Lợi nhuận doanh nghiệp giúp Phố Wall bay cao
Một số nhà phân tích dự đoán, lợi nhuận của các công ty S&P 500 tăng trưởng 2,9% trong quý 2/2013 so với cùng kỳ năm trước
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 4 liên tiếp trong ngày 9/7, do nhà đầu tư đặt cược vào việc khối doanh nghiệp Mỹ có thể đạt được những kết quả kinh doanh lạc quan trong quý 2 vừa qua.
Cùng với sự đi lên của thị trường, chỉ số chứng khoán quan trọng S&P 500 hiện chỉ còn cách mức đỉnh cao mọi thời đại 1.669,16 điểm (xác lập ngày 21/5/2013) có 1%. Sự đi lên này còn là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư ngày càng tự tin hơn trước nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ làm chậm lại hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp nới lỏng định lượng.
9 trong 10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P 500 kết thúc ngày trong sắc xanh. Trong đó, tăng mạnh nhất là các cổ phiếu nguyên vật liệu và công nghiệp, do nhận được ảnh hưởng tích cực từ dự báo nhu cầu nhôm toàn cầu của tập đoàn Alcoa (công bố sau giờ đóng cửa phiên 8/7). Công bố của Alcoa cũng là tiếng chuông báo hiệu mùa lợi nhuận bắt đầu.
Mặc dù khá nhiều nhà phân tích dự báo kết quả kinh doanh quý 2 của khối doanh nghiệp Mỹ sẽ ở mức thấp, doanh thu yếu và chỉ tăng lên vào cuối năm. Tuy nhiên, cũng có không ít người bắt đầu tin rằng lợi nhuận doanh nghiệp trong quý 2 sẽ không quá thấp như dự báo, do tình hình thị trường lao động khu vực tư nhân rõ ràng đã khởi sắc suốt 3 tháng.
Một số nhà phân tích dự đoán, lợi nhuận của các công ty thuộc chỉ số S&P 500 tăng trưởng 2,9% trong quý 2/2013 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 6,1% dự báo hồi tháng 4, theo số liệu của Thomson Reuters.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng thêm được 75,65 điểm, tương ứng với mức 0,50%, lên 15.300,34 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng được 11,86 điểm, tương ứng với mức 0,72% lên 1.652,32 điểm, cao nhất kể từ cuối tháng 5. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 19,43 điểm, tương ứng 0,56%, lên 3.504,26 điểm.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm hơn 30% kể từ cuối tháng 6 tới nay. Trong phiên hôm qua, chỉ số này đã giảm thêm được 2,9%, xuống còn có 14,35 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 5,8 tỷ cổ phiếu được sang nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,4 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Số cổ phiếu tăng điểm vượt trội hơn số giảm điểm trên sàn New York với tỷ lệ là gần 3/1, còn trên sàn Nasdaq tỷ lệ là 3/2.
Trong số các mã tăng điểm hôm qua, đáng chú ý có cổ phiếu của hãng chuyển phát nhanh FedEx tăng tới 4,4% lên 103,15 USD, cao nhất kể từ trung tuần tháng 3 tới nay, sau khi nhà tỷ phú William Ackman cho biết sẽ đầu tư một khoản lớn vào công ty này. Ngoài ra còn có cổ phiếu của hãng y tế Health Management Associates Inc tăng được 8,3%.
Cùng với sự đi lên của thị trường, chỉ số chứng khoán quan trọng S&P 500 hiện chỉ còn cách mức đỉnh cao mọi thời đại 1.669,16 điểm (xác lập ngày 21/5/2013) có 1%. Sự đi lên này còn là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư ngày càng tự tin hơn trước nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ làm chậm lại hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp nới lỏng định lượng.
9 trong 10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P 500 kết thúc ngày trong sắc xanh. Trong đó, tăng mạnh nhất là các cổ phiếu nguyên vật liệu và công nghiệp, do nhận được ảnh hưởng tích cực từ dự báo nhu cầu nhôm toàn cầu của tập đoàn Alcoa (công bố sau giờ đóng cửa phiên 8/7). Công bố của Alcoa cũng là tiếng chuông báo hiệu mùa lợi nhuận bắt đầu.
Mặc dù khá nhiều nhà phân tích dự báo kết quả kinh doanh quý 2 của khối doanh nghiệp Mỹ sẽ ở mức thấp, doanh thu yếu và chỉ tăng lên vào cuối năm. Tuy nhiên, cũng có không ít người bắt đầu tin rằng lợi nhuận doanh nghiệp trong quý 2 sẽ không quá thấp như dự báo, do tình hình thị trường lao động khu vực tư nhân rõ ràng đã khởi sắc suốt 3 tháng.
Một số nhà phân tích dự đoán, lợi nhuận của các công ty thuộc chỉ số S&P 500 tăng trưởng 2,9% trong quý 2/2013 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 6,1% dự báo hồi tháng 4, theo số liệu của Thomson Reuters.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng thêm được 75,65 điểm, tương ứng với mức 0,50%, lên 15.300,34 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng được 11,86 điểm, tương ứng với mức 0,72% lên 1.652,32 điểm, cao nhất kể từ cuối tháng 5. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 19,43 điểm, tương ứng 0,56%, lên 3.504,26 điểm.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm hơn 30% kể từ cuối tháng 6 tới nay. Trong phiên hôm qua, chỉ số này đã giảm thêm được 2,9%, xuống còn có 14,35 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 5,8 tỷ cổ phiếu được sang nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,4 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Số cổ phiếu tăng điểm vượt trội hơn số giảm điểm trên sàn New York với tỷ lệ là gần 3/1, còn trên sàn Nasdaq tỷ lệ là 3/2.
Trong số các mã tăng điểm hôm qua, đáng chú ý có cổ phiếu của hãng chuyển phát nhanh FedEx tăng tới 4,4% lên 103,15 USD, cao nhất kể từ trung tuần tháng 3 tới nay, sau khi nhà tỷ phú William Ackman cho biết sẽ đầu tư một khoản lớn vào công ty này. Ngoài ra còn có cổ phiếu của hãng y tế Health Management Associates Inc tăng được 8,3%.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.300,34 | +75,65 | +0,50 |
S&P 500 | 1.652,32 | +11,86 | +0,72 | |
Nasdaq | 3.504,26 | +19,43 | +0,56 | |
Anh | FTSE 100 | 6.513,08 | +63,01 | +0,98 |
Pháp | CAC 40 | 3.843,56 | +19,73 | +0,52 |
Đức | DAX | 8.057,75 | +89,21 | +1,12 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.472,90 | +363,56 | +2,58 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.683,01 | +100,82 | +0,49 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.965,45 | +7,18 | +0,37 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.971,18 | +84,84 | +1,08 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.830,35 | +13,50 | +0,74 |
Singapore | Straits Times | 3.178,63 | +23,16 | +0,73 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |