Lợi nhuận ngân hàng 2010: Vượt và… trượt
Một số thành viên đã vượt từ khá sớm, một số căng mình về đích và không ít trường hợp trượt chỉ tiêu hoặc phải điều chỉnh giảm
Một số thành viên đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận từ khá sớm, một số căng mình về đích và không ít trường hợp trượt chỉ tiêu hoặc buộc phải điều chỉnh giảm.
Cách đây khoảng hai tháng, trợ lý tổng giám đốc một ngân hàng thương mại liên hệ với phóng viên để tìm hiểu thông tin. Ban lãnh đạo đang hoàn thiện báo cáo để chuẩn bị cuộc họp với hội đồng quản trị. Một thông tin cần cập nhật là đến thời điểm đó có bao nhiều ngân hàng buộc phải hạ chỉ tiêu lợi nhuận - con số cụ thể nhất để phản ánh những khó khăn trong hoạt động của năm 2010.
Trao đổi với một số người trong cuộc, con số ban đầu là 7, rồi 13 và khó tuyệt đối, bởi có vẻ như đây là chuyện nội bộ hạn chế “lộ” ra ngoài tại nhiều ngân hàng…
“Không buông súng”
Đó là khẳng định của một lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ở thời điểm cuối quý 3, khi thị trường bắt đầu xuất hiện những khó khăn.
Cuối quý 3, hoạt động các ngân hàng đã bắt đầu “co” lại trước yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới theo Thông tư 13, hay huy động và cho vay vàng bị thu hẹp, lãi suất và tỷ giá bắt đầu có những căng thẳng theo hướng bất lợi…
Theo kế hoạch, năm nay Eximbank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2.200 tỷ đồng. Đến hết tháng 11, kết quả đã hoàn thành là 96% qua thông tin công bố. Tìm hiểu thêm, đến trung tuần tháng 12, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đã đạt gần 2.300 tỷ đồng. Năm nay, chắc chắn Eximbank vượt kế hoạch.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận qua 11 tháng cũng vừa được công bố với 2.192 tỷ đồng riêng ngân hàng. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Văn Thành dự tính cả năm sẽ vượt chỉ tiêu 2.400 tỷ đồng.
Ở Sacombank, trong báo cáo hợp nhất 9 tháng đầu năm, có một chú thích liên quan khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại tại thời điểm cuối kỳ (-482,85 triệu đồng). Theo khuyến cáo của một công ty chứng khoán, việc hạch toán chênh lệch tỷ giá cũng là một điểm cần được chú ý khi các nhà băng khóa sổ năm 2010. Với Sacombank, con số 2.192 tỷ đồng sau 11 tháng đã bao gồm việc tính khoản chênh lệch tỷ giá.
Lãnh đạo hai ngân hàng lớn trên cùng cho rằng, chỉ tiêu xác định đầu năm là tương đối nhưng là tối thiểu, phải hoàn thành bởi đó là một cam kết đối với các cổ đông, cũng như đặt trong yêu cầu cân đối các chỉ số tài chính để đánh giá ở tính ổn định và hiệu quả.
Tại một số thành viên khác như Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Nhà Hà Nội…, thông tin hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận, hoặc nắm khả năng vượt kế hoạch cũng đã lần lượt công bố cách đây hai tháng.
Khá lạc quan, một công ty chứng khoán mới đây đưa ra nhận định rằng, hoạt động ngân hàng trong quý 4 có nhiều khó khăn rõ rệt so với 3 quý trước, nhưng có một yếu tố “bất thường” tác động tích cực: thị trường chứng khoán phục hồi mạnh với sự bứt phá của VN-Index từ gần 420 điểm lên tới 497 điểm, hoạt động đầu tư của các nhà băng có thể tạo cú hích đáng kể để cỗ máy lợi nhuận về đích thuận lợi hơn.
Vẫn còn những câu hỏi để ngỏ
Theo dõi kết quả lợi nhuận ngân hàng những năm gần đây, có hai trường hợp có thể tạo sự chú ý của thị trường: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank).
