LienVietPostBank lên sàn UPCoM và lợi thế “10.000 điểm”
Lợi thế đặc biệt và riêng có đến sau mức giá “đắt đỏ” bỏ ra bảy năm về trước
Rất nhiều lần lợi thế khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch trên mạng lưới bưu điện được nhắc đến, tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu LPB của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) chiều 2/10, trước thềm phiên chào sàn UPCoM ngày 5/10 tới.
Lợi thế đó được lãnh đạo LienVietPostBank nhấn mạnh là đặc biệt, riêng có, mà không bất kỳ ngân hàng thương mại nào khác tại Việt Nam có được. Cùng đó là những dẫn giải chi tiết về số liệu, chuỗi chiến lược tích hợp.
“Đắt đỏ” để có cả trăm năm
Ngày 21/2/2011, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (Vietnam Post) góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. LienVietPostBank sau sáp nhập này từng được nói tới ở bước đi bằng cả trăm năm phát triển mạng lưới theo cách thông thường.
Cách nói ước lệ trên đã và đang cho thấy giá trị thực trong hoạt động của LienVietPostBank thời gian qua, cũng như ở các kế hoạch tương lai. Để có, họ đã phải đưa ra mức giá “đắt đỏ”.
Ông Nguyễn Đức Hưởng từng cho biết, mức giá LienVietPostBank bỏ ra mua lại công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện trên “ba chấm”, với lý do: thứ nhất, không mặc cả và quá căn ke với tài sản của Nhà nước; thứ hai, đưa ra mức giá rất cao để loại bỏ hết các đối thủ khác đang do dự; thứ ba, nhận thấy giá trị tiềm năng sẽ rất lớn trong tương lai.
Thương vụ thành công, LienVietPostBank nhiều lần nói về nó bằng hình ảnh “bước đi trăm năm”. Không phải ví von, vì ở Việt Nam, để thiết lập được một mạng lưới tiềm năng trên 10.000 điểm giao dịch ngân hàng có thể mất tới cả trăm năm theo cách và các điều kiện thông thường.
Giá trị lớn đó cũng thấm nhanh vào LienVietPostBank. Ngay sau sáp nhập, năm 2011, hoạt động ngân hàng Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng thành khoản, thậm chí một số trường hợp bấp bênh bên bờ đổ vỡ thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng liên tục leo thang…
Là thành viên mới ra đời, mới tham gia thị trường chưa đầy ba năm, bối cảnh ngột ngạt của thị trường khi đó có thể bóp nghẹt sự non trẻ của LienVietPostBank, đặc biệt là thị phần còn quá mới và quá nhỏ, cả về huy động và cho vay. Mức giá “đắt đỏ” từng bỏ ra để thực hiện vụ sáp nhập trên lập tức phát huy giá trị. Lượng tiền gửi lớn từ dịch vụ tiết kiệm bưu điện trở thành nguồn lực lớn chống đỡ thanh khoản, thậm chí tạo nên một trong những nguồn thu chính để cho vay trên liên ngân hàng.
Nhìn lại, bước đi sáp nhập nói trên là một trong những nhân tố để LienVietPostBank là thành viên duy nhất trong “lứa” ngân hàng thương mại ra đời giai đoạn 2007-2008 sống khỏe, tránh khỏi yêu cầu phải tái cơ cấu sau này, và thậm chí nhanh chóng vươn lên thứ 13/35 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, xét về quy mô tổng tài sản.
Theo báo cáo của công ty Chứng khoán VNDirect khi đánh giá về cơ hội đầu tư cổ phiếu LPB trước thềm chào sàn ngày 5/10 này, LienVietPostBank được xếp thứ ba về hiệu quả hoạt động (qua so sánh các chỉ số sinh lời 10 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tiêu biểu), chỉ sau VPBank và Techcombank.
Trong hiệu quả đó, cũng như triển vọng tương lai, lợi thế riêng có từ “bước đi trăm năm” nói trên cũng thể hiện rõ.
Chiến lược khác biệt
Cuối tháng 9 vừa qua, LienVietPostBank đã có những cuộc tiếp xúc quan trọng với một số nhà đầu tư tại Châu Âu, sau quyết định khóa 25% “room” tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Điểm mà những nhà đầu tư này đánh giá cao là tiềm năng khai thác trên 10.000 điểm giao dịch cho chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.
Không còn ước lệ, tiềm năng đó đang định hình những cơ sở cốt yếu trong hoạt động của LienVietPostBank.
Với hơn 1.000 điểm đã khai thác, cùng mạng lưới chi nhánh đã phủ kín khắp 63 tỉnh thành (ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân duy nhất cho đến nay có được độ phủ chi nhánh như vậy), cùng tiến độ trải rộng đến 713 quận huyện trên cả nước, lợi thế đầu tiên của LienVietPostBank là nguồn vốn huy động.
