Lo trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp
Các nhà đầu tư nước ngoài đang có nhiều lo lắng về nền kinh tế vĩ mô, trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ
Các nhà đầu tư nước ngoài đang có nhiều lo lắng về nền kinh tế vĩ mô, trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, diễn ra ngày 27/5 tại Hà Nội.
Lo từ tổng thể…
Ông Fred Burke, đại diện Nhóm công tác sản xuất và phân phối thuộc Diễn đàn, nói rằng cả lĩnh vực thương mại và sản xuất của Việt Nam đều đang đối mặt với những thử thách bên trong cũng như bên ngoài trong vòng 6 tháng trở lại đây, xét trên khía cạnh áp lực lạm phát, áp lực tiền tệ, những khó khăn và thiếu thốn tiếp diễn về mặt nhân lực lao động và cơ sở hạ tầng.
Những tác nhân bên ngoài như giá năng lượng và vật tư cao, sự suy yếu tiếp diễn tại một số thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng gián tiếp của thảm họa ở Nhật Bản và các tác nhân khác đã cùng đóng góp cho những khó khăn mà chúng ta gặp phải.
“Xét về tổng thể, khi nhìn vào những áp lực về lạm phát và tiền tệ, những phản ứng của chính Chính phủ đối với những áp lực này đã được tính toán và rất thực tế, giúp duy trì sự ổn định về mặt kinh tế vĩ mô. Nhìn từ quan điểm của các nhà sản xuất và phân phối, đây là một vấn đề đáng quan ngại vì quá tập trung vào việc hạn chế “cầu” hơn là khuyến khích “cung”, ông nói.
Theo Nhóm công tác sản xuất và phân phối, thay vì cố gắng ghìm giữ giá và lãi suất bằng các chính sách pháp luật, cần thiết phải có một số cách thức theo hướng “cung” để đáp ứng được nhu cầu tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân và giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập ở mức trung bình.
Nhóm cũng cho rằng Việt Nam đang “đứng ở ngã ba đường, khi mà những nhà sản xuất quốc tế đang cần tìm một ngôi nhà mới để thiết lập những nhà xưởng của tương lai, và chúng ta có thể nắm lấy cơ hội này hoặc để tuột mất nó”.
…đến chi tiết
Thiếu điện được nhóm công tác xem như một trở ngại đáng kể cho các doanh nghiệp sản xuất và vẫn như mọi năm, lo lắng về thiếu điện tiếp tục ám ảnh các doanh nghiệp nước ngoài.
“Thiếu hụt năng lượng đang thực sự bắt đầu làm tê liệt những nhà sản xuất. Chúng tôi nghe được ngày càng nhiều những quan ngại rằng việc cắt điện, kể cả khi đã thông báo trước cho các doanh nghiệp, đang ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành các hợp đồng của các nhà xuất khẩu và khả năng tiếp tục thuê nhân công của họ”, trích báo cáo của nhóm này gửi lên diễn đàn.
Vấn đề kiểm soát giá cũng tiếp tục gây ra những lo lắng từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Trong khi Thông tư số 122 về quản lý giá có hiệu lực từ tháng 10/2010 tiếp tục gây tranh cãi, khả năng sẽ có một luật mới về kiểm soát giá cũng đang khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng đồng thời bày tỏ lo ngại về việc dường như các ưu đãi thuế đang bị loại bỏ dần.
Theo các chuyên gia, Việt Nam được yêu cầu dỡ bỏ một số ưu đãi về thuế liên quan tới xuất khẩu trong thời gian năm năm, và ngay lập tức đối với hàng may mặc, như là một điều kiện để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Tuy nhiên, có nhiều loại ưu đãi về thuế và tài chính phù hợp với WTO mà không được quy định trong luật thuế và luật đất đai hiện nay, và nên được tận dụng để cho mang lại cho Chính phủ những công cụ cần thiết để Việt Nam nâng cao vị thế.
“Những ưu đãi tài chính hiện nay cho các ngành công nghiệp “công nghệ cao” là quá hẹp để các dự án đầu tư nước ngoài sinh lợi nhiều nhất có thể đến Việt Nam. Các nhà đầu tư thường không thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi họ quyết định đầu tư tại nơi nào khác sau khi ngắm nghía Việt Nam”, ông Fred Burke ví von.
