LienVietPostBank thuê “Tây” tư vấn
Vì sao đến thời điểm này LienVietPostBank mới thuê tư vấn cho các hoạt động và chiến lược kinh doanh?
Ngày 17/10, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tập đoàn Bưu chính Pháp (La Poste Group) đã ký bản thỏa thuận hợp đồng tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
Theo đó, La Poste sẽ trở thành đối tác tư vấn chiến lược cho LienVietPostBank và Vietnam Post với ba nội dung chính, bao gồm: hợp nhất mô hình quản trị hiệu quả giữa LienVietPostBank và Vietnam Post; thiết kế các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng bưu điện và quá trình đưa sản phẩm mới ra thị trường, xây dựng mô hình phòng giao dịch bưu điện kiểu mẫu cũng như kế hoạch triển khai phòng giao dịch kiểu mẫu trong 5 năm.
Sau khi hợp đồng được thông qua, phía La Poste Group sẽ cử các chuyên gia có kinh nghiệm phối hợp chặt chẽ với đội dự án do LienVietPostBank thành lập để thực hiện dự án theo từng giai đoạn đã được thống nhất. La Poste cũng sẽ thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho LienVietPostBank và Vietnam Post thông qua các chương trình tập huấn và đào tạo nhân sự tại Pháp.
Theo một lãnh đạo của LienVietPostBank, sau hơn hai năm sáp nhập giữa Ngân hàng Liên Việt với Vietnam Post, đến thời điểm này ngân hàng mới thuê tư vấn cho các hoạt động và chiến lược kinh doanh của mình là bởi sau khi sáp nhập, cần có một quá trình thay đổi lại quy trình, quy chế, sau đó mới mời tư vấn vào cuộc để chọn ra mô hình phù hợp và hiệu quả nhất.
“Bản hợp đồng tư vấn này sẽ là điều kiện và cơ hội quan trọng để LienVietPostBank triển khai kế hoạch mở rộng và nâng cấp 11.000 điểm giao dịch trong 10 năm tới. Trước mắt, LienVietPostBank sẽ triển khai khoảng 3.000 điểm giao dịch trong thời gian La Poste tư vấn”, vị này nói.
Trong khi đó, theo ông Đỗ Ngọc Bình, Chủ tịch Vietnam Post, việc mời La Poste Group tư vấn là nhằm hướng tới một mục tiêu quan trọng, đó là làm sao để có thể đem lại cho người dân dịch vụ “2 trong 1”, để khi nhắc đến ngân hàng có nghĩa là có dịch vụ bưu điện và ngược lại khi bước đến cửa bưu điện thì cũng có thể sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của ngân hàng.
Đối với La Poste Group, đây là hợp đồng tư vấn đầu tiên của tập đoàn tại thị trường Việt Nam.
Năm 2011, được sự chấp thuận của Chính phủ, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (trước đây là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) đã tiến hành góp vốn bằng giá trị của Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện - VPSC (thành viên của Vietnam Post) vào Ngân hàng Liên Việt. Thương vụ này khi đó có giá trị xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, trong đó 360 tỷ đồng là giá trị thương hiệu của VPSC, còn lại là khoản góp vốn nhiều lần bằng tiền mặt để hình thành nên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) ngày nay.
Với thương vụ sáp nhập này, LienVietPostBank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa dịch vụ ngân hàng bưu điện vốn đã khá phổ biến tại các nước phát triển vào hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, LienVietPostBank cũng trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn nhất cả nước khi được toàn quyền khai thác hơn 10.000 bưu cục và điểm bưu điện - văn hoá xã của Vietnam Post.
Tính đến cuối quý 2/2013, vốn điều lệ của LienVietPostBank là 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 80.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt trên 55.000 tỷ đồng và gần 1 triệu khách hàng. Dự kiến đến hết năm 2014, mạng lưới chi nhánh trực thuộc LienVietPostBank sẽ có mặt trên toàn quốc.
Theo đó, La Poste sẽ trở thành đối tác tư vấn chiến lược cho LienVietPostBank và Vietnam Post với ba nội dung chính, bao gồm: hợp nhất mô hình quản trị hiệu quả giữa LienVietPostBank và Vietnam Post; thiết kế các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng bưu điện và quá trình đưa sản phẩm mới ra thị trường, xây dựng mô hình phòng giao dịch bưu điện kiểu mẫu cũng như kế hoạch triển khai phòng giao dịch kiểu mẫu trong 5 năm.
Sau khi hợp đồng được thông qua, phía La Poste Group sẽ cử các chuyên gia có kinh nghiệm phối hợp chặt chẽ với đội dự án do LienVietPostBank thành lập để thực hiện dự án theo từng giai đoạn đã được thống nhất. La Poste cũng sẽ thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho LienVietPostBank và Vietnam Post thông qua các chương trình tập huấn và đào tạo nhân sự tại Pháp.
Theo một lãnh đạo của LienVietPostBank, sau hơn hai năm sáp nhập giữa Ngân hàng Liên Việt với Vietnam Post, đến thời điểm này ngân hàng mới thuê tư vấn cho các hoạt động và chiến lược kinh doanh của mình là bởi sau khi sáp nhập, cần có một quá trình thay đổi lại quy trình, quy chế, sau đó mới mời tư vấn vào cuộc để chọn ra mô hình phù hợp và hiệu quả nhất.
“Bản hợp đồng tư vấn này sẽ là điều kiện và cơ hội quan trọng để LienVietPostBank triển khai kế hoạch mở rộng và nâng cấp 11.000 điểm giao dịch trong 10 năm tới. Trước mắt, LienVietPostBank sẽ triển khai khoảng 3.000 điểm giao dịch trong thời gian La Poste tư vấn”, vị này nói.
Trong khi đó, theo ông Đỗ Ngọc Bình, Chủ tịch Vietnam Post, việc mời La Poste Group tư vấn là nhằm hướng tới một mục tiêu quan trọng, đó là làm sao để có thể đem lại cho người dân dịch vụ “2 trong 1”, để khi nhắc đến ngân hàng có nghĩa là có dịch vụ bưu điện và ngược lại khi bước đến cửa bưu điện thì cũng có thể sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của ngân hàng.
Đối với La Poste Group, đây là hợp đồng tư vấn đầu tiên của tập đoàn tại thị trường Việt Nam.
Năm 2011, được sự chấp thuận của Chính phủ, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (trước đây là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) đã tiến hành góp vốn bằng giá trị của Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện - VPSC (thành viên của Vietnam Post) vào Ngân hàng Liên Việt. Thương vụ này khi đó có giá trị xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, trong đó 360 tỷ đồng là giá trị thương hiệu của VPSC, còn lại là khoản góp vốn nhiều lần bằng tiền mặt để hình thành nên Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) ngày nay.
Với thương vụ sáp nhập này, LienVietPostBank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đưa dịch vụ ngân hàng bưu điện vốn đã khá phổ biến tại các nước phát triển vào hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, LienVietPostBank cũng trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn nhất cả nước khi được toàn quyền khai thác hơn 10.000 bưu cục và điểm bưu điện - văn hoá xã của Vietnam Post.
Tính đến cuối quý 2/2013, vốn điều lệ của LienVietPostBank là 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 80.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt trên 55.000 tỷ đồng và gần 1 triệu khách hàng. Dự kiến đến hết năm 2014, mạng lưới chi nhánh trực thuộc LienVietPostBank sẽ có mặt trên toàn quốc.