Lo lạm phát cao, Phố Wall mất điểm
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm trước lo ngại lạm phát cao trở lại và việc General Electric công bố triển vọng không như kỳ vọng
Ngày 15/12, chứng khoán Mỹ đã mất điểm trước lo ngại lạm phát cao trở lại và việc General Electric công bố triển vọng không như kỳ vọng.
Hôm thứ Ba, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) ở nước này trong tháng 11 đã tăng 1,8% - mức tăng mạnh nhất trong 3 tháng qua, từ mức tăng 0,3% trong tháng 10/2009. Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, thì chỉ số PPI cơ bản chỉ tăng 0,5% trong tháng 11 và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho hay, sản lượng công nghiệp trong tháng 11 ở nước này đã tăng 0,8%, sau khi không thay đổi trong tháng 10/2009.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Wells Fargo tuyên bố đã bán lượng cổ phiếu trị giá 12,25 tỷ USD nhằm tăng nguồn quỹ để trả khoản nợ 25 tỷ USD mà ngân hàng này đã vay Chính Mỹ phủ hồi tháng 10/2008. Mức giá Wells Fargo chào bán là 25 USD/cổ phiếu, thấp hơn 2% so với giá đóng cửa hôm 14/12. Cổ phiếu Wells Fargo phiên này đã tăng 0,51% lên 25,62 USD/cổ phiếu.
Giảm điểm sau 4 phiên tăng
Trong bối cảnh thị trường đang dõi theo phiên họp của FED về chính sách tiền tệ, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã mở cửa ngày giao dịch với mức giảm xấp xỉ 0,3%.
Một loạt thông tin sau đó được công bố đã tác động tiêu cực tới thị trường. PPI tăng cao làm gia tăng lo ngại về lạm phát cao trở lại và việc General Electric công bố triển vọng không như kỳ vọng khiến nhiều cổ phiếu blue-chip chịu tác động xấu.
Bên cạnh đó, S&P 500 và Dow Jones đã tăng 4 phiên liên tiếp lên mức cao nhất trong 14 tháng, nên việc thị trường tăng mạnh lượng bán cũng là điều dễ hiểu. Dow Jones và Nasdaq trong cả ngày giao dịch không một lần “xanh” trở lại, còn S&P 500 dù đã nhiều lần tăng điểm nhưng sau đó vẫn đi xuống trước áp lực bán gia tăng ở những cổ phiếu blue-chip.
Điểm tích cực nhất trong ngày giao dịch chính là thanh khoản của thị trường đã được cải thiện hơn. Trên sàn New York, khối lượng giao dịch thành công đạt 1,18 tỷ cổ phiếu, tăng 10,28% so với phiên trước đó, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm. Trong khi đó, khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,98 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu giảm điểm thì có 5 cổ phiếu tăng điểm.
Phiên này, 22/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones giảm điểm, mức giảm mạnh nhất thuộc về cổ phiếu Bank of America (-2,75%), Cisco (-1,47%), GE (-1,25%), JPMorgan (-2,08%), Verizon (-1,58%).
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 15/12 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/12: chỉ số Dow Jones mất 49,05 điểm, tương đương -0,47%, chốt ở mức 10.452.
Chỉ số Nasdaq hạ 11,05 điểm, tương đương -0,5%, chốt ở mức 2.201,05.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 6,18 điểm, tương ứng -0,55%, đóng cửa ở mức 1.107,93.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI); số nhà mới khởi công; FED công bố thông tin về chính sách tiền tệ.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Nhật có phiên họp về chính sách tiền tệ; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Sự kiện “Quadruple Witching” - ngày các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ quyết toán các hợp đồng chỉ số tương lai, quyền chọn mua/bán các chỉ số, quyền chọn mua/bán cổ phiếu và thanh toán các hợp đồng tương lai mua bán cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đảo chiều đi xuống
Ngày 15/12, nhiều thị trường chứng khoán khu vực đã giảm điểm, trong khi biên độ tăng của những thị trường còn lại đều yếu ớt.
Mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số chứng khoán của Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc đều giảm so với phiên trước đó, lực cầu trong cả ngày giao dịch ở mức thấp đã khiến ba thị trường này liên tục giảm điểm. Trong khi đó, các thị trường Hàn Quốc, Australia và Singapore có được sự khởi đầu tích cực, nhưng cuối phiên giao dịch, biên độ tăng của các thị trường này cũng ở mức rất khiêm tốn.