Lo từ tổng thể…
Ông Fred Burke, đại diện Nhóm công tác sản xuất và phân phối thuộc Diễn đàn, nói rằng cả lĩnh vực thương mại và sản xuất của Việt Nam đều đang đối mặt với những thử thách bên trong cũng như bên ngoài trong vòng 6 tháng trở lại đây, xét trên khía cạnh áp lực lạm phát, áp lực tiền tệ, những khó khăn và thiếu thốn tiếp diễn về mặt nhân lực lao động và cơ sở hạ tầng.
Những tác nhân bên ngoài như giá năng lượng và vật tư cao, sự suy yếu tiếp diễn tại một số thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng gián tiếp của thảm họa ở Nhật Bản và các tác nhân khác đã cùng đóng góp cho những khó khăn mà chúng ta gặp phải.
“Xét về tổng thể, khi nhìn vào những áp lực về lạm phát và tiền tệ, những phản ứng của chính Chính phủ đối với những áp lực này đã được tính toán và rất thực tế, giúp duy trì sự ổn định về mặt kinh tế vĩ mô. Nhìn từ quan điểm của các nhà sản xuất và phân phối, đây là một vấn đề đáng quan ngại vì quá tập trung vào việc hạn chế “cầu” hơn là khuyến khích “cung”, ông nói.
Theo Nhóm công tác sản xuất và phân phối, thay vì cố gắng ghìm giữ giá và lãi suất bằng các chính sách pháp luật, cần thiết phải có một số cách thức theo hướng “cung” để đáp ứng được nhu cầu tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân và giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập ở mức trung bình.
Nhóm cũng cho rằng Việt Nam đang “đứng ở ngã ba đường, khi mà những nhà sản xuất quốc tế đang cần tìm một ngôi nhà mới để thiết lập những nhà xưởng của tương lai, và chúng ta có thể nắm lấy cơ hội này hoặc để tuột mất nó”.
…đến chi tiết
Thiếu điện được nhóm công tác xem như một trở ngại đáng kể cho các doanh nghiệp sản xuất và vẫn như mọi năm, lo lắng về thiếu điện tiếp tục ám ảnh các doanh nghiệp nước ngoài.
“Thiếu hụt năng lượng đang thực sự bắt đầu làm tê liệt những nhà sản xuất. Chúng tôi nghe được ngày càng nhiều những quan ngại rằng việc cắt điện, kể cả khi đã thông báo trước cho các doanh nghiệp, đang ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành các hợp đồng của các nhà xuất khẩu và khả năng tiếp tục thuê nhân công của họ”, trích báo cáo của nhóm này gửi lên diễn đàn.
Vấn đề kiểm soát giá cũng tiếp tục gây ra những lo lắng từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Trong khi Thông tư số 122 về quản lý giá có hiệu lực từ tháng 10/2010 tiếp tục gây tranh cãi, khả năng sẽ có một luật mới về kiểm soát giá cũng đang khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng đồng thời bày tỏ lo ngại về việc dường như các ưu đãi thuế đang bị loại bỏ dần.
Theo các chuyên gia, Việt Nam được yêu cầu dỡ bỏ một số ưu đãi về thuế liên quan tới xuất khẩu trong thời gian năm năm, và ngay lập tức đối với hàng may mặc, như là một điều kiện để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Tuy nhiên, có nhiều loại ưu đãi về thuế và tài chính phù hợp với WTO mà không được quy định trong luật thuế và luật đất đai hiện nay, và nên được tận dụng để cho mang lại cho Chính phủ những công cụ cần thiết để Việt Nam nâng cao vị thế.
“Những ưu đãi tài chính hiện nay cho các ngành công nghiệp “công nghệ cao” là quá hẹp để các dự án đầu tư nước ngoài sinh lợi nhiều nhất có thể đến Việt Nam. Các nhà đầu tư thường không thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi họ quyết định đầu tư tại nơi nào khác sau khi ngắm nghía Việt Nam”, ông Fred Burke ví von.