Lợi nhuận ngân hàng cổ phần tăng tốc
Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang nắm trong tay khả năng về đích trước hạn về lợi nhuận
Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang nắm trong tay khả năng về đích trước hạn về lợi nhuận.
Đáng chú ý là khả năng này được đặt ra trong một năm đối mặt với nhiều khó khăn.
Đầu tháng 10 này, các ngân hàng thương mại cổ phần lần lượt công bố kết quả kinh doanh sau 3 quỹ đầu năm. Những kết quả này cũng giải thích một phần nguyên nhân giá cổ phiếu ngân hàng đang có sự phục hồi mạnh mẽ.
Lợi nhuận vượt trở ngại
Khởi đầu năm 2007, hoạt động của các ngân hàng thương mại vấp một khó khăn lớn từ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Nhiều nguồn vốn trong dân cư cùng chung một điểm đến là đầu tư chứng khoán, thay cho các khoản tiền gửi tại ngân hàng như trước đây. Hoạt động giải ngân, cho vay cũng trở ngại khi nhiều doanh nghiệp đã tự lực, trực tiếp huy động từ thị trường chứng khoán.
Từ tháng 6, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc tăng mạnh làm tăng chi phí của các ngân hàng. Từ tháng 7, Chỉ thị 03 về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán cũng cắt một phần lợi nhuận, đặc biệt là với những ngân hàng mới chuyển đổi…
Nhưng, với số liệu công bố đầu tháng này, ấn tượng trong lợi nhuận của các ngân hàng tiếp tục thể hiện. Đáng chú ý là nhiều thành viên đang nắm trong tay khả năng vượt mục tiêu đặt ra cho năm này.
Đầu tàu vẫn là Ngân hàng Á châu (ACB), ngân hàng cổ phần được đánh giá hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Đến hết tháng 9, lợi nhuận của ACB đã vượt trên 1.200 tỷ đồng; nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu 1.600 tỷ đồng cho cả năm. Kế đến là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), sau 9 tháng đã đạt 1.060 tỷ đồng.
Theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank, với đà hiện nay, ngân hàng này có thể đạt lợi nhuận cả năm 1.400 tỷ đồng, vượt mức 1.200 tỷ theo mục tiêu đề ra từ đầu năm. Tương tự, lợi nhuận của Ngân hàng Quân đội (MB) hiện đã cao trên 3 lần mức của cả năm 2006, có thể vượt 500 tỷ đồng vào cuối năm. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank hiện cũng đã đạt 473 tỷ đồng, cách mục tiêu khoảng 200 tỷ đồng cho 3 tháng còn lại…
Theo lãnh đạo một số ngân hàng, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và ảnh hưởng của Chỉ thị 03 là một trở ngại lớn. Trong 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng cổ phần có lợi nhuận từ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán chiếm từ 25 – 30%; cá biệt có trường hợp lên gần 50%, tập trung ở khối mới chuyển đổi. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ước tính chi phí của một số ngân hàng cũng đã tăng thêm trên 0,25%. Đây thực sự là khó khăn đối với những ngân hàng quy mô nhỏ, mới gia nhập thị trường, thị phần còn hạn chế và dịch vụ chưa phát triển mạnh.
Ngược lại, trong bối cảnh này, khả năng chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận thể hiện rõ ở các ngân hàng lớn, có thâm niên. Hiện tại ACB, Sacombank, EAB, Techcombank, sự dịch chuyển lợi nhuận từ hoạt động tín dụng dần sang dịch vụ đang thể hiện rõ. Những ngân hàng này đang hướng tới khả năng đưa tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ lên 30 – 40% trong năm nay và trong năm 2008.
Cổ phiếu ngân hàng phục hồi
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cổ phiếu ngân hàng đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau gần 6 tháng điều chỉnh sâu. Một nguyên nhân chính là kết quả kinh doanh ấn tượng cùng với sự phục hồi chung của thị trường. Riêng trên thị trường OTC, cổ phiếu ngân hàng đang đóng vai trò như một “đầu tàu” tăng giá, tạo không khí sôi động và khá lạc quan.
