Liên kết xúc tiến đầu tư trong khu vực
21 tỉnh phía Bắc trao đổi nhằm hình thành một quan điểm, nhận thức chung về xúc tiến đầu tư trong thời gian tới
21 tỉnh phía Bắc trao đổi nhằm hình thành một quan điểm, nhận thức chung về xúc tiến đầu tư trong thời gian tới.
Ngày 26/10, tại Hà Nội, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư khu vực phía Bắc nhằm tạo ra diễn đàn trao đổi công tác lập kế hoạch xúc tiến đầu tư, phối hợp hoạt động và trao đổi kinh nghiệm xúc tiến đầu tư nước ngoài giữa các Bộ, ngành và địa phương phía Bắc.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Chính phủ mới ban hành nghị định về Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia 2007 - 2010, trong đó các bộ, ngành quản lý đầu tư, sản xuất và UBND cấp tỉnh xây dựng đề án chương trình của đơn vị mình gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp đưa vào chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm. Và Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010 với 163 dự án trọng điểm.
Hiện nay trong số các tỉnh phía Bắc, ngoài Hà Nội, Hải Phòng, mới chỉ có Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình là những địa phương nổi lên gần đây về thu hút đầu tư nước ngoài. Còn lại nhiều tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn về thu hút đầu tư, thậm chí có tỉnh chưa thu hút được dự án nào dù Chính phủ đã ban hành chính sách ưu đãi riêng cho nhà đầu tư tại những địa bàn này. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng tại một số địa phương còn yếu, địa hình không thuận lợi do xa cảng biển, giao thông đi lại khó khăn,...
Ông Nguyễn Quang Đức, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lào Cai, cũng đưa ra vấn đề hiện nay khó khăn lớn nhất của tỉnh là cơ sở hạ tầng giao thông quá yếu kém nên các nhà đầu tư vẫn còn thái độ chờ đợi hoặc đầu tư cầm chừng.
Theo ông Đức, trong thời gian tới, Lào Cai cần sự giúp đỡ hỗ trợ từ trung ương, đặc biệt là hỗ trợ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện chính sách ưu đãi đầu tư.
Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài Phan Hữu Thắng cho rằng để thu hút đầu tư trong thời gian tới ngoài việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực điện, giao thông thì phải xây dựng bộ máy xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp từ trung ương đến địa phương.
“Bộ phần này với tư cách cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, xác lập cơ chế trao đổi giữa cơ quan xúc tiến đầu tư ở trung ương với các địa phương với nhau; tăng cường hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến đầu tư”.
* Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới tháng 6/2007, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài khi chiếm 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và 49,6% vốn thực hiện của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư đăng ký và 28,7% vốn thực hiện của cả nước.
Ngày 26/10, tại Hà Nội, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư khu vực phía Bắc nhằm tạo ra diễn đàn trao đổi công tác lập kế hoạch xúc tiến đầu tư, phối hợp hoạt động và trao đổi kinh nghiệm xúc tiến đầu tư nước ngoài giữa các Bộ, ngành và địa phương phía Bắc.
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Chính phủ mới ban hành nghị định về Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia 2007 - 2010, trong đó các bộ, ngành quản lý đầu tư, sản xuất và UBND cấp tỉnh xây dựng đề án chương trình của đơn vị mình gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp đưa vào chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm. Và Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006 - 2010 với 163 dự án trọng điểm.
Hiện nay trong số các tỉnh phía Bắc, ngoài Hà Nội, Hải Phòng, mới chỉ có Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình là những địa phương nổi lên gần đây về thu hút đầu tư nước ngoài. Còn lại nhiều tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn về thu hút đầu tư, thậm chí có tỉnh chưa thu hút được dự án nào dù Chính phủ đã ban hành chính sách ưu đãi riêng cho nhà đầu tư tại những địa bàn này. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng tại một số địa phương còn yếu, địa hình không thuận lợi do xa cảng biển, giao thông đi lại khó khăn,...
Ông Nguyễn Quang Đức, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lào Cai, cũng đưa ra vấn đề hiện nay khó khăn lớn nhất của tỉnh là cơ sở hạ tầng giao thông quá yếu kém nên các nhà đầu tư vẫn còn thái độ chờ đợi hoặc đầu tư cầm chừng.
Theo ông Đức, trong thời gian tới, Lào Cai cần sự giúp đỡ hỗ trợ từ trung ương, đặc biệt là hỗ trợ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện chính sách ưu đãi đầu tư.
Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài Phan Hữu Thắng cho rằng để thu hút đầu tư trong thời gian tới ngoài việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực điện, giao thông thì phải xây dựng bộ máy xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp từ trung ương đến địa phương.
“Bộ phần này với tư cách cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, xác lập cơ chế trao đổi giữa cơ quan xúc tiến đầu tư ở trung ương với các địa phương với nhau; tăng cường hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến đầu tư”.
* Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới tháng 6/2007, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài khi chiếm 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và 49,6% vốn thực hiện của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư đăng ký và 28,7% vốn thực hiện của cả nước.