Lật tẩy ngành công nghiệp thuốc giả ở Ấn Độ
Ấn Độ đã trở thành một trung tâm nhộn nhịp cho hoạt động sản xuất thuốc giả và thuốc kém chất lượng
Trong văn phòng đặt tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, thanh tra độc lập Suresh Sati tiến hành kiểm tra nhanh những cái tên quen thuộc in trên hộp giấy của đủ loại thuốc, từ xi-rô ho, thuốc bổ, vitamin, tới thuốc giảm đau bày la liệt trên bàn làm việc của ông.
“Trông thì có vẻ là thật, nhưng toàn là thuốc giả đấy. Người tiêu dùng bình thường không thể phát hiện thuốc giả. Thường những loại thuốc được bán với giá rẻ bất thường là hàng giả”, ông Sati nói với phóng viên của tờ Washington Post. Công ty điều tra của ông Sati chuyên hỗ trợ lực lượng cảnh sát trong cuộc chiến chống tội phạm sản xuất và tiêu thụ thuốc giả trên toàn Ấn Độ.
Theo Washington Post, Ấn Độ - quốc gia sản xuất thuốc thế phẩm lớn nhất thế giới - đã trở thành một trung tâm nhộn nhịp cho hoạt động sản xuất thuốc giả và thuốc kém chất lượng. Thuốc thế phẩm (generic drugs) là dược phẩm có cùng công thức với thuốc có bản quyền (biệt dược), được sản xuất và bán với giá rẻ sau khi bản quyền biệt dược ấy đã hết hạn.
Được đóng gói với bao bì “sạch sẽ” và thường được dán nhãn những nhà sản xuất có tiếng như GlaxoSmithKline, Pfizer và Novartis, thuốc giả được đưa tới tay người tiêu dùng Ấn Độ và thậm chí xuất sang các thị trường đang phát triển khắp nơi trên thế giới.
Các chuyên gia cho biết, lĩnh vực sản xuất thuốc giả toàn cầu với doanh thu hàng năm khoảng 90 tỷ USD đã dẫn tới cái chết của xấp xỉ 1 triệu người mỗi năm và góp phần làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.
Có nhiều ước tính khác nhau về lượng thuốc giả sản xuất tại Ấn Độ. Chính phủ nước này cho rằng, thuốc giả chỉ chiếm 0,4% tổng lượng thuốc sản xuất ở nước này, còn thuốc dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng 8%. Tuy nhiên, con số mà các tổ chức độc lập đưa ra cho tỷ lệ thuốc giả, thuốc dưới chuẩn ở Ấn Độ là từ 12-25%.
Các nhà chức trách Ấn cho biết, những kẻ sản xuất thuốc giả, kém chất lượng đã làm xấu đi hình ảnh của ngành công nghiệp dược phẩm đang phát triển mạnh mẽ của nước này. Mỗi năm, Ấn Độ xuất khẩu lượng thuốc trị giá 8,5 tỷ USD, chủ yếu sang thị trường châu Phi và Mỹ Latin.
Để ngăn chặn nạn thuốc giả, Bộ Y tế Ấn Độ đã tuyên bố trao thưởng 55.000 USD cho những ai cung cấp thông tin về các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc giả. Năm ngoái, bộ này cũng thắt chặt luật áp dụng đối với ngành dược và thúc đẩy việc xét xử những kẻ làm giả thuốc. Nếu bị kết án, tội phạm sản xuất và tiêu thụ thuốc giả có thể ngồi tù cả đời.
Năm ngoái, số người bị bắt vì hành vi liên quan tới sản xuất và tiêu thụ thuốc giả tại Ấn Độ đã tăng lên 147 người từ 12 người vào năm 2006. Lượng thuốc giả bị bắt giữ trong khoảng thời gian có trị giá 6,5 triệu USD.
“Rất khó để có thể triệt phá hoàn toàn nạn thuốc giả. Khi chúng tôi giải quyết được một tổ chức, thì có tới hai tổ chức khác mọc lên. Mà cũng hiếm có ai bị kết án trong lĩnh vực này”, ông Rati cho biết.
Các thủ thuật của những kẻ sản xuất thuốc giả, kém chất lượng bao gồm dán nhãn giả lên các loại thuốc đã hết hạn, bơm nước hòa một lượng nhỏ thành phần thuốc thật vào lọ rồi đóng gói các thương hiệu uy tín, dập thuốc viên từ bột thạch cao…
Không chỉ lo ngại cho sức khỏe người dân trong nước, giới chức Ấn Độ còn lên tiếng cảnh báo về những vụ việc xảy ra gần đây khiến hình ảnh của nước này bị ảnh hưởng.
Hồi tháng 6, các nhà chức trách ở sân bay Abuja ở Nigeria đã bắt giữ một lô hàng thuốc kháng sinh giả, không chứa bất kỳ một thành phần hoạt chất nào, được gắn mác “Sản xuất tại Ấn Độ”.
Các điều tra viên Nigeria sau đó tuyên bố, một công ty Trung Quốc đã vận chuyển số thuốc này quá cảnh qua Frankfurt, Đức. Trong một vụ tương tự diễn ra vào năm ngoái, một lô hàng thuốc chống sốt rét giả từ Trung Quốc đã vào Nigeria dưới danh nghĩa đến từ Ấn Độ.
Cũng vào năm ngoái, Sri Lanka đã ban lệnh cấm nhập hàng từ 4 công ty thuốc Ấn Độ, sau khi cơ quan chức năng phát hiện thuốc kém chất lượng trong các lô hàng.
Nhiều năm qua, các hãng dược phẩm đã sử dụng tem chống giả hoặc dập nổi logo của họ trên bao bì sản phẩm để bảo vệ thương hiệu. Tuy nhiên, những biện pháp này đã được làm giả ở Ấn Độ.
Một công ty Ấn có tên MSN Labs đã sử dụng công nghệ của công ty Mỹ PharmaSecure, cho phép người tiêu dùng kiểm tra phát hiện thuốc thật, giả bằng cách gửi một tin nhắn về mã số in trên sản phẩm đó.
Tuy nhiên, theo ông Barun Mitra, Giám đốc của Viện nghiên cứu Liberty ở New Delhi cho rằng, nhiều công ty Ấn Độ “không muốn theo đuổi những vụ kiện tụng chống thuốc giả vì lo ngại tạo ra hình ảnh xấu và có thể đánh mất niềm tin của người tiêu dùng”.
Ông Mitra cho biết, 12% số mẫu thuốc thu thập từ các cửa hàng dược ở New Delhi gần đây là thuốc kém chất lượng “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức, nhưng nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn gia tăng và ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng”, ông nói.
Vào một buổi sáng cách đây ít lâu ở thành phố Varanasi thuộc miền Bắc Ấn Độ, một thanh niên tên Ashish ngồi đợi một lô hàng thuốc giảm đau và thuốc cầm máu sau sinh được gửi tới qua đường tàu hỏa.
Ashish cho biết, anh đã đặt hàng thuốc cầm máu cho sản phụ sau sinh sản xuất bằng bột thạch cao, dán nhãn Methergine đựng trong bao bì Novartis. Số thuốc giảm đau thì không đủ thành phần và được dán nhãn Bidanzen Forte, đựng trong hộp giả của hãng GlaxoSmithKline.
“Kinh doanh thuốc kiểu này lãi nhiều lắm”, Ashish nói với phóng viên Washington Post và khẳng định độ phủ sóng rộng của thuốc giả ở Varanasi. “Tôi không nghĩ đến chuyện tốt hay xấu. Tôi chẳng giết ai cả. Điều tệ nhất chẳng qua chỉ là loại thuốc này không có tác dụng chữa bệnh và người bệnh có thể phải vào viện thôi”, Ashish kết luận.
“Trông thì có vẻ là thật, nhưng toàn là thuốc giả đấy. Người tiêu dùng bình thường không thể phát hiện thuốc giả. Thường những loại thuốc được bán với giá rẻ bất thường là hàng giả”, ông Sati nói với phóng viên của tờ Washington Post. Công ty điều tra của ông Sati chuyên hỗ trợ lực lượng cảnh sát trong cuộc chiến chống tội phạm sản xuất và tiêu thụ thuốc giả trên toàn Ấn Độ.
Theo Washington Post, Ấn Độ - quốc gia sản xuất thuốc thế phẩm lớn nhất thế giới - đã trở thành một trung tâm nhộn nhịp cho hoạt động sản xuất thuốc giả và thuốc kém chất lượng. Thuốc thế phẩm (generic drugs) là dược phẩm có cùng công thức với thuốc có bản quyền (biệt dược), được sản xuất và bán với giá rẻ sau khi bản quyền biệt dược ấy đã hết hạn.
Được đóng gói với bao bì “sạch sẽ” và thường được dán nhãn những nhà sản xuất có tiếng như GlaxoSmithKline, Pfizer và Novartis, thuốc giả được đưa tới tay người tiêu dùng Ấn Độ và thậm chí xuất sang các thị trường đang phát triển khắp nơi trên thế giới.
Các chuyên gia cho biết, lĩnh vực sản xuất thuốc giả toàn cầu với doanh thu hàng năm khoảng 90 tỷ USD đã dẫn tới cái chết của xấp xỉ 1 triệu người mỗi năm và góp phần làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.
Có nhiều ước tính khác nhau về lượng thuốc giả sản xuất tại Ấn Độ. Chính phủ nước này cho rằng, thuốc giả chỉ chiếm 0,4% tổng lượng thuốc sản xuất ở nước này, còn thuốc dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng 8%. Tuy nhiên, con số mà các tổ chức độc lập đưa ra cho tỷ lệ thuốc giả, thuốc dưới chuẩn ở Ấn Độ là từ 12-25%.
