Lilama phải thoái vốn khỏi SHB, Bảo hiểm Hàng không
Đến năm 2015, Tổng công ty Lilama phải thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp không liên quan đến ngành nghề chính
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt đề án tái cấu trúc và nâng cao năng lực quản trị của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020.
Theo đề án, ngành, nghề kinh doanh chính của Lilama sẽ là tổng thầu EPC các dự án, bao gồm tư vấn, mua sắm thiết bị, xây dựng và lắp đặt các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây trạm biến thế điện; ngành cơ khí, chế tạo; tư vấn thiết kế, giám sát và quản lý dự án.
Ngoài ra, Lilama cũng được hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh có liên quan như xuất nhập khẩu, cho thuê máy móc thiết bị và một số ngành, nghề kinh doanh khác được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Đề án cũng đưa ra chỉ tiêu sắp xếp các doanh nghiệp hiện có trực thuộc Lilam giai đoạn 2012 - 2015, trong đó Công ty mẹ phải thực hiện cổ phần hóa chậm nhất trước năm 2016, trong đó nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Các doanh nghiệp Lilama nắm giữ trên 75% vốn điều lệ, gồm: Công ty Cổ phần Lisemco, Công ty Cổ phần Lilama 10; 69-1; 69-2; 69-3; 18; 45-1 và Công ty Cổ phần Tư vấn quốc tế LHT.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác Lilama phải nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên, như: Công ty Cổ phần Lilam 3; 5; 7; 45-3...
Đáng chú ý, theo lộ trình thoái vốn đến năm 2015, Công ty mẹ Lilama phải thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Bất động sản (Lilama Land), Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp; Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội; Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng; Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không; Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Công ty Cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí và một số công ty xi măng, thủy điện khác.
Theo đề án, ngành, nghề kinh doanh chính của Lilama sẽ là tổng thầu EPC các dự án, bao gồm tư vấn, mua sắm thiết bị, xây dựng và lắp đặt các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây trạm biến thế điện; ngành cơ khí, chế tạo; tư vấn thiết kế, giám sát và quản lý dự án.
Ngoài ra, Lilama cũng được hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh có liên quan như xuất nhập khẩu, cho thuê máy móc thiết bị và một số ngành, nghề kinh doanh khác được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Đề án cũng đưa ra chỉ tiêu sắp xếp các doanh nghiệp hiện có trực thuộc Lilam giai đoạn 2012 - 2015, trong đó Công ty mẹ phải thực hiện cổ phần hóa chậm nhất trước năm 2016, trong đó nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Các doanh nghiệp Lilama nắm giữ trên 75% vốn điều lệ, gồm: Công ty Cổ phần Lisemco, Công ty Cổ phần Lilama 10; 69-1; 69-2; 69-3; 18; 45-1 và Công ty Cổ phần Tư vấn quốc tế LHT.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác Lilama phải nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên, như: Công ty Cổ phần Lilam 3; 5; 7; 45-3...
Đáng chú ý, theo lộ trình thoái vốn đến năm 2015, Công ty mẹ Lilama phải thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Bất động sản (Lilama Land), Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp; Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội; Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng; Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không; Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Công ty Cổ phần Chế tạo giàn khoan dầu khí và một số công ty xi măng, thủy điện khác.