Lợi nhuận ngân hàng: Dự báo dần hiện thực?
Lợi nhuận nhiều ngân hàng cổ phần bắt đầu giảm tốc, chủ yếu do ảnh hưởng từ nguồn thu tín dụng
Đã gần hết tháng 11 nhưng dữ liệu thông tin lợi nhuận tháng 10 của các ngân hàng vẫn chưa được công bố đều đặn như trước.
Liệu có phải nhiều thành viên không còn hào hứng với những con số không thuận lợi và dự báo trước đó đang dần hiện thực?
Khác biệt cuối năm
Những năm gần đây, những tháng cuối năm lợi nhuận các ngân hàng thường có tốc độ tăng nhanh hơn đầu năm, do tính “thời vụ” của nền kinh tế; riêng năm 2008 là mùa vàng kinh doanh trái phiếu.
Nhưng năm nay, tháng 9 và 10, số liệu lợi nhuận công bố cho thấy nhiều ngân hàng cổ phần đã giảm tốc.
Một trong số các thành viên “bớt sung” về con số lợi nhuận là Ngân hàng Cổ phần Hàng hải (Maritimee Bank). Nếu như những tháng trước, ngân hàng này liên tục công bố các con số lợi nhuận ấn tượng, thì tháng 10/2009 con số chỉ khoảng 80 tỷ đồng.
Không chỉ đến tháng 10 xu hướng giảm tốc mới thể hiện. Kể từ khi kết thúc quý 3, các chỉ tiêu tài chính tại một số ngân hàng khác cũng đã bắt đầu cho thấy con số lợi nhuận không mấy khả quan, đặc biệt là các thành viên có tỷ lệ nguồn thu lớn là tín dụng.
Theo số liệu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận quý 3 đã giảm 15% so với quý 2; còn tại Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), lợi nhuận quý 3 chỉ bằng khoảng một nửa so với quý 2…
Một nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên là do khó khăn trong nguồn thu từ tín dụng. Trong khi lãi suất huy động liên tục tăng cao, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ấn định mức trần, tỷ lệ lãi biên thu hẹp. Mặt khác, từ tháng 9, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống, cũng như tại các thành viên, đã bắt đầu chậm lại; hoạt động cho vay ra cũng gặp hạn chế do khó khăn về nguồn vốn.
“Nút thắt” này được kỳ vọng nới dần khi Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cải thiện thanh khoản và nới tỷ lệ lãi biên. Tuy nhiên, năm 2009 chỉ còn đúng 1 tháng để “hưởng” cơ chế mới này, nên khó tạo đột biến về nguồn thu tín dụng.
“Ông lớn” vẫn ung dung?
Gần đây, lãnh đạo Ngân hàng Á châu (ACB) hay lãnh đạo của Sacombank đều có phát biểu và tự tin về khả năng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận của năm. Tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), thông tin vừa công bố cũng đề cập đến khả năng vượt chỉ tiêu, dù đã có điều chỉnh tăng trước đó.
Có thể thấy tại những “ông lớn” trong khối cổ phần, một lợi thế là nguồn thu phi tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao, bù đắp lại những khó khăn trong tín dụng. Tỷ trọng đó tại ACB hay Techcombank hiện ở khoảng 50%, tại Sacombank khoảng 40%.
Với ACB, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận riêng ngân hàng đạt được là 1.800 tỷ đồng và dự kiến 3 tháng cuối năm mỗi tháng đạt trung bình 200 tỷ đồng lợi nhuận tháng. Với Techcombank, theo số liệu 10 tháng, lợi nhuận đạt được là 1.845,59 tỷ đồng và cũng dự kiến trong 2 tháng cuối năm mỗi tháng đạt trung bình 200 tỷ đồng; cả năm tăng khoảng 500 tỷ đồng so với năm 2008.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, cũng thừa nhận: “Nếu không có chuyện lãi suất huy động liên tục tăng làm chi phí đầu vào tăng mạnh thì con số lợi nhuận của Techcombank sẽ cao hơn”.
Ngoài ra, một thành viên khác là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), không gây ấn tượng mạnh về con số lợi nhuận trong những tháng trước nhưng lại cho thấy khá ổn định vào cuối năm. Theo số liệu 10 tháng, Eximbank đạt lợi nhuận khoảng 1.300 tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt mức lợi nhuận trung bình 150 tỷ đồng/tháng trong 2 tháng cuối năm.