Trong đánh giá về giá cổ phiếu ngân hàng tháng 9 vừa qua, SSI đề cập đến cổ phiếu của Ngân hàng nhà Hà Nội (Habubank) như một điển hình. Trong kỳ điều chỉnh vừa qua, giá cổ phiếu Habubank có thời điểm giảm xuống còn khoảng 4,8 lần mệnh giá, thấp hơn cả giá bán cho cổ đông chiến lược là Deustche Bank (khoảng 5,6 lần), giảm tới 50% so với thời đỉnh điểm. Nhưng hiện tại, giá cổ phiếu Habubank chào bán phổ biến trên thị trường OTC đã vọt lên tới gần 7 lần mệnh giá.
Giá nhiều cổ phiếu ngân hàng khác, theo SSI, chỉ trong vài ngày qua đã tăng tới 30%. Những cổ phiếu được săn lùng nhiều nhất chính là cổ phiếu giảm giá mạnh trước đó, như của MB, Eximbank, Techcombank và Habubank. Trên sàn niêm yết, giá STB của Sacombank cũng trở nên nổi bật khi có mức tăng tới 28% trong tháng 9. Đáng chú ý là đà tăng mạnh của STB được đánh giá cao ở khả năng “khích lệ” không khí chung của thị trường.
Về triển vọng của đợt phục hồi này, nhiều nhà đầu tư tiếp tục củng cổ niềm tin khi con tàu lợi nhuận của các ngân hàng đang tăng tốc vào mùa cao điểm cuối năm, khi triển vọng tăng điểm chung của thị trường niêm yết khá bền vững.
Một tác động khác cũng đang được định hình từ kế hoạch phát hành của Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank. Dự báo khi cổ phiếu Vietcombank có mặt trên OTC, thị trường sẽ càng sôi động hơn, trong đó cổ phiếu ngân hàng vẫn là một dòng chảy chính.
Ngoài ra, thời điểm này một số ngân hàng đang chuẩn bị phát hành thêm theo lộ trình tăng vốn; trong đó có nhiều ưu đãi cho cổ đông cũ. Hiện MB, Techcombank hay Habubank cũng đã lên kế hoạch để có mức vốn mới vào cuối năm; lượng tiền bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài như của OCB, Techcombank hay Habubank cũng đã lần lượt về đến tài khoản, phục vụ cho mục tiêu tăng vốn...
Đáng chú ý là khả năng này được đặt ra trong một năm đối mặt với nhiều khó khăn.
Đầu tháng 10 này, các ngân hàng thương mại cổ phần lần lượt công bố kết quả kinh doanh sau 3 quỹ đầu năm. Những kết quả này cũng giải thích một phần nguyên nhân giá cổ phiếu ngân hàng đang có sự phục hồi mạnh mẽ.
Lợi nhuận vượt trở ngại
Khởi đầu năm 2007, hoạt động của các ngân hàng thương mại vấp một khó khăn lớn từ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Nhiều nguồn vốn trong dân cư cùng chung một điểm đến là đầu tư chứng khoán, thay cho các khoản tiền gửi tại ngân hàng như trước đây. Hoạt động giải ngân, cho vay cũng trở ngại khi nhiều doanh nghiệp đã tự lực, trực tiếp huy động từ thị trường chứng khoán.
Từ tháng 6, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc tăng mạnh làm tăng chi phí của các ngân hàng. Từ tháng 7, Chỉ thị 03 về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán cũng cắt một phần lợi nhuận, đặc biệt là với những ngân hàng mới chuyển đổi…
Nhưng, với số liệu công bố đầu tháng này, ấn tượng trong lợi nhuận của các ngân hàng tiếp tục thể hiện. Đáng chú ý là nhiều thành viên đang nắm trong tay khả năng vượt mục tiêu đặt ra cho năm này.
Đầu tàu vẫn là Ngân hàng Á châu (ACB), ngân hàng cổ phần được đánh giá hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Đến hết tháng 9, lợi nhuận của ACB đã vượt trên 1.200 tỷ đồng; nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu 1.600 tỷ đồng cho cả năm. Kế đến là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), sau 9 tháng đã đạt 1.060 tỷ đồng.
Theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank, với đà hiện nay, ngân hàng này có thể đạt lợi nhuận cả năm 1.400 tỷ đồng, vượt mức 1.200 tỷ theo mục tiêu đề ra từ đầu năm. Tương tự, lợi nhuận của Ngân hàng Quân đội (MB) hiện đã cao trên 3 lần mức của cả năm 2006, có thể vượt 500 tỷ đồng vào cuối năm. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank hiện cũng đã đạt 473 tỷ đồng, cách mục tiêu khoảng 200 tỷ đồng cho 3 tháng còn lại…
Theo lãnh đạo một số ngân hàng, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và ảnh hưởng của Chỉ thị 03 là một trở ngại lớn. Trong 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng cổ phần có lợi nhuận từ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán chiếm từ 25 – 30%; cá biệt có trường hợp lên gần 50%, tập trung ở khối mới chuyển đổi. Với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ước tính chi phí của một số ngân hàng cũng đã tăng thêm trên 0,25%. Đây thực sự là khó khăn đối với những ngân hàng quy mô nhỏ, mới gia nhập thị trường, thị phần còn hạn chế và dịch vụ chưa phát triển mạnh.
Ngược lại, trong bối cảnh này, khả năng chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận thể hiện rõ ở các ngân hàng lớn, có thâm niên. Hiện tại ACB, Sacombank, EAB, Techcombank, sự dịch chuyển lợi nhuận từ hoạt động tín dụng dần sang dịch vụ đang thể hiện rõ. Những ngân hàng này đang hướng tới khả năng đưa tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ lên 30 – 40% trong năm nay và trong năm 2008.
Cổ phiếu ngân hàng phục hồi
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cổ phiếu ngân hàng đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau gần 6 tháng điều chỉnh sâu. Một nguyên nhân chính là kết quả kinh doanh ấn tượng cùng với sự phục hồi chung của thị trường. Riêng trên thị trường OTC, cổ phiếu ngân hàng đang đóng vai trò như một “đầu tàu” tăng giá, tạo không khí sôi động và khá lạc quan.
Trong đánh giá về giá cổ phiếu ngân hàng tháng 9 vừa qua, SSI đề cập đến cổ phiếu của Ngân hàng nhà Hà Nội (Habubank) như một điển hình. Trong kỳ điều chỉnh vừa qua, giá cổ phiếu Habubank có thời điểm giảm xuống còn khoảng 4,8 lần mệnh giá, thấp hơn cả giá bán cho cổ đông chiến lược là Deustche Bank (khoảng 5,6 lần), giảm tới 50% so với thời đỉnh điểm. Nhưng hiện tại, giá cổ phiếu Habubank chào bán phổ biến trên thị trường OTC đã vọt lên tới gần 7 lần mệnh giá.
Giá nhiều cổ phiếu ngân hàng khác, theo SSI, chỉ trong vài ngày qua đã tăng tới 30%. Những cổ phiếu được săn lùng nhiều nhất chính là cổ phiếu giảm giá mạnh trước đó, như của MB, Eximbank, Techcombank và Habubank. Trên sàn niêm yết, giá STB của Sacombank cũng trở nên nổi bật khi có mức tăng tới 28% trong tháng 9. Đáng chú ý là đà tăng mạnh của STB được đánh giá cao ở khả năng “khích lệ” không khí chung của thị trường.
Về triển vọng của đợt phục hồi này, nhiều nhà đầu tư tiếp tục củng cổ niềm tin khi con tàu lợi nhuận của các ngân hàng đang tăng tốc vào mùa cao điểm cuối năm, khi triển vọng tăng điểm chung của thị trường niêm yết khá bền vững.
Một tác động khác cũng đang được định hình từ kế hoạch phát hành của Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank. Dự báo khi cổ phiếu Vietcombank có mặt trên OTC, thị trường sẽ càng sôi động hơn, trong đó cổ phiếu ngân hàng vẫn là một dòng chảy chính.
Ngoài ra, thời điểm này một số ngân hàng đang chuẩn bị phát hành thêm theo lộ trình tăng vốn; trong đó có nhiều ưu đãi cho cổ đông cũ. Hiện MB, Techcombank hay Habubank cũng đã lên kế hoạch để có mức vốn mới vào cuối năm; lượng tiền bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài như của OCB, Techcombank hay Habubank cũng đã lần lượt về đến tài khoản, phục vụ cho mục tiêu tăng vốn...