“Lĩnh vực tài chính vẫn thiếu người giỏi”
Khá nhiều người tự xưng là “chuyên gia tài chính” trong khi bản thân chưa thực sự đạt được đẳng cấp cao về kiến thức và kỹ năng
“Trên thị trường tài chính đang xuất hiện khá nhiều những người tự xưng là “chuyên gia” trong khi bản thân chưa thực sự đạt được đẳng cấp cao về kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần có”, bà Thái Thanh Hải, Phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự của Deloitte Việt Nam nhận xét.
Cũng theo bà Hải, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong năm vừa qua đã cho thấy những bước phát triển mạnh mẽ nhưng đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này lại rất hạn chế và nguồn nhân lực chưa được chú trọng đào tạo nâng cao chuyên môn.
Theo bà, nguyên nhân vì sao có tình trạng thiếu hụt đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính?
Trước hết, tôi xin khẳng định rằng chúng ta có rất nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính. Ngay trong bộ phận tư vấn tài chính của Deloitte Việt Nam cũng đã có thể thấy khá nhiều người có chất lượng chuyên môn không thua kém các chuyên gia quốc tế. Thị trường chứng khoán và đầu tư tài chính Việt Nam cũng đã và đang chứng kiến nhiều tên tuổi lớn người Việt Nam khẳng định được uy tín chuyên môn của mình.
Tuy vậy, cũng phải thừa nhận là đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính còn hạn chế.
Nguyên nhân là do trên thị trường tài chính đang xuất hiện khá nhiều những người tự xưng là “chuyên gia” trong khi bản thân chưa thực sự đạt được đẳng cấp cao về kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần có. Điều đó, khiến cho thị trường có những cái nhìn tiêu cực về đội ngũ chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam.
Một nguyên nhân khác là do việc đào tạo nâng cao chuyên môn cho các chuyên gia tài chính hiện nay vẫn mang tính tự phát, tùy thuộc vào nhu cầu học tập của các cá nhân hoặc chiến lược đào tạo của các doanh nghiệp. Cán cân cung - cầu hiện đang mất thăng bằng, nhân lực trong ngành được săn đón nồng nhiệt khiến nhiều chuyên gia tài chính có tâm lý tự mãn, đánh mất nhu cầu tự hoàn thiện.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự nhìn nhận tầm quan trọng của công tác đào tạo chuyên môn nên chưa nghiêm túc trong việc triển khai kế hoạch đào tạo cho nhân viên của mình - thời điểm thị trường đi lên thì công việc quá nhiều, không còn quỹ thời gian cho đào tạo; thời điểm thị trường đi xuống thì ngân sách phải ưu tiên cho hoạt động kinh doanh hoặc chi phí cố định...
Vậy việc thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài có phải là một xu hướng giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực ngành tài chính hiện tại không thưa bà?
Có thể trong thời gian trước mắt đây là một hướng đi được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì như đã nói hiện nay ở Việt Nam đang có sự thiếu hụt nhân lực và kinh nghiệm quốc tế. Việc thuê các chuyên gia nước ngoài sẽ giúp bổ sung vào sự thiếu hụt đó, đồng thời tạo ra những lợi thế tổng hợp để mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp đang có kế hoạch vươn ra thị trường quốc tế.
Các chuyên gia tài chính Việt Nam có ưu thế trong việc thông hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, và môi trường kinh doanh tại Việt Nam kết hợp với những chuyên gia nước ngoài, những người được đào tạo bài bản bằng các chương trình quốc tế và kinh nghiệm tại các thị trường tài chính phát triển, với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng sẽ tạo nên một đội ngũ tổng hợp và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho các doanh nghiệp tại thị trường Việt.
Bà đánh giá thế nào về triển vọng nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam trong năm 2010?
Trong vòng 5 năm gần đây chúng ta đã chứng kiến sự nỗ lực của các trường Đại học thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, đồng thời thị trường lao động ngành tài chính cũng được sự tiếp sức của các hội nghề nghiệp như VACPA, ACCA, CPA Australia,... trong công tác hướng nghiệp cho sinh viên các trường Đại học. Qua đó nhận thức của các em về những đòi hỏi về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm cần thiết để trở thành một chuyên gia thực thụ cũng được nâng cao đáng kể.
Đây chính là tiền đề cho triển vọng của nguồn nhân lực ngành dịch vụ tài chính trong tương lai vì bản thân các chuyên gia tương lai phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân.
Nhân lực ngành tài chính cũng đã có nhiều điều kiện phát triển hơn nhờ sự hiện diện tại Việt Nam của các tổ chức đào tạo các chương trình quốc tế như chương trình CFA, CIA, ACCA, CPA Australia... Đặc biệt, ngành dịch vụ tài chính trong thời gian tới sẽ càng có nhiều cơ hội phát triển khi nền kinh tế hồi phục.
Thị trường chứng khoán phát triển ổn định, nhiều công ty mới ra đời và nhiều công ty thực hiện CPJ, huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc tái cấu trúc vốn... Những hoạt động tài chính này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và tư vấn tài chính nói riêng, từ đó lĩnh vực này sẽ thu hút một lượng lớn chất xám trên thị trường lao động theo nghề.
Theo bà, nhân lực trong ngành dịch vụ tài chính cần phải trang bị những gì để rút ngắn khoảng cách về trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ của quốc tế?
Sự chuyên nghiệp sẽ không chỉ được xây dựng bằng các khóa đào tạo. Để rút ngắn khoảng cách về trình độ chuyên môn, nhân lực trong ngành dịch vụ tài chính cần nỗ lực hơn nữa trong việc học tập và tham gia các chứng chỉ nghề nghiệp được quốc tế công nhận.
