũng là áp lực đối với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động trên thị trường, đặc biệt là những ngân hàng vừa chuyển đổi từ mô hình nông thôn sang đô thị.
Và ngay khi thời điểm áp dụng có hiệu lực, những ngân hàng không đáp ứng kịp yêu cầu mức vốn này có thể sẽ bị thu hồi giấy phép hoặc phải sắp xếp lại.
Dự thảo quy chế đưa ra điều kiện đối với các hồ sơ xin phép là ngay từ đầu ngân hàng xin lập phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia thành lập và phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp không đáp ứng được điều kiện này, muốn thành lập có thể phải có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Đáng chú ý là những cổ đông này không được phép chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 3 năm kể từ ngày được cấp phép thành lập.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, quy định trên là nhằm gắn chặt trách nhiệm của các cổ đông đối với hoạt động và số phận của ngân hàng và hạn chế tình trạng thành lập ngân hàng chỉ nhằm “tạo cho nó tên tuổi một chút” để đẩy giá cổ phần rồi bán.
Cổ đông sáng lập chịu nhiều khống chế
Trong thời gian qua, trên thị trường cũng đã xuất hiện thông tin rao mua - bán cổ phần của một số ngân hàng mới thành lập, thậm chí chưa thành lập, trái với quy định trên. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có cảnh báo cụ thể đối với nhà đầu tư.
Điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế mới là tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và những người liên quan được quy định không chiếm quá 20% cổ phần đối với pháp nhân và 10% đối với cá nhân. Trường hợp vượt quá tỷ lệ này, dự kiến, phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở lợi ích quốc gia.
Các tập đoàn tài chính cũng không được nắm quá 40% cổ phần của ngân hàng xin cấp phép. Các cổ đông sáng lập, cả tổ chức và cá nhân, phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cổ phần cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và hoạt động.
Trong thành phần tham gia thành lập ngân hàng, dự thảo tập trung xây dựng các điều kiện khá chi tiết và chặt chẽ đối với cổ đông sáng lập là tổ chức. Cụ thể, mỗi hồ sơ xin lập ngân hàng thương mại cổ phần mới phải đảm bảo có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức (pháp nhân); những cổ đông này đã được thành lập và hoạt động tối thiểu là 5 năm, có thực trạng tài chính lành mạnh, có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng và có kết quả kinh doanh lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng.
Đặc biệt, yêu cầu đặt ra cao hơn nếu tổ chức đó là ngân hàng thương mại (tổng tài sản tối thiểu phải là 20.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng).
Một điểm mới trong dự thảo quy chế là trong cơ cấu hội đồng quản trị của ngân hàng có thêm thành viên mới - thành viên độc lập. Những người giữ vai trò này phải đảm bảo điều kiện không có người thân (vợ, chồng, con, anh em ruột...) nắm cổ phần trọng yếu của ngân hàng; bản thân không trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng trở lên.
Ngoài những quy định trên, dự thảo còn đề cập đến những điều kiện mà ngân hàng xin thành lập phải đảm bảo tuân thủ như về khả năng công nghệ, kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu, về năng lực quản trị rủi ro, khả năng áp dụng các chuẩn mực quản lý quốc tế cùng những điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành ngân hàng sau khi thành lập...
Chọn lọc cao hơn
Về những điều kiện trên, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cho rằng cơ bản là chặt chẽ; chủ trương chung là không cấm hoặc hạn chế thành lập ngân hàng mới, nhưng việc thành lập mới phải tuân thủ những rào cản mang tính chọn lọc cao hơn để hạn chế việc lợi dụng với mục đích không lành mạnh. Mặt khác, do đặc thù của hoạt động tài chính - tiền tệ nên những điều kiện trên là cần thiết.
Những quy định trên vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến các ban ngành liên quan để hoàn thiện nhưng tinh thần chung vẫn là chặt chẽ.
Trong dự thảo cũng nhấn mạnh: “Quy chế này quy định các tiêu chí và điều kiện cho việc cấp phép thành lập và hoạt động đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Các quy định tại quy chế này là điều kiện tối thiểu mà các cổ đông sáng lập ngân hàng thương mại cổ phần phải đáp ứng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể từ chối cấp phép vì những lý do an toàn, thận trọng. Trong trường hợp này Thống đốc sẽ nêu rõ lý do từ chối”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ cấp phép cho những đề án thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mà cổ đông sáng lập chứng minh được khả năng và cam kết của họ trong việc thực hiện kinh doanh ngân hàng thận trọng, toàn diện và hiệu quả trên các nguyên tắc và chuẩn mực an toàn cao trong kinh doanh ngân hàng.
Tăng vốn điều lệ tối thiểu
Theo dự thảo của quy chế mà Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng, các tổ chức, cá nhân Việt Nam đều được phép tham gia góp vốn, thành lập và quản lý ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, để được cấp giấy phép, các tổ chức, cá nhân đó phải đáp ứng tối thiểu 8 điều kiện, trong đó có những điều kiện quan trọng về vốn pháp định, số lượng cổ đông tham gia, tỷ lệ sở hữu của các thành phần và điều kiện đối với các cổ đông sáng lập...
