Loạn giá vàng: “Chưa thấy ai hưởng lợi”
Góc nhìn của ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng, về tình trạng loạn giá vàng hiện nay
Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố những thông tin về dự thảo nghị định thay thế Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thị trường đã có nhiều xáo trộn.
Để quản lý thị trường vàng ổn định, ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, trước hết Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp đảm bảo ổn định tâm lý cho người dân.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia về vàng, ông có nhìn nhận như thế nào về tình trạng loạn giá vàng đang diễn ra trên thị trường hiện nay?
Nhìn lại quá trình hoạt động của thị trường vàng Việt Nam, đặc biệt trong vài ba năm trở lại đây có thể thấy hoạt động kinh doanh vàng miếng diễn ra rất sôi động, với 100% giao dịch vàng vật chất. Nguyên nhân sâu xa khiến thị trường vàng diễn biến như hiện nay một phần là do định hướng chính sách quản lý thị trường.
Nghị định 174 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực hơn 12 năm qua đã có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nhưng vẫn chưa được thay thế. Bên cạnh đó, những năm qua Việt Nam luôn duy trì lạm phát cao, khiến tiền đồng mất giá, cùng với đó là các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản... kém hấp dẫn đã khiến người dân quay sang vàng để tìm nơi trú ẩn an toàn.
Trong bối cảnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã gây ra nhiều biến động trên thị trường. Theo dự thảo nghị định mới, doanh nghiệp chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong 3 năm liên tiếp gần nhất mới được cấp phép sản xuất vàng miếng.
Nếu theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thì trong số 8 doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng trên thị trường, chỉ có SJC có thể đáp ứng được những điều kiện đưa ra trong dự thảo nghị định mới. Trong khi đó các thương hiệu vàng miếng khác vẫn chưa có giải pháp cụ thể để xử lý lượng vàng đã sản xuất. Điều này đã khiến người dân tỏ ra hoang mang với tài sản mà họ nắm giữ không mang thương hiệu SJC, nhiều người đã tranh thủ bán với hy vọng giảm thiểu rủi ro.
Mặt khác, do người dân đẩy mạnh việc bán vàng đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm mạnh giá vàng do mình sản xuất so với giá vàng miếng của SJC để chặn đà bán tháo trên thị trường (có thời điểm giá vàng miếng SJC cao hơn giá vàng miếng các thương hiệu khác từ 700.0000 - 800.000 đồng/lượng), điển hình là trường hợp Bảo Tín Minh Châu và Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam.
Tại hai doanh nghiệp này trong những ngày qua, tỷ lệ bán ra - mua vào chênh nhau rất nhiều (25%-75%). Nhiều doanh nghiệp cũng đã phản ánh không có đủ vốn để mua hết lượng vàng đã sản xuất ra do các ngân hàng thương mại đang siết chặt tín dụng. Chênh lệch cung cầu lớn nên buộc các doanh nghiệp này phải hạ giá bán, thậm chí công bố ngừng mua để chặn cơn sốt bán vàng của người dân.
Chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu cao như vậy, phải chăng các doanh nghiệp đang được hưởng lợi?
Tình hình hiện nay chưa thấy ai được hưởng lợi mà chỉ thấy khó khăn cho cả doanh nghiệp và người dân.
Trước mắt, khi giá vàng các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân sẽ là người chịu thiệt nhiều nhất, còn khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc làm cho những lao động tham gia sản xuất vàng miếng.
Điều đáng lo ngại nhất là nếu giá vàng miếng của các thương hiệu khác tiếp tục giảm mạnh, thì không loại trừ khả năng những kẻ buôn lậu nhân cơ hội này gom vàng miếng của các thương hiệu khác ngoài SJC để xuất khẩu lậu ra nước ngoài.
Để tránh tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định tâm lý người dân, với vai trò là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, ông có kiến nghị gì không?
