Lỡ cơ hội xuất khẩu lao động vì... ngân hàng
Khó vay ngân hàng chính là nguyên nhân khiến nhiều người lao động không thể thực hiện mục tiêu đi làm việc ở nước ngoài
Khó vay ngân hàng chính là nguyên nhân khiến nhiều người lao động không thể thực hiện mục tiêu đi làm việc ở nước ngoài.
Không thể “bay” vì không vay được
Chị Trần Thị Hà ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh đăng ký đi làm việc ở Đài Loan với tính toán khá đơn giản: chi phí mà chị phải bỏ ra để sang làm việc tại thị trường này mất khoảng hơn 100 triệu đồng.
Trong khi đó, chị đã thu xếp được gần 40 triệu, số còn lại, chỉ cần ra làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ổn thỏa.
Thế nhưng, thủ tục vay vốn không hề đơn giản như chị nghĩ và cũng không đơn giản như những hàng xóm của chị đã từng vay với mục đích này. Chị bị ngân hàng từ chối cho vay vốn mặc dù chị đã lo đầy đủ các thủ tục, giấy tờ cần thiết.
Đây là tình trạng chung diễn ra trong khoảng hai tháng trở lại đây, không ít lao động bị ngân hàng từ chối cho vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài. Thậm chí, nhiều lao động hoàn thành thủ tục, đã có visa nhưng vì không vay được tiền để đóng nốt nên đành phải ở lại.
Tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch TTLC, 100 lao động sang làm việc tại UAE đã được chủ sử dụng lên lịch bay trong tháng 5 nhưng tới nay đã hết tháng mà số lao động này vẫn chưa thể xuất cảnh.
Lý do được ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng phòng Trung Đông của TTLC cho biết, các lao động này chưa có đủ tiền để nộp. Hiện tại mới có khoảng ¾ lao động nộp tiền nhưng cũng chưa nộp đủ.
Ông Nguyễn Quốc Hán, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Vĩnh Cát cũng cho biết có tình trạng như vậy tại doanh nghiệp của ông.
Mặc dù thị trường chủ yếu mà Vĩnh Cát khai thác, đưa lao động đi làm việc chủ yếu là Trung Đông và Malaysia, những thị trường mà chi phí lao động phải bỏ ra không lớn, chỉ từ 20 đến 50 triệu đồng. Thế nhưng, lao động đang học nghề và giáo dục định hướng ở doanh nghiệp ông cho biết rất khó khăn để làm thủ tục vay vốn ngân hàng vào thời điểm này, trong đó có cả những người thuộc diện được vay vốn của Chính phủ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
“Không còn cách nào khác, chúng tôi phải cho lao động vay vốn. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế bởi về lâu dài, doanh nghiệp cũng không có nhiều vốn cho lao động vay được”, ông Hán chia sẻ.
TTLC đang phải tính đến phương án cho lao động nợ chi phí xuất cảnh và sẽ trừ dần vào lương sau này. Tuy nhiên, đại diện của doanh nghiệp này cũng cho biết giải pháp này chỉ được áp dụng với số lao động đã có visa nhưng không có đủ tiền để xuất cảnh.
Bởi, nếu lao động không xuất cảnh được thì doanh nghiệp cũng bị thiệt hại đáng kể, khi đã ký hợp đồng cung ứng và đã bỏ ra một khoản không nhỏ cho đủ các loại chi phí như cử cán bộ đi đàm phán, tìm kiếm hợp động, chi phí cho cán bộ tạo nguồn và cả phí tư vấn, đào tạo…
Nguồn vốn và nợ xấu
Công văn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã quy định rất cụ thể cho từng thị trường.
Ví dụ, mức trần chi phí đi lao động mọi ngành nghề ở Trung Đông là 45 triệu đồng, Bắc Phi là 40 triệu đồng, Malaysia và Brunei là 25 triệu đồng, Lào là 15 triệu đồng; Macao giúp việc gia đình là 25 triệu đồng, làm bảo vệ, nhà hàng là 45 triệu đồng; Đài Loan làm công nhân, hộ lý là 65 triệu đồng; đi tu nghiệp sinh Nhật Bản là 75 triệu đồng.
Thực tế chỉ có lao động đi Malaysia, chủ yếu là tại các huyện nghèo mới vay vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Còn lại, lao động đi Trung Đông, Đài Loan hay các thị trường khác với mức phí cao thì chủ yếu vay tiền các ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay cả các lao động thuộc diện chính sách, lao động huyện nghèo đi Malaysia với mức phí chỉ hơn 20 triệu đồng cũng vô cùng khó khăn trong việc vay vốn, chưa nói đến lao động làm thủ thục vay tại các ngân hàng thương mại.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho biết, việc lao động khó vay thực chất là do thiếu vốn. Năm nay Chính phủ bố trí nguồn vốn cho chính sách xuất khẩu lao động ít hơn những năm trước. Nguồn vốn chủ yếu tập trung cho đối tượng là sinh viên có nhu cầu vay vốn để học tập.
Ngoài ra, cho vay xuất khẩu lao động nợ xấu cũng nhiều. Hiện theo quy định, các lao động có nhu cầu vay vốn đi làm việc ở nước ngoài mà đủ tiêu chuẩn thì vẫn được vay. Tuy nhiên, các địa phương sẽ tự quay vòng, thu nợ cũ để cho vay là chính. Vì vậy, địa phương nào nợ xấu nhiều thì hiển nhiên việc cho vay sẽ khó khăn hơn.
Đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng, nhiều ngân hàng hiện không đủ vốn nên đã phải hạn chế hoặc “cắt giảm” một số hình thức cho vay, không ngoại trừ hạn chế cho vay xuất khẩu lao động
Tuy nhiên, theo đại diện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lý do chính vẫn là rủi ro cho vay trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ngày càng lớn. Nhiều đối tượng chây ỳ, khiến cho việc thu hồi khi nợ đến hạn vô cùng khó khăn.
“Nợ xấu đối với cho vay thông thường không bao giờ vượt quá 3%, nhưng đối với cho vay xuất khẩu lao động đã lên tới trên 10%, nên cũng cần phải xem xét lại”, vị này phát biểu.
Không thể “bay” vì không vay được
Chị Trần Thị Hà ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh đăng ký đi làm việc ở Đài Loan với tính toán khá đơn giản: chi phí mà chị phải bỏ ra để sang làm việc tại thị trường này mất khoảng hơn 100 triệu đồng.
Trong khi đó, chị đã thu xếp được gần 40 triệu, số còn lại, chỉ cần ra làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ổn thỏa.
Thế nhưng, thủ tục vay vốn không hề đơn giản như chị nghĩ và cũng không đơn giản như những hàng xóm của chị đã từng vay với mục đích này. Chị bị ngân hàng từ chối cho vay vốn mặc dù chị đã lo đầy đủ các thủ tục, giấy tờ cần thiết.
Đây là tình trạng chung diễn ra trong khoảng hai tháng trở lại đây, không ít lao động bị ngân hàng từ chối cho vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài. Thậm chí, nhiều lao động hoàn thành thủ tục, đã có visa nhưng vì không vay được tiền để đóng nốt nên đành phải ở lại.
Tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch TTLC, 100 lao động sang làm việc tại UAE đã được chủ sử dụng lên lịch bay trong tháng 5 nhưng tới nay đã hết tháng mà số lao động này vẫn chưa thể xuất cảnh.
Lý do được ông Nguyễn Trọng Cường, Trưởng phòng Trung Đông của TTLC cho biết, các lao động này chưa có đủ tiền để nộp. Hiện tại mới có khoảng ¾ lao động nộp tiền nhưng cũng chưa nộp đủ.
Ông Nguyễn Quốc Hán, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Vĩnh Cát cũng cho biết có tình trạng như vậy tại doanh nghiệp của ông.
Mặc dù thị trường chủ yếu mà Vĩnh Cát khai thác, đưa lao động đi làm việc chủ yếu là Trung Đông và Malaysia, những thị trường mà chi phí lao động phải bỏ ra không lớn, chỉ từ 20 đến 50 triệu đồng. Thế nhưng, lao động đang học nghề và giáo dục định hướng ở doanh nghiệp ông cho biết rất khó khăn để làm thủ tục vay vốn ngân hàng vào thời điểm này, trong đó có cả những người thuộc diện được vay vốn của Chính phủ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
“Không còn cách nào khác, chúng tôi phải cho lao động vay vốn. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế bởi về lâu dài, doanh nghiệp cũng không có nhiều vốn cho lao động vay được”, ông Hán chia sẻ.
TTLC đang phải tính đến phương án cho lao động nợ chi phí xuất cảnh và sẽ trừ dần vào lương sau này. Tuy nhiên, đại diện của doanh nghiệp này cũng cho biết giải pháp này chỉ được áp dụng với số lao động đã có visa nhưng không có đủ tiền để xuất cảnh.
Bởi, nếu lao động không xuất cảnh được thì doanh nghiệp cũng bị thiệt hại đáng kể, khi đã ký hợp đồng cung ứng và đã bỏ ra một khoản không nhỏ cho đủ các loại chi phí như cử cán bộ đi đàm phán, tìm kiếm hợp động, chi phí cho cán bộ tạo nguồn và cả phí tư vấn, đào tạo…
Nguồn vốn và nợ xấu
Công văn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã quy định rất cụ thể cho từng thị trường.
Ví dụ, mức trần chi phí đi lao động mọi ngành nghề ở Trung Đông là 45 triệu đồng, Bắc Phi là 40 triệu đồng, Malaysia và Brunei là 25 triệu đồng, Lào là 15 triệu đồng; Macao giúp việc gia đình là 25 triệu đồng, làm bảo vệ, nhà hàng là 45 triệu đồng; Đài Loan làm công nhân, hộ lý là 65 triệu đồng; đi tu nghiệp sinh Nhật Bản là 75 triệu đồng.
Thực tế chỉ có lao động đi Malaysia, chủ yếu là tại các huyện nghèo mới vay vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Còn lại, lao động đi Trung Đông, Đài Loan hay các thị trường khác với mức phí cao thì chủ yếu vay tiền các ngân hàng thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay cả các lao động thuộc diện chính sách, lao động huyện nghèo đi Malaysia với mức phí chỉ hơn 20 triệu đồng cũng vô cùng khó khăn trong việc vay vốn, chưa nói đến lao động làm thủ thục vay tại các ngân hàng thương mại.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho biết, việc lao động khó vay thực chất là do thiếu vốn. Năm nay Chính phủ bố trí nguồn vốn cho chính sách xuất khẩu lao động ít hơn những năm trước. Nguồn vốn chủ yếu tập trung cho đối tượng là sinh viên có nhu cầu vay vốn để học tập.
Ngoài ra, cho vay xuất khẩu lao động nợ xấu cũng nhiều. Hiện theo quy định, các lao động có nhu cầu vay vốn đi làm việc ở nước ngoài mà đủ tiêu chuẩn thì vẫn được vay. Tuy nhiên, các địa phương sẽ tự quay vòng, thu nợ cũ để cho vay là chính. Vì vậy, địa phương nào nợ xấu nhiều thì hiển nhiên việc cho vay sẽ khó khăn hơn.
Đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng, nhiều ngân hàng hiện không đủ vốn nên đã phải hạn chế hoặc “cắt giảm” một số hình thức cho vay, không ngoại trừ hạn chế cho vay xuất khẩu lao động
Tuy nhiên, theo đại diện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lý do chính vẫn là rủi ro cho vay trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ngày càng lớn. Nhiều đối tượng chây ỳ, khiến cho việc thu hồi khi nợ đến hạn vô cùng khó khăn.
“Nợ xấu đối với cho vay thông thường không bao giờ vượt quá 3%, nhưng đối với cho vay xuất khẩu lao động đã lên tới trên 10%, nên cũng cần phải xem xét lại”, vị này phát biểu.