Maritme Bank đặc biệt nổi trội trong năm 2009 và đầu năm 2010. Có thời điểm ngân hàng này đưa ra một tỷ lệ ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) lên tới 50% trong năm 2009, trong khi mức bình quân năm của ngành chỉ ở khoảng 20% - 22%. Trước con số “khủng” này, VnEconomy đã từng xin xác minh và dữ liệu tính toán cụ thể, tuy nhiên Maritime Bank “im lặng”…
Techcombank thì khá quen thuộc ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định, khả năng bứt phá so với chỉ tiêu cũng như các chỉ số xác định hiệu quả kinh doanh khá ấn tượng trong tốp đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần. Nhưng năm 2010 này, liệu Techcombank có gây chú ý ở chiều ngược lại?
Câu hỏi trên đặt ra bởi gần đây nhiều thông tin trên thị trường đề cập đến việc Techcombank giảm khá mạnh chỉ tiêu lợi nhuận riêng ngân hàng từ 3.207 tỷ đồng xuống còn 2.800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong bản cáo bạch công bố đầu tháng 12 này, phục vụ cho kế hoạch phát hành trái phiếu, chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế vẫn giữ nguyên ban đầu ở con số 3.467 tỷ đồng, sau thuế là 2.600 tỷ đồng (không đề cập riêng ngân hàng). Đáng chú ý là những chỉ tiêu này được nhấn mạnh ở “mức tối thiểu”.
Câu hỏi về khả năng hoàn thành chỉ tiêu cũng được đặt ra ở một số trường hợp khác, như với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank), hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank)… trong những dòng thông tin cập nhật gần đây.
Theo những thông tin đó, VietABank là khó đạt được dù đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu từ 498 tỷ đồng xuống khoảng 300 - 350 tỷ đồng (?); DongA Bank có thể kết quả cuối cùng khó vượt xa con số 750 tỷ đồng của năm 2009, trong khi chỉ tiêu là 1.100 tỷ đồng (?).
Cũng như một số trường hợp khác, các nhà băng từ chối đưa ra những câu trả lời cụ thể, hoặc chưa cập nhật kết quả một cách chính thống, trong khi năm 2010 chỉ còn tính từng ngày. Và đến mùa báo cáo chính thức, liệu có những yếu tố bất ngờ nào không?
Cách đây khoảng hai tháng, trợ lý tổng giám đốc một ngân hàng thương mại liên hệ với phóng viên để tìm hiểu thông tin. Ban lãnh đạo đang hoàn thiện báo cáo để chuẩn bị cuộc họp với hội đồng quản trị. Một thông tin cần cập nhật là đến thời điểm đó có bao nhiều ngân hàng buộc phải hạ chỉ tiêu lợi nhuận - con số cụ thể nhất để phản ánh những khó khăn trong hoạt động của năm 2010.
Trao đổi với một số người trong cuộc, con số ban đầu là 7, rồi 13 và khó tuyệt đối, bởi có vẻ như đây là chuyện nội bộ hạn chế “lộ” ra ngoài tại nhiều ngân hàng…
“Không buông súng”
Đó là khẳng định của một lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ở thời điểm cuối quý 3, khi thị trường bắt đầu xuất hiện những khó khăn.
Cuối quý 3, hoạt động các ngân hàng đã bắt đầu “co” lại trước yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn mới theo Thông tư 13, hay huy động và cho vay vàng bị thu hẹp, lãi suất và tỷ giá bắt đầu có những căng thẳng theo hướng bất lợi…
Theo kế hoạch, năm nay Eximbank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2.200 tỷ đồng. Đến hết tháng 11, kết quả đã hoàn thành là 96% qua thông tin công bố. Tìm hiểu thêm, đến trung tuần tháng 12, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đã đạt gần 2.300 tỷ đồng. Năm nay, chắc chắn Eximbank vượt kế hoạch.
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận qua 11 tháng cũng vừa được công bố với 2.192 tỷ đồng riêng ngân hàng. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đặng Văn Thành dự tính cả năm sẽ vượt chỉ tiêu 2.400 tỷ đồng.
