Lợi nhuận HSBC cao nhất trong các ngân hàng Âu - Mỹ
Ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC vừa công bố đạt lợi nhuận trước thuế lên tới 21,9 tỷ USD trong năm 2011
Ngân hàng lớn nhất châu Âu HSBC vừa công bố đạt lợi nhuận trước thuế lên tới 21,9 tỷ USD trong năm 2011.
Lợi nhuận khổng lồ trên của HSBC phần nhiều dựa trên hoạt động phủ rộng của nhà băng này tại châu Á, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đẩy hàng loạt ngân hàng lớn của lục địa già vào cảnh thua lỗ trầm trọng.
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo kết quả kinh doanh 2011 của HSBC công bố ngày 27/2 cho biết, lợi nhuận trước thuế của HSBC trong năm 2011 tăng 15% so với năm 2010 và chỉ thấp hơn chút ít so với mức dự báo trên 22 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra. Trong đó, lợi nhuận mảng ngân hàng thương mại của HSBC tăng 31%, lên mức kỷ lục 7,9 tỷ USD; lợi nhuận từ mảng ngân hàng đầu tư tăng 24% lên mức 7 tỷ USD. Phần lợi nhuận còn lại đến từ các mảng kinh doanh khác.
HSBC hiện có 7.200 văn phòng tại 80 quốc gia trên thế giới. Sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế, lợi nhuận ròng của HSBC là 16,8 tỷ USD trong năm 2011, tăng hơn 27% so với mức 13,2 tỷ USD trong năm 2010.
Lợi nhuận trước thuế của HSBC trong năm 2011 vẫn thua mức lợi nhuận kỷ lục 24,2 tỷ USD mà ngân hàng này đạt được hồi năm 2011. Tuy nhiên, mức lợi nhuận của HSBC vượt xa tất cả các đối thủ ngân hàng Âu - Mỹ khác đã công bố kết quả kinh doanh 2011 tính đến thời điểm này. Ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase mới đây công bố mức lợi nhuận trước thuế năm ngoái là 19 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, các nhà băng làm ăn có lãi nhất thế giới vẫn là các ngân hàng Trung Quốc, như Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) lãi 32 tỷ USD trong năm 2010, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc lãi 26,4 tỷ USD.
Giám đốc điều hành (CEO) Stuart Gulliver của HSBC đang đẩy mạnh công tác cắt giảm chi phí nhằm mục tiêu tiết kiệm 3,5 tỷ USD mỗi năm. Ngân hàng này cũng hướng tới tăng cường trọng tâm hoạt động vào thị trường châu Á.
Phản ứng trước báo cáo kết quả kinh doanh 2011 của HSBC, giá cổ phiếu của ngân hàng này tại London hôm 27/2 tăng 0,5%, lên mức 577,3 Pence/cổ phiếu, trong khi chỉ số FTSE 100 giảm 0,6%.
Báo Telegraph cho biết, đến thời điểm này, HSBC là ngân hàng Anh quốc đầu tiên công bố chi tiết về thù lao cho lãnh đạo trong năm 2011. Theo đó, CEO Gulliver của ngân hàng này được nhận gói thù lao trị giá 10,58 triệu USD, tăng hơn gấp rưỡi so với mức 6,03 triệu USD vào năm ngoái. Trong đó, tiền thưởng dành cho CEO này là 4,56 triệu USD, tăng so với mức 2,93 triệu USD vào năm 2010.
Với mức thù lao này, ông Guilliver chưa phải là người được trả cao nhất tại HSBC trong năm 2011. Theo công bố của HSBC về 8 lãnh đạo không thuộc Hội đồng Quản trị được trả cao nhất, có một nhân vật được hưởng gói thù lao trị giá 11,4 triệu USD. Người được trả cao thứ nhì trong nhóm này hưởng 6 triệu USD.
Tổng tiền thưởng mà HSBC dành cho lãnh đạo và nhân viên trong năm 2011 là 4,22 tỷ USD, giảm nhẹ từ mức 4,3 tỷ USD trong năm 2010.
