Loay hoay “giải cứu” cá tra
Đã hơn một tháng, nhưng những nỗ lực “giải phóng” cho lượng cá tra quá lứa vẫn chưa được như mong muốn
Đã hơn một tháng, nhưng những nỗ lực “giải phóng” cho lượng cá tra quá lứa vẫn chưa được như mong muốn.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức tại Hà Nội một hội nghị trực tuyến bàn về chuyện tiêu thụ cá tra, chiều 7/7.
“Càng mua càng thấy nhiều”
Theo báo cáo của lãnh đạo các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 8 tỉnh ĐBSCL, sau khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và sự tích cực tham gia của các ngân hàng, đến nay các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn các tỉnh đều đã đẩy mạnh thu mua cá tra nguyên liệu.
Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì mặc dù các doanh nghiệp chế biến đã tăng hết công suất hoạt động, nâng tổng sản lượng nguyên liệu tiêu thụ thêm mỗi ngày khoảng 1.000 tấn/ngày nhưng dường như “càng mua càng thấy nhiều”.
Trong khi đó, hiện chưa thể thống kê chính xác sản lượng cá tra toàn vùng. Vì vậy rất khó có thể tiêu thụ hết lượng cá trong tháng 7-8/2008 như ước tính ban đầu.
Cũng theo ông Dũng, trong tháng 6, sản lượng xuất khẩu đối với cá tra đã lên tới 50.000 tấn (tăng 65% so với cùng kỳ), nên các tháng tới rất khó có thể tiếp tục tăng lượng xuất khẩu này thêm. Do đó, với mức lãi xuất từ 1,75%-2%/tháng, sẽ các doanh nghiệp chế biến cũng sẽ phải hết sức cân nhắc.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, ông Huỳnh Chí Nguyện cũng cho rằng: ngoài nguyên nhân tiến độ giải ngân vốn vay còn rất chậm, sự nhận thức và thực hiện ở các địa phương và doanh nghiệp còn khác nhau, nên khâu tiêu thụ cá tra chưa thể đẩy nhanh hơn được.
Dân và doanh nghiệp đều khó
Về những khó khăn hiện tại của các hộ chăn nuôi, bà Võ Thị Phước Hồng, một chủ hộ nuôi cá tra tại Đồng Tháp nói gần một tháng qua, giá thức ăn liên tục tăng cao (trên 10%), đã buộc không ít nhiều người nuôi phải bán cá non để chốt lỗ. Điều này đã càng khiến cho giá cá liên tục giảm.
Bên cạnh đó, việc thiếu vốn để mua thức ăn cũng dẫn đến tình trạng nhiều ao cá quá lứa bị bỏ đói khiến chất lượng cá không đảm bảo để chế biến xuất khẩu. Vì thế, nhiều nơi giá đã xuống tới 12.800 đồng/kg, nhưng các hộ chăn nuôi vẫn không thể bán cá.
Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến hiện cũng gặp không ít trở ngại. “Ngoài vấn đề vốn, việc bị cắt điện luân phiên cũng là một trong những khó khăn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp”, đại diện một doanh nghiệp chế biến tại An Giang cho biết. “Thêm vào đó, cũng đã có hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh đầu ra đã giảm giá bán sản phẩm cũng đã gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp cùng hoạt động”, đại diện này nói.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Nam Việt, ông Doãn Tới cũng cho rằng, nếu không khẩn trương giải ngân vốn cho người dân mua thức ăn thì lượng cá bị bỏ đói sẽ gây thiệt hại ngày càng lớn cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.
Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Hữu Dũng đã đưa ra giải pháp, trước mắt cần phải hướng đế việc giảm cung, kích cầu cho thị trường cá tra hiện nay theo hướng nông dân cần được tăng vốn vay để không “bán đổ bán tháo” cá.
Bên cạnh đó, ông Dũng nhấn mạnh việc giải quyết cá tra tồn đọng không thể thuần túy bằng vốn vay thương mại mà cần phải cho các doanh nghiệp vay ưu đãi khoảng 3.000 tỷ đồng. Đồng thời phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác để cứu người nuôi và đưa những người nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi liên kết.
Tiếp tục nỗ lực “giải cứu”
Tại hội nghị trực tuyến nói trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng đại diện các bộ ngành có liên quan đều khẳng định sẽ tiếp tục các biện pháp giúp giải quyết khó khăn cho người nuôi cũng như các đơn vị chế biến.
Trước mắt, ông Cao Đức Phát yêu cầu các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL theo dõi và thống kê liên tục tình hình thu mua, nuôi thả để chính sách điều hành sát với thực tế hơn.
Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cũng khẳng định, không chỉ có các ngân hàng Nhà nước mà tất cả các ngân hàng cổ phần thương mại cũng sẽ chung tay góp sức để cùng doanh nghiệp và các hộ dân giải quyết khó khăn hiện tại.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng sẽ tính toán tới việc giãn nợ để cho các hộ dân yên tâm sản xuất, kinh doanh trong tình hình hiện tại.