Theo tôi, trước mắt để yên lòng dân, Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện theo đúng tinh thần của Kết luận 02 của Bộ Chính trị, đó là: “Tăng cường quản lý thị trường vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép. Có lộ trình và biện pháp phù hợp cho từng thời kỳ. Đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người nắm giữ vàng. Quan tâm đúng mức đến nhu cầu của người dân và doanh nghiệp để ổn định tâm lý, tránh gây biến động cho thị trường. Thực hiện tổ chức lại thị trường vàng”.
Việc quản lý thị trường vàng cần phải cương quyết nhưng quản lý như thế nào phải có giải pháp và lộ trình cụ thể. Theo tôi, trước hết phải làm thế nào để đảm bảo tâm lý cho người dân và không làm đảo lộn thị trường, đồng thời cũng cần đảm bảo thực hiện quản lý thị trường vàng theo đúng tinh thần Kết luận 02 của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hướng tới giảm thiểu tối đa thị trường vàng vật chất. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách để góp phần phát triển ổn định thị trường vàng.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc mua lại những sản phẩm vàng miếng mang thương hiệu của mình, tôi xin đề xuất ba giải pháp.
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức mua lại vàng miếng của 7 thương hiệu không đủ điều kiện như trong dự thảo nghị định đã quy định, việc mua bán này nên thực hiện theo đúng giá thị trường.
Thứ hai, trong trường hợp nhà nước không mua được lượng vàng này thì nên cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu vàng khi có điều kiện thuận lợi. Nếu như có được đầu ra thì những khó khăn về cung cầu trên thị trường vàng hiện nay sẽ được giải toả. Việc cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ giúp nhà nước thu được nhiều ngoại tệ bổ sung cho dự trữ ngoại hối vốn đang rất mỏng, qua đó cũng giúp ổn định thị trường ngoại hối.
Thứ ba, cho phép công ty SJC gia công cho các doanh nghiệp khác để đổi thành thương hiệu SJC hoặc mua lại vàng của các doanh nghiệp khác để gia công thành vàng SJC. Nếu thực hiện được các giải pháp trên sẽ vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước, thực thi được chính sách quản lý của Nhà nước và lòng dân sẽ được yên.
Để quản lý thị trường vàng ổn định, ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, trước hết Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp đảm bảo ổn định tâm lý cho người dân.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia về vàng, ông có nhìn nhận như thế nào về tình trạng loạn giá vàng đang diễn ra trên thị trường hiện nay?
Nhìn lại quá trình hoạt động của thị trường vàng Việt Nam, đặc biệt trong vài ba năm trở lại đây có thể thấy hoạt động kinh doanh vàng miếng diễn ra rất sôi động, với 100% giao dịch vàng vật chất. Nguyên nhân sâu xa khiến thị trường vàng diễn biến như hiện nay một phần là do định hướng chính sách quản lý thị trường.
Nghị định 174 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực hơn 12 năm qua đã có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình hiện nay, nhưng vẫn chưa được thay thế. Bên cạnh đó, những năm qua Việt Nam luôn duy trì lạm phát cao, khiến tiền đồng mất giá, cùng với đó là các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản... kém hấp dẫn đã khiến người dân quay sang vàng để tìm nơi trú ẩn an toàn.
Trong bối cảnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã gây ra nhiều biến động trên thị trường. Theo dự thảo nghị định mới, doanh nghiệp chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong 3 năm liên tiếp gần nhất mới được cấp phép sản xuất vàng miếng.
Nếu theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, thì trong số 8 doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng trên thị trường, chỉ có SJC có thể đáp ứng được những điều kiện đưa ra trong dự thảo nghị định mới. Trong khi đó các thương hiệu vàng miếng khác vẫn chưa có giải pháp cụ thể để xử lý lượng vàng đã sản xuất. Điều này đã khiến người dân tỏ ra hoang mang với tài sản mà họ nắm giữ không mang thương hiệu SJC, nhiều người đã tranh thủ bán với hy vọng giảm thiểu rủi ro.
Mặt khác, do người dân đẩy mạnh việc bán vàng đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm mạnh giá vàng do mình sản xuất so với giá vàng miếng của SJC để chặn đà bán tháo trên thị trường (có thời điểm giá vàng miếng SJC cao hơn giá vàng miếng các thương hiệu khác từ 700.0000 - 800.000 đồng/lượng), điển hình là trường hợp Bảo Tín Minh Châu và Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam.
Tại hai doanh nghiệp này trong những ngày qua, tỷ lệ bán ra - mua vào chênh nhau rất nhiều (25%-75%). Nhiều doanh nghiệp cũng đã phản ánh không có đủ vốn để mua hết lượng vàng đã sản xuất ra do các ngân hàng thương mại đang siết chặt tín dụng. Chênh lệch cung cầu lớn nên buộc các doanh nghiệp này phải hạ giá bán, thậm chí công bố ngừng mua để chặn cơn sốt bán vàng của người dân.
Chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu cao như vậy, phải chăng các doanh nghiệp đang được hưởng lợi?
Tình hình hiện nay chưa thấy ai được hưởng lợi mà chỉ thấy khó khăn cho cả doanh nghiệp và người dân.
Trước mắt, khi giá vàng các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân sẽ là người chịu thiệt nhiều nhất, còn khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc làm cho những lao động tham gia sản xuất vàng miếng.
Điều đáng lo ngại nhất là nếu giá vàng miếng của các thương hiệu khác tiếp tục giảm mạnh, thì không loại trừ khả năng những kẻ buôn lậu nhân cơ hội này gom vàng miếng của các thương hiệu khác ngoài SJC để xuất khẩu lậu ra nước ngoài.
Để tránh tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định tâm lý người dân, với vai trò là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, ông có kiến nghị gì không?
Theo tôi, trước mắt để yên lòng dân, Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện theo đúng tinh thần của Kết luận 02 của Bộ Chính trị, đó là: “Tăng cường quản lý thị trường vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép. Có lộ trình và biện pháp phù hợp cho từng thời kỳ. Đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người nắm giữ vàng. Quan tâm đúng mức đến nhu cầu của người dân và doanh nghiệp để ổn định tâm lý, tránh gây biến động cho thị trường. Thực hiện tổ chức lại thị trường vàng”.
Việc quản lý thị trường vàng cần phải cương quyết nhưng quản lý như thế nào phải có giải pháp và lộ trình cụ thể. Theo tôi, trước hết phải làm thế nào để đảm bảo tâm lý cho người dân và không làm đảo lộn thị trường, đồng thời cũng cần đảm bảo thực hiện quản lý thị trường vàng theo đúng tinh thần Kết luận 02 của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm hướng tới giảm thiểu tối đa thị trường vàng vật chất. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách để góp phần phát triển ổn định thị trường vàng.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc mua lại những sản phẩm vàng miếng mang thương hiệu của mình, tôi xin đề xuất ba giải pháp.
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức mua lại vàng miếng của 7 thương hiệu không đủ điều kiện như trong dự thảo nghị định đã quy định, việc mua bán này nên thực hiện theo đúng giá thị trường.
Thứ hai, trong trường hợp nhà nước không mua được lượng vàng này thì nên cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu vàng khi có điều kiện thuận lợi. Nếu như có được đầu ra thì những khó khăn về cung cầu trên thị trường vàng hiện nay sẽ được giải toả. Việc cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng sẽ giúp nhà nước thu được nhiều ngoại tệ bổ sung cho dự trữ ngoại hối vốn đang rất mỏng, qua đó cũng giúp ổn định thị trường ngoại hối.
Thứ ba, cho phép công ty SJC gia công cho các doanh nghiệp khác để đổi thành thương hiệu SJC hoặc mua lại vàng của các doanh nghiệp khác để gia công thành vàng SJC. Nếu thực hiện được các giải pháp trên sẽ vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước, thực thi được chính sách quản lý của Nhà nước và lòng dân sẽ được yên.