Liên minh làm giá chứng khoán: “Chắc là có”
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, có thể có sự tồn tại của những liên minh làm giá trên thị trường chứng khoán
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, có thể có sự tồn tại của những liên minh làm giá trên thị trường chứng khoán.
Ngày 10/1, Ủy ban Chứng khoán tổ chức hội nghị phát triển thị trường năm 2007. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh chứng khoán đang bùng nổ nhưng lại hầu như không có ý kiến nào đề cập đến sự bùng nổ đó.
Trong khuôn khổ hội nghị cũng như trao đổi bên lề với phóng viên, các đại biểu từ Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… đều từ chối đưa ra nhận định. Hơn lúc nào hết các ý kiến đều tỏ ra rất thận trọng trước sự nhạy cảm của thị trường nhạy thông tin bậc nhất này.
Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng đã đưa ra một câu hỏi đáng chú ý, đề cập đến vấn đề đang được dư luận quan tâm: Có hay không sự tồn tại của những liên minh làm giá chứng khoán trên thị trường để thu lợi cá nhân? Nếu có thì xử lý thế nào?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng “chắc là có”. Tuy nhiên, hiện tượng đó nhiều hay ít, quy mô đến mức nào thì vẫn còn phải theo dõi và phân tích thêm.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, để hạn chế những hiện tượng trên, trong năm 2007, một trong những giải pháp trọng tâm là công tác giám sát thị trường sẽ được tăng cường cũng như đề cao hơn nữa yêu cầu công khai, minh bạch và nhanh chóng trong thông tin.
Theo phản ánh của nhiều nhà đầu tư, chỉ riêng trong hoạt động thông tin của doanh nghiệp niêm yết hoặc trong các cuộc đấu giá, việc ém tin vẫn thường xẩy ra. Và chỉ riêng độ trễ thông tin đó cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư thiệt thòi lớn.
Là một vấn đề lớn của thị trường, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng về những liên minh làm giá chứng khoán, ngoài thông tin trả lời ít ỏi nói trên của Bộ trưởng, báo cáo đánh giá năm 2006 và định hướng năm 2007 của Ủy ban Chứng khoán lại không thấy đề cập đến.
Doanh nghiệp chờ văn bản hướng dẫn luật
Cũng tại hội nghị trên, đại diện một số doanh nghiệp đưa ra yêu cầu Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán. Hiện Luật đã có hiệu lực nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải ở trong thế “hai dòng”.
Bà Đỗ Song Hồng, Phó giám đốc Công ty Quản lý quỹ Việt Fund, băn khoăn khi Luật đã có hiệu lực mười ngày rồi, đặc biệt là doanh nghiệp đang đứng trước yêu cầu triển khai kế hoạch của một năm kinh doanh mới, nhiều sản phẩm đang được xây dựng nhưng lại không biết là nên theo luật nào, mới hay cũ, và theo định hướng nào.
Trả lời băn khoăn này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh hy vọng là các văn bản hướng dẫn Luật sẽ được ban hành ngay trong tháng này.
Trước đó, trao đổi với phóng viên, một quan chức của Ủy ban Chứng khoán cũng nhận định nhiều khả năng các văn bản hướng dẫn Luật sẽ được ban hành trong vài tuần tới. Lý do của sự chậm trễ là nội dung của văn bản hướng dẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là những điều kiện liên quan đến việc niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Ngày 10/1, Ủy ban Chứng khoán tổ chức hội nghị phát triển thị trường năm 2007. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh chứng khoán đang bùng nổ nhưng lại hầu như không có ý kiến nào đề cập đến sự bùng nổ đó.
Trong khuôn khổ hội nghị cũng như trao đổi bên lề với phóng viên, các đại biểu từ Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… đều từ chối đưa ra nhận định. Hơn lúc nào hết các ý kiến đều tỏ ra rất thận trọng trước sự nhạy cảm của thị trường nhạy thông tin bậc nhất này.
Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cũng đã đưa ra một câu hỏi đáng chú ý, đề cập đến vấn đề đang được dư luận quan tâm: Có hay không sự tồn tại của những liên minh làm giá chứng khoán trên thị trường để thu lợi cá nhân? Nếu có thì xử lý thế nào?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho rằng “chắc là có”. Tuy nhiên, hiện tượng đó nhiều hay ít, quy mô đến mức nào thì vẫn còn phải theo dõi và phân tích thêm.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, để hạn chế những hiện tượng trên, trong năm 2007, một trong những giải pháp trọng tâm là công tác giám sát thị trường sẽ được tăng cường cũng như đề cao hơn nữa yêu cầu công khai, minh bạch và nhanh chóng trong thông tin.
Theo phản ánh của nhiều nhà đầu tư, chỉ riêng trong hoạt động thông tin của doanh nghiệp niêm yết hoặc trong các cuộc đấu giá, việc ém tin vẫn thường xẩy ra. Và chỉ riêng độ trễ thông tin đó cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư thiệt thòi lớn.
Là một vấn đề lớn của thị trường, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng về những liên minh làm giá chứng khoán, ngoài thông tin trả lời ít ỏi nói trên của Bộ trưởng, báo cáo đánh giá năm 2006 và định hướng năm 2007 của Ủy ban Chứng khoán lại không thấy đề cập đến.
Doanh nghiệp chờ văn bản hướng dẫn luật
Cũng tại hội nghị trên, đại diện một số doanh nghiệp đưa ra yêu cầu Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán. Hiện Luật đã có hiệu lực nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải ở trong thế “hai dòng”.
Bà Đỗ Song Hồng, Phó giám đốc Công ty Quản lý quỹ Việt Fund, băn khoăn khi Luật đã có hiệu lực mười ngày rồi, đặc biệt là doanh nghiệp đang đứng trước yêu cầu triển khai kế hoạch của một năm kinh doanh mới, nhiều sản phẩm đang được xây dựng nhưng lại không biết là nên theo luật nào, mới hay cũ, và theo định hướng nào.
Trả lời băn khoăn này, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh hy vọng là các văn bản hướng dẫn Luật sẽ được ban hành ngay trong tháng này.
Trước đó, trao đổi với phóng viên, một quan chức của Ủy ban Chứng khoán cũng nhận định nhiều khả năng các văn bản hướng dẫn Luật sẽ được ban hành trong vài tuần tới. Lý do của sự chậm trễ là nội dung của văn bản hướng dẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là những điều kiện liên quan đến việc niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.