Phiên giao dịch thứ hai trong tuần, khi mà yếu tố tích cực từ thị trường quốc tế không còn ảnh hưởng mạnh, thì các chỉ số bắt đầu dao động trong biên độ hẹp, kéo theo thanh khoản co lại.
Bên cạnh đó, cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ diễn ra vào ngày 15/12 đang được giới đầu tư dõi theo. Quyết định của FED sẽ được đưa ra vào ngày 16/12, và từ giờ đến khi đó, theo giới phân tích, thị trường sẽ tiếp tục giao dịch một cách thận trọng.
Nhiều cổ phiếu có sức ảnh hưởng đến từ thị trường Hồng Kông, Nhật giảm mạnh đã tác động tiêu cực tới chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ số này đã giảm 0,6% xuống 119,75 điểm, nhưng vẫn tăng gần 34% so với cuối năm 2008.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 phiên này đã tiếp tục mất điểm do cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đi xuống vì đồng Yên lên giá so với USD. Trong đó, cổ phiếu Advantest hạ 1,8%, cổ phiếu Kyocera giảm 0,6%, cổ phiếu Toyota trượt 0,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 22,2 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 10.083,48. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường có 861 cổ phiếu giảm điểm và có 668 cổ phiếu tăng điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,23%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,23%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,11%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,42%. Chỉ số BSE của Ấn Độ giảm 0,76%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 0,06%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,86%.
* Thị trường chứng khoán Đài Loan nghỉ giao dịch
Hôm thứ Ba, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI) ở nước này trong tháng 11 đã tăng 1,8% - mức tăng mạnh nhất trong 3 tháng qua, từ mức tăng 0,3% trong tháng 10/2009. Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, thì chỉ số PPI cơ bản chỉ tăng 0,5% trong tháng 11 và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho hay, sản lượng công nghiệp trong tháng 11 ở nước này đã tăng 0,8%, sau khi không thay đổi trong tháng 10/2009.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Wells Fargo tuyên bố đã bán lượng cổ phiếu trị giá 12,25 tỷ USD nhằm tăng nguồn quỹ để trả khoản nợ 25 tỷ USD mà ngân hàng này đã vay Chính Mỹ phủ hồi tháng 10/2008. Mức giá Wells Fargo chào bán là 25 USD/cổ phiếu, thấp hơn 2% so với giá đóng cửa hôm 14/12. Cổ phiếu Wells Fargo phiên này đã tăng 0,51% lên 25,62 USD/cổ phiếu.
Giảm điểm sau 4 phiên tăng
Trong bối cảnh thị trường đang dõi theo phiên họp của FED về chính sách tiền tệ, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã mở cửa ngày giao dịch với mức giảm xấp xỉ 0,3%.
Một loạt thông tin sau đó được công bố đã tác động tiêu cực tới thị trường. PPI tăng cao làm gia tăng lo ngại về lạm phát cao trở lại và việc General Electric công bố triển vọng không như kỳ vọng khiến nhiều cổ phiếu blue-chip chịu tác động xấu.
Bên cạnh đó, S&P 500 và Dow Jones đã tăng 4 phiên liên tiếp lên mức cao nhất trong 14 tháng, nên việc thị trường tăng mạnh lượng bán cũng là điều dễ hiểu. Dow Jones và Nasdaq trong cả ngày giao dịch không một lần “xanh” trở lại, còn S&P 500 dù đã nhiều lần tăng điểm nhưng sau đó vẫn đi xuống trước áp lực bán gia tăng ở những cổ phiếu blue-chip.
Điểm tích cực nhất trong ngày giao dịch chính là thanh khoản của thị trường đã được cải thiện hơn. Trên sàn New York, khối lượng giao dịch thành công đạt 1,18 tỷ cổ phiếu, tăng 10,28% so với phiên trước đó, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm. Trong khi đó, khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,98 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu giảm điểm thì có 5 cổ phiếu tăng điểm.
Phiên này, 22/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones giảm điểm, mức giảm mạnh nhất thuộc về cổ phiếu Bank of America (-2,75%), Cisco (-1,47%), GE (-1,25%), JPMorgan (-2,08%), Verizon (-1,58%).