VASEP và các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định sẽ tiếp tục thông tin kịp thời về định hướng thị trường cho các doanh nghiệp.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức tại Hà Nội một hội nghị trực tuyến bàn về chuyện tiêu thụ cá tra, chiều 7/7.
“Càng mua càng thấy nhiều”
Theo báo cáo của lãnh đạo các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn 8 tỉnh ĐBSCL, sau khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và sự tích cực tham gia của các ngân hàng, đến nay các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn các tỉnh đều đã đẩy mạnh thu mua cá tra nguyên liệu.
Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì mặc dù các doanh nghiệp chế biến đã tăng hết công suất hoạt động, nâng tổng sản lượng nguyên liệu tiêu thụ thêm mỗi ngày khoảng 1.000 tấn/ngày nhưng dường như “càng mua càng thấy nhiều”.
Trong khi đó, hiện chưa thể thống kê chính xác sản lượng cá tra toàn vùng. Vì vậy rất khó có thể tiêu thụ hết lượng cá trong tháng 7-8/2008 như ước tính ban đầu.
Cũng theo ông Dũng, trong tháng 6, sản lượng xuất khẩu đối với cá tra đã lên tới 50.000 tấn (tăng 65% so với cùng kỳ), nên các tháng tới rất khó có thể tiếp tục tăng lượng xuất khẩu này thêm. Do đó, với mức lãi xuất từ 1,75%-2%/tháng, sẽ các doanh nghiệp chế biến cũng sẽ phải hết sức cân nhắc.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, ông Huỳnh Chí Nguyện cũng cho rằng: ngoài nguyên nhân tiến độ giải ngân vốn vay còn rất chậm, sự nhận thức và thực hiện ở các địa phương và doanh nghiệp còn khác nhau, nên khâu tiêu thụ cá tra chưa thể đẩy nhanh hơn được.
Dân và doanh nghiệp đều khó
Về những khó khăn hiện tại của các hộ chăn nuôi, bà Võ Thị Phước Hồng, một chủ hộ nuôi cá tra tại Đồng Tháp nói gần một tháng qua, giá thức ăn liên tục tăng cao (trên 10%), đã buộc không ít nhiều người nuôi phải bán cá non để chốt lỗ. Điều này đã càng khiến cho giá cá liên tục giảm.
Bên cạnh đó, việc thiếu vốn để mua thức ăn cũng dẫn đến tình trạng nhiều ao cá quá lứa bị bỏ đói khiến chất lượng cá không đảm bảo để chế biến xuất khẩu. Vì thế, nhiều nơi giá đã xuống tới 12.800 đồng/kg, nhưng các hộ chăn nuôi vẫn không thể bán cá.
Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến hiện cũng gặp không ít trở ngại. “Ngoài vấn đề vốn, việc bị cắt điện luân phiên cũng là một trong những khó khăn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp”, đại diện một doanh nghiệp chế biến tại An Giang cho biết. “Thêm vào đó, cũng đã có hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh đầu ra đã giảm giá bán sản phẩm cũng đã gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp cùng hoạt động”, đại diện này nói.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Nam Việt, ông Doãn Tới cũng cho rằng, nếu không khẩn trương giải ngân vốn cho người dân mua thức ăn thì lượng cá bị bỏ đói sẽ gây thiệt hại ngày càng lớn cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.
Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Hữu Dũng đã đưa ra giải pháp, trước mắt cần phải hướng đế việc giảm cung, kích cầu cho thị trường cá tra hiện nay theo hướng nông dân cần được tăng vốn vay để không “bán đổ bán tháo” cá.
Bên cạnh đó, ông Dũng nhấn mạnh việc giải quyết cá tra tồn đọng không thể thuần túy bằng vốn vay thương mại mà cần phải cho các doanh nghiệp vay ưu đãi khoảng 3.000 tỷ đồng. Đồng thời phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác để cứu người nuôi và đưa những người nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi liên kết.
Tiếp tục nỗ lực “giải cứu”
Tại hội nghị trực tuyến nói trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng đại diện các bộ ngành có liên quan đều khẳng định sẽ tiếp tục các biện pháp giúp giải quyết khó khăn cho người nuôi cũng như các đơn vị chế biến.
Trước mắt, ông Cao Đức Phát yêu cầu các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL theo dõi và thống kê liên tục tình hình thu mua, nuôi thả để chính sách điều hành sát với thực tế hơn.
Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cũng khẳng định, không chỉ có các ngân hàng Nhà nước mà tất cả các ngân hàng cổ phần thương mại cũng sẽ chung tay góp sức để cùng doanh nghiệp và các hộ dân giải quyết khó khăn hiện tại.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng sẽ tính toán tới việc giãn nợ để cho các hộ dân yên tâm sản xuất, kinh doanh trong tình hình hiện tại.
VASEP và các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định sẽ tiếp tục thông tin kịp thời về định hướng thị trường cho các doanh nghiệp.