Theo thông cáo báo chí ngày 24/2 của HSBC, ngân hàng này vừa được công nhận là ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất, được bình chọn bởi tổ chức uy tín Brand Finance Banking 500. HSBC đứng đầu bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu là 27,59 tỷ USD.
Lợi nhuận khổng lồ trên của HSBC phần nhiều dựa trên hoạt động phủ rộng của nhà băng này tại châu Á, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đẩy hàng loạt ngân hàng lớn của lục địa già vào cảnh thua lỗ trầm trọng.
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo kết quả kinh doanh 2011 của HSBC công bố ngày 27/2 cho biết, lợi nhuận trước thuế của HSBC trong năm 2011 tăng 15% so với năm 2010 và chỉ thấp hơn chút ít so với mức dự báo trên 22 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra. Trong đó, lợi nhuận mảng ngân hàng thương mại của HSBC tăng 31%, lên mức kỷ lục 7,9 tỷ USD; lợi nhuận từ mảng ngân hàng đầu tư tăng 24% lên mức 7 tỷ USD. Phần lợi nhuận còn lại đến từ các mảng kinh doanh khác.
HSBC hiện có 7.200 văn phòng tại 80 quốc gia trên thế giới. Sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế, lợi nhuận ròng của HSBC là 16,8 tỷ USD trong năm 2011, tăng hơn 27% so với mức 13,2 tỷ USD trong năm 2010.
Lợi nhuận trước thuế của HSBC trong năm 2011 vẫn thua mức lợi nhuận kỷ lục 24,2 tỷ USD mà ngân hàng này đạt được hồi năm 2011. Tuy nhiên, mức lợi nhuận của HSBC vượt xa tất cả các đối thủ ngân hàng Âu - Mỹ khác đã công bố kết quả kinh doanh 2011 tính đến thời điểm này. Ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase mới đây công bố mức lợi nhuận trước thuế năm ngoái là 19 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, các nhà băng làm ăn có lãi nhất thế giới vẫn là các ngân hàng Trung Quốc, như Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) lãi 32 tỷ USD trong năm 2010, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc lãi 26,4 tỷ USD.
Giám đốc điều hành (CEO) Stuart Gulliver của HSBC đang đẩy mạnh công tác cắt giảm chi phí nhằm mục tiêu tiết kiệm 3,5 tỷ USD mỗi năm. Ngân hàng này cũng hướng tới tăng cường trọng tâm hoạt động vào thị trường châu Á.
Phản ứng trước báo cáo kết quả kinh doanh 2011 của HSBC, giá cổ phiếu của ngân hàng này tại London hôm 27/2 tăng 0,5%, lên mức 577,3 Pence/cổ phiếu, trong khi chỉ số FTSE 100 giảm 0,6%.
Báo Telegraph cho biết, đến thời điểm này, HSBC là ngân hàng Anh quốc đầu tiên công bố chi tiết về thù lao cho lãnh đạo trong năm 2011. Theo đó, CEO Gulliver của ngân hàng này được nhận gói thù lao trị giá 10,58 triệu USD, tăng hơn gấp rưỡi so với mức 6,03 triệu USD vào năm ngoái. Trong đó, tiền thưởng dành cho CEO này là 4,56 triệu USD, tăng so với mức 2,93 triệu USD vào năm 2010.
Với mức thù lao này, ông Guilliver chưa phải là người được trả cao nhất tại HSBC trong năm 2011. Theo công bố của HSBC về 8 lãnh đạo không thuộc Hội đồng Quản trị được trả cao nhất, có một nhân vật được hưởng gói thù lao trị giá 11,4 triệu USD. Người được trả cao thứ nhì trong nhóm này hưởng 6 triệu USD.
Tổng tiền thưởng mà HSBC dành cho lãnh đạo và nhân viên trong năm 2011 là 4,22 tỷ USD, giảm nhẹ từ mức 4,3 tỷ USD trong năm 2010.
Theo thông cáo báo chí ngày 24/2 của HSBC, ngân hàng này vừa được công nhận là ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất, được bình chọn bởi tổ chức uy tín Brand Finance Banking 500. HSBC đứng đầu bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu là 27,59 tỷ USD.