Trước hết, để thành lập một ngân hàng thương mại cổ phần mới, vốn điều lệ thực góp của ngân hàng đó tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định mức vốn này áp dụng đến năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.
Đây là những mức vốn mang tính thanh lọc những dự án xin thành lập có quy mô nhỏ và cũng là áp lực đối với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động trên thị trường, đặc biệt là những ngân hàng vừa chuyển đổi từ mô hình nông thôn sang đô thị.
Và ngay khi thời điểm áp dụng có hiệu lực, những ngân hàng không đáp ứng kịp yêu cầu mức vốn này có thể sẽ bị thu hồi giấy phép hoặc phải sắp xếp lại.
Dự thảo quy chế đưa ra điều kiện đối với các hồ sơ xin phép là ngay từ đầu ngân hàng xin lập phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia thành lập và phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp không đáp ứng được điều kiện này, muốn thành lập có thể phải có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Đáng chú ý là những cổ đông này không được phép chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 3 năm kể từ ngày được cấp phép thành lập.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, quy định trên là nhằm gắn chặt trách nhiệm của các cổ đông đối với hoạt động và số phận của ngân hàng và hạn chế tình trạng thành lập ngân hàng chỉ nhằm “tạo cho nó tên tuổi một chút” để đẩy giá cổ phần rồi bán.
Cổ đông sáng lập chịu nhiều khống chế
Trong thời gian qua, trên thị trường cũng đã xuất hiện thông tin rao mua - bán cổ phần của một số ngân hàng mới thành lập, thậm chí chưa thành lập, trái với quy định trên. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có cảnh báo cụ thể đối với nhà đầu tư.
Điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế mới là tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và những người liên quan được quy định không chiếm quá 20% cổ phần đối với pháp nhân và 10% đối với cá nhân. Trường hợp vượt quá tỷ lệ này, dự kiến, phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở lợi ích quốc gia.
Các tập đoàn tài chính cũng không được nắm quá 40% cổ phần của ngân hàng xin cấp phép. Các cổ đông sáng lập, cả tổ chức và cá nhân, phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cổ phần cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và hoạt động.
Trong thành phần tham gia thành lập ngân hàng, dự thảo tập trung xây dựng các điều kiện khá chi tiết và chặt chẽ đối với cổ đông sáng lập là tổ chức. Cụ thể, mỗi hồ sơ xin lập ngân hàng thương mại cổ phần mới phải đảm bảo có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức (pháp nhân); những cổ đông này đã được thành lập và hoạt động tối thiểu là 5 năm, có thực trạng tài chính lành mạnh, có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng và có kết quả kinh doanh lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng.
Đặc biệt, yêu cầu đặt ra cao hơn nếu tổ chức đó là ngân hàng thương mại (tổng tài sản tối thiểu phải là 20.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng).
Một điểm mới trong dự thảo quy chế là trong cơ cấu hội đồng quản trị của ngân hàng có thêm thành viên mới - thành viên độc lập. Những người giữ vai trò này phải đảm bảo điều kiện không có người thân (vợ, chồng, con, anh em ruột...) nắm cổ phần trọng yếu của ngân hàng; bản thân không trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng trở lên.
Ngoài những quy định trên, dự thảo còn đề cập đến những điều kiện mà ngân hàng xin thành lập phải đảm bảo tuân thủ như về khả năng công nghệ, kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu, về năng lực quản trị rủi ro, khả năng áp dụng các chuẩn mực quản lý quốc tế cùng những điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành ngân hàng sau khi thành lập...
Chọn lọc cao hơn
Về những điều kiện trên, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cho rằng cơ bản là chặt chẽ; chủ trương chung là không cấm hoặc hạn chế thành lập ngân hàng mới, nhưng việc thành lập mới phải tuân thủ những rào cản mang tính chọn lọc cao hơn để hạn chế việc lợi dụng với mục đích không lành mạnh. Mặt khác, do đặc thù của hoạt động tài chính - tiền tệ nên những điều kiện trên là cần thiết.
Những quy định trên vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến các ban ngành liên quan để hoàn thiện nhưng tinh thần chung vẫn là chặt chẽ.
Trong dự thảo cũng nhấn mạnh: “Quy chế này quy định các tiêu chí và điều kiện cho việc cấp phép thành lập và hoạt động đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Các quy định tại quy chế này là điều kiện tối thiểu mà các cổ đông sáng lập ngân hàng thương mại cổ phần phải đáp ứng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể từ chối cấp phép vì những lý do an toàn, thận trọng. Trong trường hợp này Thống đốc sẽ nêu rõ lý do từ chối”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ cấp phép cho những đề án thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mà cổ đông sáng lập chứng minh được khả năng và cam kết của họ trong việc thực hiện kinh doanh ngân hàng thận trọng, toàn diện và hiệu quả trên các nguyên tắc và chuẩn mực an toàn cao trong kinh doanh ngân hàng.