Theo VNDirect, đây là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có biểu lãi suất huy động thấp nhất trên thị trường. Chi phí vốn đầu vào thuận lợi này một mặt gắn với uy tín và thương hiệu, mặt khác do đã đẩy mạnh khai thác lợi thế mạng lưới rộng khắp các địa bàn dân cư - cũng là nguồn vốn có tính ổn định và bền vững cao.
Và cũng chính lợi thế riêng có của “bước đi trăm năm” nói trên, LienVietPostBank trở thành đối tác có thế mạnh trong triển khai các dịch vụ, tiện ích như chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội… Điều này góp phần quan trọng tạo nên cơ cấu tiền gửi thanh toán, không kỳ hạn có lãi suất thấp chiếm tỷ trọng rất cao cho ngân hàng, lên tới trên 30%. Tỷ trọng này góp phần tạo lãi biên tốt, tạo điều kiện để cạnh tranh lãi suất cho vay.
Tổng thể, thế mạnh huy động ở đây được lãnh đạo LienVietPostBank cho biết tại buổi giới thiệu nói trên, đã đạt hơn 40.000 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 9/2017.
Cũng chính qua kênh qua kênh riêng có và khác biệt đó, hiện đã có hơn 14.000 tỷ đồng dư nợ, chủ yếu là tín dụng tiêu dùng và lãnh đạo ngân hàng khẳng định gần như không có nợ xấu.
Chiến lược tích hợp bán lẻ này đang được mở rộng thêm qua dịch vụ cho vay hưu trí, cán bộ công chức, và lý giải vì sao LienVietPostBank không có kế hoạch thành lập công ty tài chính tiêu dùng như xu hướng chung.
“Những năm qua, đặc biệt hai năm gần đây, LienVietPostBank tập trung đầu tư phủ kín chi nhánh cả nước, từng bước xây dựng đưa vào vận hành và khai thác kênh các điểm giao dịch qua mạng lưới bưu điện, nên chi phí hoạt động và lợi nhuận có những ảnh hưởng nhất định. Đến nay, giá trị đầu tư bắt đầu phát huy hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn và chúng tôi hướng đến chỉ tiêu lợi ích của cô đông qua tỷ lệ cổ tức tối thiểu 12% mỗi năm”, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank nói.
Song song với khai thác lợi thế riêng có trên, ông Hưởng cho biết, một mục tiêu khác LienVietPostBank đặt ra thực hiện là trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ tiện ích. Mà ở hướng này, dự kiến sẽ sớm có đối tác - cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia thúc đẩy.
Lợi thế đó được lãnh đạo LienVietPostBank nhấn mạnh là đặc biệt, riêng có, mà không bất kỳ ngân hàng thương mại nào khác tại Việt Nam có được. Cùng đó là những dẫn giải chi tiết về số liệu, chuỗi chiến lược tích hợp.
“Đắt đỏ” để có cả trăm năm
Ngày 21/2/2011, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (Vietnam Post) góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. LienVietPostBank sau sáp nhập này từng được nói tới ở bước đi bằng cả trăm năm phát triển mạng lưới theo cách thông thường.
Cách nói ước lệ trên đã và đang cho thấy giá trị thực trong hoạt động của LienVietPostBank thời gian qua, cũng như ở các kế hoạch tương lai. Để có, họ đã phải đưa ra mức giá “đắt đỏ”.
Ông Nguyễn Đức Hưởng từng cho biết, mức giá LienVietPostBank bỏ ra mua lại công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện trên “ba chấm”, với lý do: thứ nhất, không mặc cả và quá căn ke với tài sản của Nhà nước; thứ hai, đưa ra mức giá rất cao để loại bỏ hết các đối thủ khác đang do dự; thứ ba, nhận thấy giá trị tiềm năng sẽ rất lớn trong tương lai.
Thương vụ thành công, LienVietPostBank nhiều lần nói về nó bằng hình ảnh “bước đi trăm năm”. Không phải ví von, vì ở Việt Nam, để thiết lập được một mạng lưới tiềm năng trên 10.000 điểm giao dịch ngân hàng có thể mất tới cả trăm năm theo cách và các điều kiện thông thường.
Giá trị lớn đó cũng thấm nhanh vào LienVietPostBank. Ngay sau sáp nhập, năm 2011, hoạt động ngân hàng Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng thành khoản, thậm chí một số trường hợp bấp bênh bên bờ đổ vỡ thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng liên tục leo thang…
Là thành viên mới ra đời, mới tham gia thị trường chưa đầy ba năm, bối cảnh ngột ngạt của thị trường khi đó có thể bóp nghẹt sự non trẻ của LienVietPostBank, đặc biệt là thị phần còn quá mới và quá nhỏ, cả về huy động và cho vay. Mức giá “đắt đỏ” từng bỏ ra để thực hiện vụ sáp nhập trên lập tức phát huy giá trị. Lượng tiền gửi lớn từ dịch vụ tiết kiệm bưu điện trở thành nguồn lực lớn chống đỡ thanh khoản, thậm chí tạo nên một trong những nguồn thu chính để cho vay trên liên ngân hàng.