Ở Sacombank, trong báo cáo hợp nhất 9 tháng đầu năm, có một chú thích liên quan khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại tại thời điểm cuối kỳ (-482,85 triệu đồng). Theo khuyến cáo của một công ty chứng khoán, việc hạch toán chênh lệch tỷ giá cũng là một điểm cần được chú ý khi các nhà băng khóa sổ năm 2010. Với Sacombank, con số 2.192 tỷ đồng sau 11 tháng đã bao gồm việc tính khoản chênh lệch tỷ giá.
Lãnh đạo hai ngân hàng lớn trên cùng cho rằng, chỉ tiêu xác định đầu năm là tương đối nhưng là tối thiểu, phải hoàn thành bởi đó là một cam kết đối với các cổ đông, cũng như đặt trong yêu cầu cân đối các chỉ số tài chính để đánh giá ở tính ổn định và hiệu quả.
Tại một số thành viên khác như Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Nhà Hà Nội…, thông tin hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận, hoặc nắm khả năng vượt kế hoạch cũng đã lần lượt công bố cách đây hai tháng.
Khá lạc quan, một công ty chứng khoán mới đây đưa ra nhận định rằng, hoạt động ngân hàng trong quý 4 có nhiều khó khăn rõ rệt so với 3 quý trước, nhưng có một yếu tố “bất thường” tác động tích cực: thị trường chứng khoán phục hồi mạnh với sự bứt phá của VN-Index từ gần 420 điểm lên tới 497 điểm, hoạt động đầu tư của các nhà băng có thể tạo cú hích đáng kể để cỗ máy lợi nhuận về đích thuận lợi hơn.
Vẫn còn những câu hỏi để ngỏ
Theo dõi kết quả lợi nhuận ngân hàng những năm gần đây, có hai trường hợp có thể tạo sự chú ý của thị trường: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank).
Maritme Bank đặc biệt nổi trội trong năm 2009 và đầu năm 2010. Có thời điểm ngân hàng này đưa ra một tỷ lệ ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) lên tới 50% trong năm 2009, trong khi mức bình quân năm của ngành chỉ ở khoảng 20% - 22%. Trước con số “khủng” này, VnEconomy đã từng xin xác minh và dữ liệu tính toán cụ thể, tuy nhiên Maritime Bank “im lặng”…
Techcombank thì khá quen thuộc ở tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định, khả năng bứt phá so với chỉ tiêu cũng như các chỉ số xác định hiệu quả kinh doanh khá ấn tượng trong tốp đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần. Nhưng năm 2010 này, liệu Techcombank có gây chú ý ở chiều ngược lại?
Câu hỏi trên đặt ra bởi gần đây nhiều thông tin trên thị trường đề cập đến việc Techcombank giảm khá mạnh chỉ tiêu lợi nhuận riêng ngân hàng từ 3.207 tỷ đồng xuống còn 2.800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong bản cáo bạch công bố đầu tháng 12 này, phục vụ cho kế hoạch phát hành trái phiếu, chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế vẫn giữ nguyên ban đầu ở con số 3.467 tỷ đồng, sau thuế là 2.600 tỷ đồng (không đề cập riêng ngân hàng). Đáng chú ý là những chỉ tiêu này được nhấn mạnh ở “mức tối thiểu”.
Câu hỏi về khả năng hoàn thành chỉ tiêu cũng được đặt ra ở một số trường hợp khác, như với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank), hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank)… trong những dòng thông tin cập nhật gần đây.
Theo những thông tin đó, VietABank là khó đạt được dù đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu từ 498 tỷ đồng xuống khoảng 300 - 350 tỷ đồng (?); DongA Bank có thể kết quả cuối cùng khó vượt xa con số 750 tỷ đồng của năm 2009, trong khi chỉ tiêu là 1.100 tỷ đồng (?).
Cũng như một số trường hợp khác, các nhà băng từ chối đưa ra những câu trả lời cụ thể, hoặc chưa cập nhật kết quả một cách chính thống, trong khi năm 2010 chỉ còn tính từng ngày. Và đến mùa báo cáo chính thức, liệu có những yếu tố bất ngờ nào không?