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 15/12 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/12: chỉ số Dow Jones mất 49,05 điểm, tương đương -0,47%, chốt ở mức 10.452.
Chỉ số Nasdaq hạ 11,05 điểm, tương đương -0,5%, chốt ở mức 2.201,05.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 6,18 điểm, tương ứng -0,55%, đóng cửa ở mức 1.107,93.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI); số nhà mới khởi công; FED công bố thông tin về chính sách tiền tệ.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Nhật có phiên họp về chính sách tiền tệ; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Sự kiện “Quadruple Witching” - ngày các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ quyết toán các hợp đồng chỉ số tương lai, quyền chọn mua/bán các chỉ số, quyền chọn mua/bán cổ phiếu và thanh toán các hợp đồng tương lai mua bán cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đảo chiều đi xuống
Ngày 15/12, nhiều thị trường chứng khoán khu vực đã giảm điểm, trong khi biên độ tăng của những thị trường còn lại đều yếu ớt.
Mở cửa ngày giao dịch, các chỉ số chứng khoán của Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc đều giảm so với phiên trước đó, lực cầu trong cả ngày giao dịch ở mức thấp đã khiến ba thị trường này liên tục giảm điểm. Trong khi đó, các thị trường Hàn Quốc, Australia và Singapore có được sự khởi đầu tích cực, nhưng cuối phiên giao dịch, biên độ tăng của các thị trường này cũng ở mức rất khiêm tốn.
Phiên giao dịch thứ hai trong tuần, khi mà yếu tố tích cực từ thị trường quốc tế không còn ảnh hưởng mạnh, thì các chỉ số bắt đầu dao động trong biên độ hẹp, kéo theo thanh khoản co lại.
Bên cạnh đó, cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ diễn ra vào ngày 15/12 đang được giới đầu tư dõi theo. Quyết định của FED sẽ được đưa ra vào ngày 16/12, và từ giờ đến khi đó, theo giới phân tích, thị trường sẽ tiếp tục giao dịch một cách thận trọng.
Nhiều cổ phiếu có sức ảnh hưởng đến từ thị trường Hồng Kông, Nhật giảm mạnh đã tác động tiêu cực tới chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ số này đã giảm 0,6% xuống 119,75 điểm, nhưng vẫn tăng gần 34% so với cuối năm 2008.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 phiên này đã tiếp tục mất điểm do cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đi xuống vì đồng Yên lên giá so với USD. Trong đó, cổ phiếu Advantest hạ 1,8%, cổ phiếu Kyocera giảm 0,6%, cổ phiếu Toyota trượt 0,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 22,2 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 10.083,48. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, thị trường có 861 cổ phiếu giảm điểm và có 668 cổ phiếu tăng điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,23%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,23%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,11%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,42%. Chỉ số BSE của Ấn Độ giảm 0,76%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 0,06%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,86%.
* Thị trường chứng khoán Đài Loan nghỉ giao dịch
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.501,05 | 10,452.00- | 49,05 | 0,47 |
Nasdaq | 2.212,10 | 2,201.05 | 11,05 | 0,50 | |
S&P 500 | 1.114,11 | 1,107.93 | 6,18 | 0,55 | |
Anh | FTSE 100 | 5.315,34 | 5,285.77 | 29,57 | 0,56 |
Đức | DAX | 5.802,26 | 5,811.34 | 9,08 | 0,16 |
Pháp | CAC 40 | 3.830,44 | 3,834.09 | 3,65 | 0,10 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.819,13 | N/A | N/A | N/A |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.105,68 | 10.083,48 | 22,20 | 0,22 |
Hồng Kông | Hang Seng |
22.085,75 |
21.813,92 | 271,83 | 1,23 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.664,77 | 1.665,85 | 1,08 | 0,06 |
Singapore | Straits Times | 2.804,93 | 2.802,71 | 3,17 | 0,11 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.302,90 | 3.274,46 | 28,44 | 0,86 |
Ấn Độ | BSE | 17.226,21 | 16.967,07 | 130,48 | 0,76 |
Australia | ASX | 4.668,20 | 4.687,80 | 19,60 | 0,42 |
Việt Nam | VN-Index | 458,39 | 459,44 | 1,05 | 0,23 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |