Liệu FPT có xuống giá?
Việc cổ phiếu FPT liên tục nóng trong thời gian qua đã đánh dấu hỏi trong đầu nhiều nhà đầu tư
Việc cổ phiếu FPT liên tục nóng trong thời gian qua đã đánh dấu hỏi trong đầu nhiều nhà đầu tư.
Chỉ số P/E của FPT lên đến 78, cao hơn cả mức cảnh báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Chính nhà đầu tư trong nước đã đẩy thị giá FPT ra xa giá trị thực của nó, khiến cho việc đầu tư vào cổ phiếu này như một canh bạc tiềm ẩn rủi ro
Gốc để đẩy thị giá cổ phiếu lên cao vẫn là kết quả kinh doanh và lợi nhuận trong tương lai của công ty nhưng điều này dường như bị giới đầu tư xem nhẹ. Họ trả giá thật cao mua cổ phiếu để nhắm đến mục tiêu hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá hơn lợi nhuận thu được từ kết quả kinh doanh của công ty niêm yết.
Canh bạc của nhà đầu tư
Cách đầu tư này như máy bơm thổi thị trường lên tình trạng bong bóng. Đến thời điểm này thị trường ít nhất có hai cổ phiếu chỉ số P/E cao hơn cả mức cảnh báo của IMF, như P/E của cổ phiếu FPT lên đến 78 và cổ phiếu PVD đạt tới 162.
Với FPT, cơ sở nào đã làm cho giới đầu tư chấp nhận thị giá của cổ phiếu này lên đến 632.000 đồng/cổ phiếu?
Dấu ấn đầu tiên của cổ phiếu FPT chính là giá tham chiếu và giá khớp lệnh ở phiên giao dịch đầu tiên, giá tham chiếu của cổ phiếu này được đưa ra ở mức 160.000 đồng/cổ phiếu nhưng giá đóng cửa ở phiên chào sàn lên đến 400.000 đồng/cổ phiếu. Cao hơn mệnh giá đến 40 lần và đây là mức giá kỷ lục của một cổ phiếu có được ở phiên giao dịch đầu tiên.
Sau đó thị giá FPT liên tục được nâng lên với tình trạng cung không đủ cầu diễn ra thường xuyên. Yếu tố giúp cho cổ phiếu này tăng cao chính là tiềm lực kinh doanh của công ty và tỷ lệ cổ tức. Năm 2004, cổ tức được chia 81% trong đó 20% là tiền mặt và 61% bằng cổ phiếu. Đến năm 2005 cổ tức giảm xuống còn 67% trong đó 15% là tiền mặt và 52% bằng cổ phiếu.
Tuy nhiên ở thời điểm trên, thị giá của FPT giao dịch trên thị trường tự do (OTC) chỉ cao hơn mệnh giá 18 đến 22 lần. Do vậy cổ tức trên cũng đủ đưa FPT lên hàng blue-chips với mức thị giá mà giới đầu tư trả cho cổ phiếu này hoàn toàn hợp lý so với kết quả kinh doanh đạt được và kỳ vọng ở tương lai.
Lên sàn vào thời điểm cuối năm 2006 nên giới đầu tư đã có dữ liệu tài chính về tình hình hoạt động kinh doanh 10 tháng đầu năm, do đó họ càng nắm chắc được phần nào lợi nhuận của năm từ FPT. Làn sóng tranh mua cổ phiếu này diễn ra đẩy thị giá FPT lên cao đến mức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam tính theo tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu FPT.
Kỳ vọng quá mức
Mặc dù cổ tức đợt 2/2006 vừa được công bố từ FPT chỉ có 600 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn không làm chùn tay giới đầu tư.
Vì thu nhập trên mỗi cổ phiếu của FPT trong năm 2006 lên đến 8.009 đồng so với mức 5.125 đồng của năm 2005. Kèm theo lợi nhuận chưa phân phối lên đến 398.408.276.424 đồng và thặng dư vốn cổ phần ở mức 524.865.861.360 đồng so với tổng vốn sở hữu 1.567.355.523.573 đồng.
Có lẽ giới đầu tư đang kỳ vọng một đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay. Vì theo kế hoạch thì FPT sẽ duy trì tỷ lệ chia cổ tức nằm ở mức 50% từ năm 2007 - 2010. Như vậy nếu cổ tức là tiền mặt thì họ chỉ trả 5.000 đồng/cổ phiếu, chiếm chưa tới 0,9% thị giá của FPT tại thời điểm hiện nay và sẽ thấp hơn nữa nếu cổ phiếu này tiếp tục duy trì mức tăng giá nhanh như thời gian vừa qua. Tỷ suất lợi nhuận này chắc sẽ không hấp dẫn giới đầu tư so với biên độ giá tăng qua từng phiên giao dịch.
Đã có tin hành lang về việc chia tách cổ phiếu (chưa có văn bản chính thức). Nhưng nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu thì FPT khó duy trì tỷ lệ cao như hai năm qua do gánh nặng cổ tức trên lượng cổ phiếu mới tăng thêm. Bên cạnh đó lượng vốn thặng dư hiện có cho thấy doanh nghiệp này không cần huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu dưới hình thức thưởng.
Vậy điều gì làm cho giới đầu tư kỳ vọng vào tương lai? Kinh doanh phần mềm có thể đem lợi nhuận cao, nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh thu của FPT. Suất đầu tư Đại học FPT cũng chỉ ở mức 10.735.355 USD với dự kiến tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 26% và sẽ hoàn vốn sau 7 năm. Hai dự án văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM khá hơn chút ít, song khó tạo ra cú đột phá về lợi nhuận trong tương lai.
Thế mạnh lớn nhất của FPT chính là kinh doanh điện thoại di động với 80% thị phần. Doanh thu từ lĩnh vực này (xấp xỉ 4.700 tỉ đồng) chiếm khoảng 60% tổng doanh thu. Thế mạnh trên cũng có thể biến thành nguy cơ nếu FPT mất đi quyền đại lý độc quyền cho một số hãng cung cấp điện thoại di động. Nguy cơ này là hoàn toàn có thật vì Việt Nam vừa gia nhập WTO.
Nhà đầu tư đã đẩy thị giá FPT ra xa giá trị thực của nó, khiến cho việc đầu tư vào cổ phiếu này như một canh bạc tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Chỉ số P/E của FPT lên đến 78, cao hơn cả mức cảnh báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Chính nhà đầu tư trong nước đã đẩy thị giá FPT ra xa giá trị thực của nó, khiến cho việc đầu tư vào cổ phiếu này như một canh bạc tiềm ẩn rủi ro
Gốc để đẩy thị giá cổ phiếu lên cao vẫn là kết quả kinh doanh và lợi nhuận trong tương lai của công ty nhưng điều này dường như bị giới đầu tư xem nhẹ. Họ trả giá thật cao mua cổ phiếu để nhắm đến mục tiêu hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá hơn lợi nhuận thu được từ kết quả kinh doanh của công ty niêm yết.
Canh bạc của nhà đầu tư
Cách đầu tư này như máy bơm thổi thị trường lên tình trạng bong bóng. Đến thời điểm này thị trường ít nhất có hai cổ phiếu chỉ số P/E cao hơn cả mức cảnh báo của IMF, như P/E của cổ phiếu FPT lên đến 78 và cổ phiếu PVD đạt tới 162.
Với FPT, cơ sở nào đã làm cho giới đầu tư chấp nhận thị giá của cổ phiếu này lên đến 632.000 đồng/cổ phiếu?
Dấu ấn đầu tiên của cổ phiếu FPT chính là giá tham chiếu và giá khớp lệnh ở phiên giao dịch đầu tiên, giá tham chiếu của cổ phiếu này được đưa ra ở mức 160.000 đồng/cổ phiếu nhưng giá đóng cửa ở phiên chào sàn lên đến 400.000 đồng/cổ phiếu. Cao hơn mệnh giá đến 40 lần và đây là mức giá kỷ lục của một cổ phiếu có được ở phiên giao dịch đầu tiên.