Như đã đề cập, những bằng cấp như CFA, CIA, ... là những lựa chọn phù hợp cho những ai muốn theo đuổi nghề này. Khó có thể nói rằng tôi đã có trình độ chuyên môn quốc tế nếu tôi không có một chứng nhận chuyên môn được quốc tế công nhận.
Cũng theo bà Hải, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong năm vừa qua đã cho thấy những bước phát triển mạnh mẽ nhưng đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này lại rất hạn chế và nguồn nhân lực chưa được chú trọng đào tạo nâng cao chuyên môn.
Theo bà, nguyên nhân vì sao có tình trạng thiếu hụt đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính?
Trước hết, tôi xin khẳng định rằng chúng ta có rất nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính. Ngay trong bộ phận tư vấn tài chính của Deloitte Việt Nam cũng đã có thể thấy khá nhiều người có chất lượng chuyên môn không thua kém các chuyên gia quốc tế. Thị trường chứng khoán và đầu tư tài chính Việt Nam cũng đã và đang chứng kiến nhiều tên tuổi lớn người Việt Nam khẳng định được uy tín chuyên môn của mình.
Tuy vậy, cũng phải thừa nhận là đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính còn hạn chế.
Nguyên nhân là do trên thị trường tài chính đang xuất hiện khá nhiều những người tự xưng là “chuyên gia” trong khi bản thân chưa thực sự đạt được đẳng cấp cao về kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần có. Điều đó, khiến cho thị trường có những cái nhìn tiêu cực về đội ngũ chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam.
Một nguyên nhân khác là do việc đào tạo nâng cao chuyên môn cho các chuyên gia tài chính hiện nay vẫn mang tính tự phát, tùy thuộc vào nhu cầu học tập của các cá nhân hoặc chiến lược đào tạo của các doanh nghiệp. Cán cân cung - cầu hiện đang mất thăng bằng, nhân lực trong ngành được săn đón nồng nhiệt khiến nhiều chuyên gia tài chính có tâm lý tự mãn, đánh mất nhu cầu tự hoàn thiện.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự nhìn nhận tầm quan trọng của công tác đào tạo chuyên môn nên chưa nghiêm túc trong việc triển khai kế hoạch đào tạo cho nhân viên của mình - thời điểm thị trường đi lên thì công việc quá nhiều, không còn quỹ thời gian cho đào tạo; thời điểm thị trường đi xuống thì ngân sách phải ưu tiên cho hoạt động kinh doanh hoặc chi phí cố định...
Vậy việc thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài có phải là một xu hướng giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực ngành tài chính hiện tại không thưa bà?
Có thể trong thời gian trước mắt đây là một hướng đi được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì như đã nói hiện nay ở Việt Nam đang có sự thiếu hụt nhân lực và kinh nghiệm quốc tế. Việc thuê các chuyên gia nước ngoài sẽ giúp bổ sung vào sự thiếu hụt đó, đồng thời tạo ra những lợi thế tổng hợp để mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp đang có kế hoạch vươn ra thị trường quốc tế.
Các chuyên gia tài chính Việt Nam có ưu thế trong việc thông hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, và môi trường kinh doanh tại Việt Nam kết hợp với những chuyên gia nước ngoài, những người được đào tạo bài bản bằng các chương trình quốc tế và kinh nghiệm tại các thị trường tài chính phát triển, với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng sẽ tạo nên một đội ngũ tổng hợp và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho các doanh nghiệp tại thị trường Việt.
Bà đánh giá thế nào về triển vọng nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam trong năm 2010?
Trong vòng 5 năm gần đây chúng ta đã chứng kiến sự nỗ lực của các trường Đại học thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, đồng thời thị trường lao động ngành tài chính cũng được sự tiếp sức của các hội nghề nghiệp như VACPA, ACCA, CPA Australia,... trong công tác hướng nghiệp cho sinh viên các trường Đại học. Qua đó nhận thức của các em về những đòi hỏi về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm cần thiết để trở thành một chuyên gia thực thụ cũng được nâng cao đáng kể.
Đây chính là tiền đề cho triển vọng của nguồn nhân lực ngành dịch vụ tài chính trong tương lai vì bản thân các chuyên gia tương lai phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân.
Nhân lực ngành tài chính cũng đã có nhiều điều kiện phát triển hơn nhờ sự hiện diện tại Việt Nam của các tổ chức đào tạo các chương trình quốc tế như chương trình CFA, CIA, ACCA, CPA Australia... Đặc biệt, ngành dịch vụ tài chính trong thời gian tới sẽ càng có nhiều cơ hội phát triển khi nền kinh tế hồi phục.
Thị trường chứng khoán phát triển ổn định, nhiều công ty mới ra đời và nhiều công ty thực hiện CPJ, huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc tái cấu trúc vốn... Những hoạt động tài chính này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và tư vấn tài chính nói riêng, từ đó lĩnh vực này sẽ thu hút một lượng lớn chất xám trên thị trường lao động theo nghề.
Theo bà, nhân lực trong ngành dịch vụ tài chính cần phải trang bị những gì để rút ngắn khoảng cách về trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ của quốc tế?
Sự chuyên nghiệp sẽ không chỉ được xây dựng bằng các khóa đào tạo. Để rút ngắn khoảng cách về trình độ chuyên môn, nhân lực trong ngành dịch vụ tài chính cần nỗ lực hơn nữa trong việc học tập và tham gia các chứng chỉ nghề nghiệp được quốc tế công nhận.
Như đã đề cập, những bằng cấp như CFA, CIA, ... là những lựa chọn phù hợp cho những ai muốn theo đuổi nghề này. Khó có thể nói rằng tôi đã có trình độ chuyên môn quốc tế nếu tôi không có một chứng nhận chuyên môn được quốc tế công nhận.