“Lỗ, nhưng sẽ tiếp tục đầu tư vào chứng khoán”
Quỹ đầu tư Vietnam Asset Management Ltd thông báo lỗ nhưng sẽ tiếp tục đầu tư vào thị chứng khoán Việt Nam
Quỹ đầu tư Vietnam Asset Management Ltd thông báo lỗ nhưng sẽ tiếp tục đầu tư vào thị chứng khoán Việt Nam.
“Sự điều chỉnh sâu của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua đã đưa giá nhiều cổ phiếu trở về với giá trị thực, thậm chí thấp hơn so với giá trị thực. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, trong đó có công ty quản lý quỹ đầu tư Vietnam Asset Management Ltd (VAM)".
Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng giám đốc VAM trong cuộc trao đổi với phóng viên.
Theo ông, đâu là yếu tố để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài? Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam căn cứ vào các yếu tố nào?
Các nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ tiền đầu tư vào một nước nào đó luôn nhìn vào các yếu tố chính trị, xã hội, tiềm năng phát triển kinh tế cũng như chính sách và quy định về đầu tư... Việt Nam là một nước có hệ thống chính trị và xã hội rất ổn định so với các nước mới nổi khác trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia… Chính sách mở cửa và nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiều năm là thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tương tự như ở các nước mới nổi khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, châu Mỹ Latinh... Khi thị trường còn non trẻ, các nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, hay mua bán theo phong trào, mang tính đầu cơ ngắn hạn hơn là đầu tư có sự tính toán và phân tích kỹ lưỡng.
Việc này dẫn đến tình trạng thị trường có nhiều biến động bất thường và không ổn định; nhiều cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đang được điều chỉnh cho phù hợp với giá trị thực của mình. Theo tôi, việc thị trường bị sụt giảm mạnh hoàn toàn không phải là yếu tố làm các nhà đầu tư nước ngoài giảm đầu tư vào Việt Nam.
Bằng chứng là hiện nay đã bắt đầu có những tập đoàn lớn đang quản lý hàng trăm tỷ đôla trên thế giới quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam như Franklin Templeton, Dubai Investment Group,… Niềm tin của họ vào một môi trường đầu tư chứng khoán minh bạch, công bằng và được khuyến khích phát triển một cách tự nhiên là rất quan trọng để họ an tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
VAM hiện đang quản lý những quỹ nào? Những ngành nghề, tiêu chí và hình thức đầu tư nào đang được VAM quan tâm?
VAM hiện đang quản lý 3 quỹ đầu tư gồm: Quỹ Vietnam Emerging Market Fund mà chúng tôi huy động vốn từ châu Á và châu Âu, Quỹ VAM Vietnam Strategic Fund được tham gia góp vốn bởi hai cổ đông chiến lược của VAM là Tập đoàn Dubai Investment Group và UOB KayHian, và một quỹ đại chúng huy động gần đây tại Malaysia.
Chúng tôi có thể đầu tư từ 3 đến 15 triệu đôla vào một công ty thông qua việc đầu tư chiến lược bằng việc mua cổ phiếu phát hành thêm hoặc trái phiếu chuyển đổi từ công ty đấy hoặc mua lại cổ phần từ các nhà đầu tư khác.
VAM luôn phân tích và đánh giá kỹ mọi khía cạnh về hoạt động, quản lý và tài chính của một công ty. Các tiêu chí tiêu biểu như một ban quản trị năng động, độc lập và không tư lợi, khả năng tạo dòng tiền tốt, ít nợ, một chiến lược phát triển đầu tư rõ ràng và tập trung vào họat động chính, không bị phụ thuộc quá nhiều vào công ty mẹ hoặc một số ít công ty khác...
Hiện VAM cũng quan tâm đầu tư vào các nghành nghề chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là lĩnh vực dầu khí và năng lượng, bất động sản, cơ sở hạ tầng, khoáng sản, viễn thông, hàng tiêu dùng, nông nghiệp và tài chính.
Từ một thị trường được nhìn nhận là “tăng trưởng tốt nhất châu Á” trong năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam lại bị khuyến cáo là nơi không nên đầu tư vào. Không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà cả các quỹ đầu tư nước ngoài cũng bị thua lỗ bởi sự tụt dốc mạnh của VN-Index trong thời gian qua. Các quỹ do VAM quản lý có bị ảnh hưởng gì không?
Trong khoảng thời gian 1 năm qua, VN-Index đã giảm hơn 50%, hầu hết các quỹ đầu tư đầu tư vào cổ phiếu niêm yết lỗ nhiều, có quỹ lỗ trên 40%.
Riêng các quỹ của VAM, kết quả đầu tư vẫn tốt nếu so sánh với sự suy giảm của VN-Index và các quỹ đầu tư khác do thời gian trước đây, khi thị trường chứng khoán vào thời điểm phát triển nóng, giá nhiều cổ phiếu niêm yết tăng quá cao so với giá trị thực, chúng tôi đã quyết định điều chỉnh lại danh mục đầu tư để tập trung chủ yếu vào các công ty chưa niêm yết mà chúng tôi phân tích và đánh giá có tiềm năng nhưng lại rẻ hơn. Sau một thời gian, tình hình hoạt động của các công ty này đều tăng trưởng tốt.
Vì thế mà các quỹ của chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự điều chỉnh của thị trường. Cụ thể, trong thời gian 1 năm qua, một quỹ của chúng tôi lỗ 6% so với mức sụt giảm hơn 50% của thị trường, và một quỹ lãi hơn 20%.
Quan điểm của VAM về sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua cũng như triển vọng phát triển của thị trường trong tương lai ra sao?
Sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua là sự điều chỉnh tất yếu mà bất cứ thị trường chứng khoán nào trên thế giới đều gặp phải sau một giai đoạn phát triển quá nóng. Ví dụ như thị trường Trung Quốc, sau một thời gian phát triển nóng, cũng bị sụt giảm rất mạnh không kém trong thời gian vừa qua.
Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ và tình hình lạm phát toàn cầu cũng đã ảnh hưởng mạnh đến hầu hết các thị trường tài chính trên thế giới và Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Tuy nhiên, những yếu tố trên đều mang tính tạm thời. VAM vẫn lạc quan về sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam và tin rằng môi trường đầu tư chứng khoán tại Việt Nam sẽ được minh bạch hơn, các công ty tham gia cũng sẽ tiếp thu một nền văn hóa quản trị doanh nghiệp tốt hơn và công bằng hơn cho các nhà đầu tư thiểu số trong tương lai.
Vậy VAM có cam kết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam và hiện nay vẫn đang tiếp tục xúc tiến huy động thêm vốn ở nước ngoài để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện tại, chúng tôi đang trong thời gian chuẩn bị để huy động thêm một quỹ mới với quy mô lớn từ các nhà đầu tư tại châu Á, châu Âu và Trung Đông, và sẽ niêm yết quỹ này trên một thị trường chứng khoán tại châu Á.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang hợp tác với hai công ty tài chính của Nhật để lập một quỹ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam của các nhà đầu tư Nhật.
“Sự điều chỉnh sâu của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua đã đưa giá nhiều cổ phiếu trở về với giá trị thực, thậm chí thấp hơn so với giá trị thực. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, trong đó có công ty quản lý quỹ đầu tư Vietnam Asset Management Ltd (VAM)".
Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng giám đốc VAM trong cuộc trao đổi với phóng viên.
Theo ông, đâu là yếu tố để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài? Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam căn cứ vào các yếu tố nào?
Các nhà đầu tư nước ngoài khi bỏ tiền đầu tư vào một nước nào đó luôn nhìn vào các yếu tố chính trị, xã hội, tiềm năng phát triển kinh tế cũng như chính sách và quy định về đầu tư... Việt Nam là một nước có hệ thống chính trị và xã hội rất ổn định so với các nước mới nổi khác trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia… Chính sách mở cửa và nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiều năm là thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tương tự như ở các nước mới nổi khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, châu Mỹ Latinh... Khi thị trường còn non trẻ, các nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, hay mua bán theo phong trào, mang tính đầu cơ ngắn hạn hơn là đầu tư có sự tính toán và phân tích kỹ lưỡng.
Việc này dẫn đến tình trạng thị trường có nhiều biến động bất thường và không ổn định; nhiều cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đang được điều chỉnh cho phù hợp với giá trị thực của mình. Theo tôi, việc thị trường bị sụt giảm mạnh hoàn toàn không phải là yếu tố làm các nhà đầu tư nước ngoài giảm đầu tư vào Việt Nam.
Bằng chứng là hiện nay đã bắt đầu có những tập đoàn lớn đang quản lý hàng trăm tỷ đôla trên thế giới quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam như Franklin Templeton, Dubai Investment Group,… Niềm tin của họ vào một môi trường đầu tư chứng khoán minh bạch, công bằng và được khuyến khích phát triển một cách tự nhiên là rất quan trọng để họ an tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
VAM hiện đang quản lý những quỹ nào? Những ngành nghề, tiêu chí và hình thức đầu tư nào đang được VAM quan tâm?
