Liên doanh sản xuất phim: Nước ngoài có thể giữ quyền chi phối
Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn vào liên doanh để sản xuất phim tại Việt Nam, nhưng không quá 51%
Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn vào liên doanh để sản xuất phim tại Việt Nam, nhưng không quá 51%.
Đó là quy định mới tại dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh. Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Trong phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã trình bày tờ trình về dự án luật nêu trên.
Luật Điện ảnh hiện hành cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được liên doanh với tổ chức, cá nhân Việt Nam trong việc phát hành phim và phổ biến phim với tỷ lệ không hạn chế. Còn đối với lĩnh vực sản xuất phim, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam sản xuất từng bộ phim.
Dự thảo luật lần này đã sửa đổi theo hướng cho phép thành lập liên doanh với nước ngoài trong cả ba lĩnh vực sản xuất, phát hành và phổ biến phim với phần góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định, đúng như cam kết với WTO.
Như vậy, đối với lĩnh vực sản xuất phim, so với luật hiện hành, quy định của dự thảo luật sửa đổi, bổ sung đã cởi mở hơn.
Nhưng đối với lĩnh vực phát hành phim và phổ biến phim, từ chỗ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nay dự thảo luật chỉ cho thành lập liên doanh với vốn góp của phía nước ngoài không quá 51% vốn pháp định.
“Thực tế, quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để sản xuất phim trong dự thảo luật này đã đi ngược với chiều hướng cởi mở của luật hiện hành. Điều này có thể sẽ làm hạn chế khả năng thu hút nguồn lực nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành điện ảnh vốn đang yếu kém của nước ta”, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá.
Tuy nhiên, ông Thi cũng cho rằng: việc sửa đổi quy định về doanh nghiệp phát hành phim, phổ biến phim như dự thảo luật là cần thiết, vì trong điều kiện không còn hạn chế hạn ngạch nhập khẩu phim, nếu cho thành lập doanh nghiệp phát hành phim và phổ biến phim 100% vốn nước ngoài thì khó có thể kiểm soát được việc nhập khẩu và phổ biến phim nước ngoài của các doanh nghiệp này. Hơn nữa quy định này không hề trái với cam kết của nước ta khi gia nhập WTO.
Nhưng các ủy viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại không khỏi e ngại khi nhà đầu tư nước ngoài có thể góp tới 51% vào doanh nghiệp để sản xuất phim. Lý do là họ sẽ giữ vai trò chi phối trong liên doanh, vì thế có thể sản xuất ra những bộ phim không phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam.
Giải tỏa cho những boăn khoăn trên, ông Lại Văn Sinh, đại diện Cục Điện ảnh cho rằng: đây không phải là điều cần lo lắng, vì thực tế các bộ phim được sản xuất ra muốn được phát hành rộng rãi đều phải có sự kiểm định và cấp giấy phép của các cơ quan chức năng trong nước.
Với giải thích này, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Quốc hội tiếp tục tranh luận: nếu cơ quan chức năng có thể kiểm soát được nội dung của phim trước khi phát hành thì cũng không cần phải có quy định về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế đây là nguồn lực mà chúng ta cũng đang rất cần khai thác.
Liên quan đến vấn đề cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào sản xuất phim ở Việt Nam, ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - lo ngại sẽ có những bộ phim được sản xuất tại Việt Nam nhưng dù không được cấp phép lưu hành lại vẫn có thể được mang ra phát sóng ở nước ngoài. Vi phạm đó sẽ được xử lý như thế nào khi trong dự thảo luật lần này chưa hề đề cập tới trường hợp này?
Hiện tất cả những ý kiến đóng góp trên đã được ban soạn thảo ghi nhận và tiếp tục sửa đổi, bổ sung để trình bày lần nữa tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sẽ trình Quốc hội xem xét vào tháng 5 tới đây.
Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/9/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007. Sau 2 năm thực thi, dư luận chung đánh giá, Luật Điện ảnh đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động điện ảnh, tháo gỡ được nhiều vướng mắc và tạo điều kiện cho ngành điện ảnh nước nhà phát triển.