Các nhà chức trách Ấn cho biết, những kẻ sản xuất thuốc giả, kém chất lượng đã làm xấu đi hình ảnh của ngành công nghiệp dược phẩm đang phát triển mạnh mẽ của nước này. Mỗi năm, Ấn Độ xuất khẩu lượng thuốc trị giá 8,5 tỷ USD, chủ yếu sang thị trường châu Phi và Mỹ Latin.
Để ngăn chặn nạn thuốc giả, Bộ Y tế Ấn Độ đã tuyên bố trao thưởng 55.000 USD cho những ai cung cấp thông tin về các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc giả. Năm ngoái, bộ này cũng thắt chặt luật áp dụng đối với ngành dược và thúc đẩy việc xét xử những kẻ làm giả thuốc. Nếu bị kết án, tội phạm sản xuất và tiêu thụ thuốc giả có thể ngồi tù cả đời.
Năm ngoái, số người bị bắt vì hành vi liên quan tới sản xuất và tiêu thụ thuốc giả tại Ấn Độ đã tăng lên 147 người từ 12 người vào năm 2006. Lượng thuốc giả bị bắt giữ trong khoảng thời gian có trị giá 6,5 triệu USD.
“Rất khó để có thể triệt phá hoàn toàn nạn thuốc giả. Khi chúng tôi giải quyết được một tổ chức, thì có tới hai tổ chức khác mọc lên. Mà cũng hiếm có ai bị kết án trong lĩnh vực này”, ông Rati cho biết.
Các thủ thuật của những kẻ sản xuất thuốc giả, kém chất lượng bao gồm dán nhãn giả lên các loại thuốc đã hết hạn, bơm nước hòa một lượng nhỏ thành phần thuốc thật vào lọ rồi đóng gói các thương hiệu uy tín, dập thuốc viên từ bột thạch cao…
Không chỉ lo ngại cho sức khỏe người dân trong nước, giới chức Ấn Độ còn lên tiếng cảnh báo về những vụ việc xảy ra gần đây khiến hình ảnh của nước này bị ảnh hưởng.
Hồi tháng 6, các nhà chức trách ở sân bay Abuja ở Nigeria đã bắt giữ một lô hàng thuốc kháng sinh giả, không chứa bất kỳ một thành phần hoạt chất nào, được gắn mác “Sản xuất tại Ấn Độ”.
Các điều tra viên Nigeria sau đó tuyên bố, một công ty Trung Quốc đã vận chuyển số thuốc này quá cảnh qua Frankfurt, Đức. Trong một vụ tương tự diễn ra vào năm ngoái, một lô hàng thuốc chống sốt rét giả từ Trung Quốc đã vào Nigeria dưới danh nghĩa đến từ Ấn Độ.
Cũng vào năm ngoái, Sri Lanka đã ban lệnh cấm nhập hàng từ 4 công ty thuốc Ấn Độ, sau khi cơ quan chức năng phát hiện thuốc kém chất lượng trong các lô hàng.
Nhiều năm qua, các hãng dược phẩm đã sử dụng tem chống giả hoặc dập nổi logo của họ trên bao bì sản phẩm để bảo vệ thương hiệu. Tuy nhiên, những biện pháp này đã được làm giả ở Ấn Độ.
Một công ty Ấn có tên MSN Labs đã sử dụng công nghệ của công ty Mỹ PharmaSecure, cho phép người tiêu dùng kiểm tra phát hiện thuốc thật, giả bằng cách gửi một tin nhắn về mã số in trên sản phẩm đó.
Tuy nhiên, theo ông Barun Mitra, Giám đốc của Viện nghiên cứu Liberty ở New Delhi cho rằng, nhiều công ty Ấn Độ “không muốn theo đuổi những vụ kiện tụng chống thuốc giả vì lo ngại tạo ra hình ảnh xấu và có thể đánh mất niềm tin của người tiêu dùng”.
Ông Mitra cho biết, 12% số mẫu thuốc thu thập từ các cửa hàng dược ở New Delhi gần đây là thuốc kém chất lượng “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức, nhưng nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn gia tăng và ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng”, ông nói.
Vào một buổi sáng cách đây ít lâu ở thành phố Varanasi thuộc miền Bắc Ấn Độ, một thanh niên tên Ashish ngồi đợi một lô hàng thuốc giảm đau và thuốc cầm máu sau sinh được gửi tới qua đường tàu hỏa.
Ashish cho biết, anh đã đặt hàng thuốc cầm máu cho sản phụ sau sinh sản xuất bằng bột thạch cao, dán nhãn Methergine đựng trong bao bì Novartis. Số thuốc giảm đau thì không đủ thành phần và được dán nhãn Bidanzen Forte, đựng trong hộp giả của hãng GlaxoSmithKline.
“Kinh doanh thuốc kiểu này lãi nhiều lắm”, Ashish nói với phóng viên Washington Post và khẳng định độ phủ sóng rộng của thuốc giả ở Varanasi. “Tôi không nghĩ đến chuyện tốt hay xấu. Tôi chẳng giết ai cả. Điều tệ nhất chẳng qua chỉ là loại thuốc này không có tác dụng chữa bệnh và người bệnh có thể phải vào viện thôi”, Ashish kết luận.