VAM hiện đang quản lý 3 quỹ đầu tư gồm: Quỹ Vietnam Emerging Market Fund mà chúng tôi huy động vốn từ châu Á và châu Âu, Quỹ VAM Vietnam Strategic Fund được tham gia góp vốn bởi hai cổ đông chiến lược của VAM là Tập đoàn Dubai Investment Group và UOB KayHian, và một quỹ đại chúng huy động gần đây tại Malaysia.
Chúng tôi có thể đầu tư từ 3 đến 15 triệu đôla vào một công ty thông qua việc đầu tư chiến lược bằng việc mua cổ phiếu phát hành thêm hoặc trái phiếu chuyển đổi từ công ty đấy hoặc mua lại cổ phần từ các nhà đầu tư khác.
VAM luôn phân tích và đánh giá kỹ mọi khía cạnh về hoạt động, quản lý và tài chính của một công ty. Các tiêu chí tiêu biểu như một ban quản trị năng động, độc lập và không tư lợi, khả năng tạo dòng tiền tốt, ít nợ, một chiến lược phát triển đầu tư rõ ràng và tập trung vào họat động chính, không bị phụ thuộc quá nhiều vào công ty mẹ hoặc một số ít công ty khác...
Hiện VAM cũng quan tâm đầu tư vào các nghành nghề chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là lĩnh vực dầu khí và năng lượng, bất động sản, cơ sở hạ tầng, khoáng sản, viễn thông, hàng tiêu dùng, nông nghiệp và tài chính.
Từ một thị trường được nhìn nhận là “tăng trưởng tốt nhất châu Á” trong năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam lại bị khuyến cáo là nơi không nên đầu tư vào. Không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà cả các quỹ đầu tư nước ngoài cũng bị thua lỗ bởi sự tụt dốc mạnh của VN-Index trong thời gian qua. Các quỹ do VAM quản lý có bị ảnh hưởng gì không?
Trong khoảng thời gian 1 năm qua, VN-Index đã giảm hơn 50%, hầu hết các quỹ đầu tư đầu tư vào cổ phiếu niêm yết lỗ nhiều, có quỹ lỗ trên 40%.
Riêng các quỹ của VAM, kết quả đầu tư vẫn tốt nếu so sánh với sự suy giảm của VN-Index và các quỹ đầu tư khác do thời gian trước đây, khi thị trường chứng khoán vào thời điểm phát triển nóng, giá nhiều cổ phiếu niêm yết tăng quá cao so với giá trị thực, chúng tôi đã quyết định điều chỉnh lại danh mục đầu tư để tập trung chủ yếu vào các công ty chưa niêm yết mà chúng tôi phân tích và đánh giá có tiềm năng nhưng lại rẻ hơn. Sau một thời gian, tình hình hoạt động của các công ty này đều tăng trưởng tốt.
Vì thế mà các quỹ của chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự điều chỉnh của thị trường. Cụ thể, trong thời gian 1 năm qua, một quỹ của chúng tôi lỗ 6% so với mức sụt giảm hơn 50% của thị trường, và một quỹ lãi hơn 20%.
Quan điểm của VAM về sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua cũng như triển vọng phát triển của thị trường trong tương lai ra sao?
Sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua là sự điều chỉnh tất yếu mà bất cứ thị trường chứng khoán nào trên thế giới đều gặp phải sau một giai đoạn phát triển quá nóng. Ví dụ như thị trường Trung Quốc, sau một thời gian phát triển nóng, cũng bị sụt giảm rất mạnh không kém trong thời gian vừa qua.
Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ và tình hình lạm phát toàn cầu cũng đã ảnh hưởng mạnh đến hầu hết các thị trường tài chính trên thế giới và Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Tuy nhiên, những yếu tố trên đều mang tính tạm thời. VAM vẫn lạc quan về sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam và tin rằng môi trường đầu tư chứng khoán tại Việt Nam sẽ được minh bạch hơn, các công ty tham gia cũng sẽ tiếp thu một nền văn hóa quản trị doanh nghiệp tốt hơn và công bằng hơn cho các nhà đầu tư thiểu số trong tương lai.
Vậy VAM có cam kết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới không?
Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam và hiện nay vẫn đang tiếp tục xúc tiến huy động thêm vốn ở nước ngoài để đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện tại, chúng tôi đang trong thời gian chuẩn bị để huy động thêm một quỹ mới với quy mô lớn từ các nhà đầu tư tại châu Á, châu Âu và Trung Đông, và sẽ niêm yết quỹ này trên một thị trường chứng khoán tại châu Á.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang hợp tác với hai công ty tài chính của Nhật để lập một quỹ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam của các nhà đầu tư Nhật.