Lo giải ngân vốn ngoại
Khi kết quả thu hút FDI đạt kỷ lục được công bố, cũng là lúc có những lo ngại về tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này
Khi kết quả thu hút FDI đạt kỷ lục được công bố, cũng là lúc có những lo ngại về tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này.
>>Đầu tư nước ngoài: Hãy nhìn ngoài con số
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế của Việt Nam từng lên tiếng: vấn đề lo ngại nhất hiện nay chính là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam khi đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với đăng ký hiện có xu hướng giảm: tỷ lệ của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33%, nhưng năm nay chỉ đạt khoảng 23%.
“Chúng ta đang đứng trước một vấn đề là vốn cam kết lớn nhưng năng lực giải ngân không theo kịp. Năm 2007, nếu chúng ta không giải ngân được khoảng 6 tỷ USD thì sẽ rất căng", ông Doanh lý giải.
Số vốn FDI đưa vào thực hiện theo mong muốn của vị chuyên gia kinh tế đã có câu trả lời khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, vốn giải ngân trong năm 2007 đạt khoảng 4,6 tỷ USD. Như vậy, dù vốn FDI thực hiện năm nay đạt kỷ lục thì tình hình vẫn “rất căng” theo như cách nói của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Và sẽ “đỡ căng” khi con số của ông đề cập trùng với kế hoạch phấn đấu giải ngân mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cho năm 2008 là từ 5,6 - 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Xuân Trung cho rằng chưa nên quá lo lắng về tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài thực hiện so với tổng vốn đăng ký.
Theo ông Trung, số vốn đầu tư nước ngoài đưa vào thực hiện khoảng 31 tỷ USD trong tổng vốn đăng ký khoảng 78 tỷ USD, tức là chiếm khoảng 37 - 38%, nên so với các nước ở trong khu vực thì tỷ lệ này là ở mức bình thường chứ không phải là thấp.
Đại diện của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết thêm, trước đây tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký khoảng 40%, song tỷ lệ này thấp dần trong mấy năm qua là do có nhiều dự án lớn mới hàng trăm triệu USD được cấp phép, đặc biệt trong năm 2006 và 2007 là trên 32 tỷ USD, gần bằng 1/2 của giai đoạn 1988-2007.
“Những dự án lớn mới được cấp phép thì tiến độ giải ngân phải đi theo thời gian và chúng ta hy vọng vào những dự án này khi thực hiện sẽ đẩy nhanh nguồn vốn thực hiện mới lớn hơn”, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài hy vọng. “Chúng tôi sẽ làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính để giảm khoảng cách giữa tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký”.
Tuy nhiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận, thu hút được vốn lớn, tuy mừng nhưng mối lo cũng lớn về việc làm sao giải ngân vốn hiệu quả nếu không sẽ làm cho các nhà đầu tư nản lòng, và từ chỗ tin tưởng mà dẫn đến gây cho họ hoài nghi về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Cũng chính vì thế, trong năm 2008, Bộ cho biết sẽ tập trung rà soát các dự án hiện có, các dự án đang xem xét để tìm ra khó khăn và tháo gỡ cho nhà đầu tư.
>>Đầu tư nước ngoài: Hãy nhìn ngoài con số
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế của Việt Nam từng lên tiếng: vấn đề lo ngại nhất hiện nay chính là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam khi đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với đăng ký hiện có xu hướng giảm: tỷ lệ của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33%, nhưng năm nay chỉ đạt khoảng 23%.
“Chúng ta đang đứng trước một vấn đề là vốn cam kết lớn nhưng năng lực giải ngân không theo kịp. Năm 2007, nếu chúng ta không giải ngân được khoảng 6 tỷ USD thì sẽ rất căng", ông Doanh lý giải.
Số vốn FDI đưa vào thực hiện theo mong muốn của vị chuyên gia kinh tế đã có câu trả lời khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, vốn giải ngân trong năm 2007 đạt khoảng 4,6 tỷ USD. Như vậy, dù vốn FDI thực hiện năm nay đạt kỷ lục thì tình hình vẫn “rất căng” theo như cách nói của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Và sẽ “đỡ căng” khi con số của ông đề cập trùng với kế hoạch phấn đấu giải ngân mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cho năm 2008 là từ 5,6 - 6 tỷ USD.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Xuân Trung cho rằng chưa nên quá lo lắng về tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài thực hiện so với tổng vốn đăng ký.
Theo ông Trung, số vốn đầu tư nước ngoài đưa vào thực hiện khoảng 31 tỷ USD trong tổng vốn đăng ký khoảng 78 tỷ USD, tức là chiếm khoảng 37 - 38%, nên so với các nước ở trong khu vực thì tỷ lệ này là ở mức bình thường chứ không phải là thấp.
Đại diện của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết thêm, trước đây tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký khoảng 40%, song tỷ lệ này thấp dần trong mấy năm qua là do có nhiều dự án lớn mới hàng trăm triệu USD được cấp phép, đặc biệt trong năm 2006 và 2007 là trên 32 tỷ USD, gần bằng 1/2 của giai đoạn 1988-2007.
“Những dự án lớn mới được cấp phép thì tiến độ giải ngân phải đi theo thời gian và chúng ta hy vọng vào những dự án này khi thực hiện sẽ đẩy nhanh nguồn vốn thực hiện mới lớn hơn”, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài hy vọng. “Chúng tôi sẽ làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính để giảm khoảng cách giữa tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký”.
Tuy nhiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận, thu hút được vốn lớn, tuy mừng nhưng mối lo cũng lớn về việc làm sao giải ngân vốn hiệu quả nếu không sẽ làm cho các nhà đầu tư nản lòng, và từ chỗ tin tưởng mà dẫn đến gây cho họ hoài nghi về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Cũng chính vì thế, trong năm 2008, Bộ cho biết sẽ tập trung rà soát các dự án hiện có, các dự án đang xem xét để tìm ra khó khăn và tháo gỡ cho nhà đầu tư.