Nhìn lại, bước đi sáp nhập nói trên là một trong những nhân tố để LienVietPostBank là thành viên duy nhất trong “lứa” ngân hàng thương mại ra đời giai đoạn 2007-2008 sống khỏe, tránh khỏi yêu cầu phải tái cơ cấu sau này, và thậm chí nhanh chóng vươn lên thứ 13/35 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, xét về quy mô tổng tài sản.
Theo báo cáo của công ty Chứng khoán VNDirect khi đánh giá về cơ hội đầu tư cổ phiếu LPB trước thềm chào sàn ngày 5/10 này, LienVietPostBank được xếp thứ ba về hiệu quả hoạt động (qua so sánh các chỉ số sinh lời 10 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tiêu biểu), chỉ sau VPBank và Techcombank.
Trong hiệu quả đó, cũng như triển vọng tương lai, lợi thế riêng có từ “bước đi trăm năm” nói trên cũng thể hiện rõ.
Chiến lược khác biệt
Cuối tháng 9 vừa qua, LienVietPostBank đã có những cuộc tiếp xúc quan trọng với một số nhà đầu tư tại Châu Âu, sau quyết định khóa 25% “room” tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Điểm mà những nhà đầu tư này đánh giá cao là tiềm năng khai thác trên 10.000 điểm giao dịch cho chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.
Không còn ước lệ, tiềm năng đó đang định hình những cơ sở cốt yếu trong hoạt động của LienVietPostBank.
Với hơn 1.000 điểm đã khai thác, cùng mạng lưới chi nhánh đã phủ kín khắp 63 tỉnh thành (ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân duy nhất cho đến nay có được độ phủ chi nhánh như vậy), cùng tiến độ trải rộng đến 713 quận huyện trên cả nước, lợi thế đầu tiên của LienVietPostBank là nguồn vốn huy động.
Theo VNDirect, đây là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có biểu lãi suất huy động thấp nhất trên thị trường. Chi phí vốn đầu vào thuận lợi này một mặt gắn với uy tín và thương hiệu, mặt khác do đã đẩy mạnh khai thác lợi thế mạng lưới rộng khắp các địa bàn dân cư - cũng là nguồn vốn có tính ổn định và bền vững cao.
Và cũng chính lợi thế riêng có của “bước đi trăm năm” nói trên, LienVietPostBank trở thành đối tác có thế mạnh trong triển khai các dịch vụ, tiện ích như chi trả lương hưu, bảo hiểm xã hội… Điều này góp phần quan trọng tạo nên cơ cấu tiền gửi thanh toán, không kỳ hạn có lãi suất thấp chiếm tỷ trọng rất cao cho ngân hàng, lên tới trên 30%. Tỷ trọng này góp phần tạo lãi biên tốt, tạo điều kiện để cạnh tranh lãi suất cho vay.
Tổng thể, thế mạnh huy động ở đây được lãnh đạo LienVietPostBank cho biết tại buổi giới thiệu nói trên, đã đạt hơn 40.000 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 9/2017.
Cũng chính qua kênh qua kênh riêng có và khác biệt đó, hiện đã có hơn 14.000 tỷ đồng dư nợ, chủ yếu là tín dụng tiêu dùng và lãnh đạo ngân hàng khẳng định gần như không có nợ xấu.
Chiến lược tích hợp bán lẻ này đang được mở rộng thêm qua dịch vụ cho vay hưu trí, cán bộ công chức, và lý giải vì sao LienVietPostBank không có kế hoạch thành lập công ty tài chính tiêu dùng như xu hướng chung.
“Những năm qua, đặc biệt hai năm gần đây, LienVietPostBank tập trung đầu tư phủ kín chi nhánh cả nước, từng bước xây dựng đưa vào vận hành và khai thác kênh các điểm giao dịch qua mạng lưới bưu điện, nên chi phí hoạt động và lợi nhuận có những ảnh hưởng nhất định. Đến nay, giá trị đầu tư bắt đầu phát huy hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn và chúng tôi hướng đến chỉ tiêu lợi ích của cô đông qua tỷ lệ cổ tức tối thiểu 12% mỗi năm”, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank nói.
Song song với khai thác lợi thế riêng có trên, ông Hưởng cho biết, một mục tiêu khác LienVietPostBank đặt ra thực hiện là trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ tiện ích. Mà ở hướng này, dự kiến sẽ sớm có đối tác - cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia thúc đẩy.