Tuy nhiên, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một số quy định của Luật Điện ảnh hiện hành được cho là không còn phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Đó là quy định mới tại dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh. Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Trong phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã trình bày tờ trình về dự án luật nêu trên.
Luật Điện ảnh hiện hành cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được liên doanh với tổ chức, cá nhân Việt Nam trong việc phát hành phim và phổ biến phim với tỷ lệ không hạn chế. Còn đối với lĩnh vực sản xuất phim, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam sản xuất từng bộ phim.
Dự thảo luật lần này đã sửa đổi theo hướng cho phép thành lập liên doanh với nước ngoài trong cả ba lĩnh vực sản xuất, phát hành và phổ biến phim với phần góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định, đúng như cam kết với WTO.
Như vậy, đối với lĩnh vực sản xuất phim, so với luật hiện hành, quy định của dự thảo luật sửa đổi, bổ sung đã cởi mở hơn.
Nhưng đối với lĩnh vực phát hành phim và phổ biến phim, từ chỗ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nay dự thảo luật chỉ cho thành lập liên doanh với vốn góp của phía nước ngoài không quá 51% vốn pháp định.
“Thực tế, quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để sản xuất phim trong dự thảo luật này đã đi ngược với chiều hướng cởi mở của luật hiện hành. Điều này có thể sẽ làm hạn chế khả năng thu hút nguồn lực nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành điện ảnh vốn đang yếu kém của nước ta”, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá.
Tuy nhiên, ông Thi cũng cho rằng: việc sửa đổi quy định về doanh nghiệp phát hành phim, phổ biến phim như dự thảo luật là cần thiết, vì trong điều kiện không còn hạn chế hạn ngạch nhập khẩu phim, nếu cho thành lập doanh nghiệp phát hành phim và phổ biến phim 100% vốn nước ngoài thì khó có thể kiểm soát được việc nhập khẩu và phổ biến phim nước ngoài của các doanh nghiệp này. Hơn nữa quy định này không hề trái với cam kết của nước ta khi gia nhập WTO.
Nhưng các ủy viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại không khỏi e ngại khi nhà đầu tư nước ngoài có thể góp tới 51% vào doanh nghiệp để sản xuất phim. Lý do là họ sẽ giữ vai trò chi phối trong liên doanh, vì thế có thể sản xuất ra những bộ phim không phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam.
Giải tỏa cho những boăn khoăn trên, ông Lại Văn Sinh, đại diện Cục Điện ảnh cho rằng: đây không phải là điều cần lo lắng, vì thực tế các bộ phim được sản xuất ra muốn được phát hành rộng rãi đều phải có sự kiểm định và cấp giấy phép của các cơ quan chức năng trong nước.
Với giải thích này, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Quốc hội tiếp tục tranh luận: nếu cơ quan chức năng có thể kiểm soát được nội dung của phim trước khi phát hành thì cũng không cần phải có quy định về tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế đây là nguồn lực mà chúng ta cũng đang rất cần khai thác.
Liên quan đến vấn đề cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào sản xuất phim ở Việt Nam, ông Ksor Phước - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - lo ngại sẽ có những bộ phim được sản xuất tại Việt Nam nhưng dù không được cấp phép lưu hành lại vẫn có thể được mang ra phát sóng ở nước ngoài. Vi phạm đó sẽ được xử lý như thế nào khi trong dự thảo luật lần này chưa hề đề cập tới trường hợp này?
Hiện tất cả những ý kiến đóng góp trên đã được ban soạn thảo ghi nhận và tiếp tục sửa đổi, bổ sung để trình bày lần nữa tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sẽ trình Quốc hội xem xét vào tháng 5 tới đây.
Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/9/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007. Sau 2 năm thực thi, dư luận chung đánh giá, Luật Điện ảnh đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động điện ảnh, tháo gỡ được nhiều vướng mắc và tạo điều kiện cho ngành điện ảnh nước nhà phát triển.
Tuy nhiên, sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một số quy định của Luật Điện ảnh hiện hành được cho là không còn phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này.