Sau đó thị giá FPT liên tục được nâng lên với tình trạng cung không đủ cầu diễn ra thường xuyên. Yếu tố giúp cho cổ phiếu này tăng cao chính là tiềm lực kinh doanh của công ty và tỷ lệ cổ tức. Năm 2004, cổ tức được chia 81% trong đó 20% là tiền mặt và 61% bằng cổ phiếu. Đến năm 2005 cổ tức giảm xuống còn 67% trong đó 15% là tiền mặt và 52% bằng cổ phiếu.
Tuy nhiên ở thời điểm trên, thị giá của FPT giao dịch trên thị trường tự do (OTC) chỉ cao hơn mệnh giá 18 đến 22 lần. Do vậy cổ tức trên cũng đủ đưa FPT lên hàng blue-chips với mức thị giá mà giới đầu tư trả cho cổ phiếu này hoàn toàn hợp lý so với kết quả kinh doanh đạt được và kỳ vọng ở tương lai.
Lên sàn vào thời điểm cuối năm 2006 nên giới đầu tư đã có dữ liệu tài chính về tình hình hoạt động kinh doanh 10 tháng đầu năm, do đó họ càng nắm chắc được phần nào lợi nhuận của năm từ FPT. Làn sóng tranh mua cổ phiếu này diễn ra đẩy thị giá FPT lên cao đến mức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam tính theo tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu FPT.
Kỳ vọng quá mức
Mặc dù cổ tức đợt 2/2006 vừa được công bố từ FPT chỉ có 600 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn không làm chùn tay giới đầu tư.
Vì thu nhập trên mỗi cổ phiếu của FPT trong năm 2006 lên đến 8.009 đồng so với mức 5.125 đồng của năm 2005. Kèm theo lợi nhuận chưa phân phối lên đến 398.408.276.424 đồng và thặng dư vốn cổ phần ở mức 524.865.861.360 đồng so với tổng vốn sở hữu 1.567.355.523.573 đồng.
Có lẽ giới đầu tư đang kỳ vọng một đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay. Vì theo kế hoạch thì FPT sẽ duy trì tỷ lệ chia cổ tức nằm ở mức 50% từ năm 2007 - 2010. Như vậy nếu cổ tức là tiền mặt thì họ chỉ trả 5.000 đồng/cổ phiếu, chiếm chưa tới 0,9% thị giá của FPT tại thời điểm hiện nay và sẽ thấp hơn nữa nếu cổ phiếu này tiếp tục duy trì mức tăng giá nhanh như thời gian vừa qua. Tỷ suất lợi nhuận này chắc sẽ không hấp dẫn giới đầu tư so với biên độ giá tăng qua từng phiên giao dịch.
Đã có tin hành lang về việc chia tách cổ phiếu (chưa có văn bản chính thức). Nhưng nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu thì FPT khó duy trì tỷ lệ cao như hai năm qua do gánh nặng cổ tức trên lượng cổ phiếu mới tăng thêm. Bên cạnh đó lượng vốn thặng dư hiện có cho thấy doanh nghiệp này không cần huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu dưới hình thức thưởng.
Vậy điều gì làm cho giới đầu tư kỳ vọng vào tương lai? Kinh doanh phần mềm có thể đem lợi nhuận cao, nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh thu của FPT. Suất đầu tư Đại học FPT cũng chỉ ở mức 10.735.355 USD với dự kiến tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 26% và sẽ hoàn vốn sau 7 năm. Hai dự án văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM khá hơn chút ít, song khó tạo ra cú đột phá về lợi nhuận trong tương lai.
Thế mạnh lớn nhất của FPT chính là kinh doanh điện thoại di động với 80% thị phần. Doanh thu từ lĩnh vực này (xấp xỉ 4.700 tỉ đồng) chiếm khoảng 60% tổng doanh thu. Thế mạnh trên cũng có thể biến thành nguy cơ nếu FPT mất đi quyền đại lý độc quyền cho một số hãng cung cấp điện thoại di động. Nguy cơ này là hoàn toàn có thật vì Việt Nam vừa gia nhập WTO.
Nhà đầu tư đã đẩy thị giá FPT ra xa giá trị thực của nó, khiến cho việc đầu tư vào cổ phiếu này như một canh bạc tiềm ẩn rủi ro rất cao.