Vào hồi giữa năm, khi nhiều ngân hàng cổ phần đồng loạt báo lãi ấn tượng, một số chuyên gia ngân hàng đã cảnh báo về mức lợi nhuận sẽ sụt giảm vào cuối năm nếu như nguồn thu dựa quá nhiều vào tín dụng. Đến những tháng cuối năm, nguy cơ này đã dần trở thành hiện thực.
Nhưng riêng với một số ngân hàng có hoạt động phi tín dụng mạnh, chiếm tỷ trọng cao, có vẻ họ vẫn sẽ ung dung kết thúc năm 2009 với phong độ ổn định của lợi nhuận.
Liệu có phải nhiều thành viên không còn hào hứng với những con số không thuận lợi và dự báo trước đó đang dần hiện thực?
Khác biệt cuối năm
Những năm gần đây, những tháng cuối năm lợi nhuận các ngân hàng thường có tốc độ tăng nhanh hơn đầu năm, do tính “thời vụ” của nền kinh tế; riêng năm 2008 là mùa vàng kinh doanh trái phiếu.
Nhưng năm nay, tháng 9 và 10, số liệu lợi nhuận công bố cho thấy nhiều ngân hàng cổ phần đã giảm tốc.
Một trong số các thành viên “bớt sung” về con số lợi nhuận là Ngân hàng Cổ phần Hàng hải (Maritimee Bank). Nếu như những tháng trước, ngân hàng này liên tục công bố các con số lợi nhuận ấn tượng, thì tháng 10/2009 con số chỉ khoảng 80 tỷ đồng.
Không chỉ đến tháng 10 xu hướng giảm tốc mới thể hiện. Kể từ khi kết thúc quý 3, các chỉ tiêu tài chính tại một số ngân hàng khác cũng đã bắt đầu cho thấy con số lợi nhuận không mấy khả quan, đặc biệt là các thành viên có tỷ lệ nguồn thu lớn là tín dụng.
Theo số liệu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận quý 3 đã giảm 15% so với quý 2; còn tại Ngân hàng Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), lợi nhuận quý 3 chỉ bằng khoảng một nửa so với quý 2…
Một nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên là do khó khăn trong nguồn thu từ tín dụng. Trong khi lãi suất huy động liên tục tăng cao, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh ấn định mức trần, tỷ lệ lãi biên thu hẹp. Mặt khác, từ tháng 9, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống, cũng như tại các thành viên, đã bắt đầu chậm lại; hoạt động cho vay ra cũng gặp hạn chế do khó khăn về nguồn vốn.
“Nút thắt” này được kỳ vọng nới dần khi Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cải thiện thanh khoản và nới tỷ lệ lãi biên. Tuy nhiên, năm 2009 chỉ còn đúng 1 tháng để “hưởng” cơ chế mới này, nên khó tạo đột biến về nguồn thu tín dụng.
“Ông lớn” vẫn ung dung?
Gần đây, lãnh đạo Ngân hàng Á châu (ACB) hay lãnh đạo của Sacombank đều có phát biểu và tự tin về khả năng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận của năm. Tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), thông tin vừa công bố cũng đề cập đến khả năng vượt chỉ tiêu, dù đã có điều chỉnh tăng trước đó.
Có thể thấy tại những “ông lớn” trong khối cổ phần, một lợi thế là nguồn thu phi tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao, bù đắp lại những khó khăn trong tín dụng. Tỷ trọng đó tại ACB hay Techcombank hiện ở khoảng 50%, tại Sacombank khoảng 40%.
Với ACB, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận riêng ngân hàng đạt được là 1.800 tỷ đồng và dự kiến 3 tháng cuối năm mỗi tháng đạt trung bình 200 tỷ đồng lợi nhuận tháng. Với Techcombank, theo số liệu 10 tháng, lợi nhuận đạt được là 1.845,59 tỷ đồng và cũng dự kiến trong 2 tháng cuối năm mỗi tháng đạt trung bình 200 tỷ đồng; cả năm tăng khoảng 500 tỷ đồng so với năm 2008.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, cũng thừa nhận: “Nếu không có chuyện lãi suất huy động liên tục tăng làm chi phí đầu vào tăng mạnh thì con số lợi nhuận của Techcombank sẽ cao hơn”.
Ngoài ra, một thành viên khác là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), không gây ấn tượng mạnh về con số lợi nhuận trong những tháng trước nhưng lại cho thấy khá ổn định vào cuối năm. Theo số liệu 10 tháng, Eximbank đạt lợi nhuận khoảng 1.300 tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt mức lợi nhuận trung bình 150 tỷ đồng/tháng trong 2 tháng cuối năm.
Vào hồi giữa năm, khi nhiều ngân hàng cổ phần đồng loạt báo lãi ấn tượng, một số chuyên gia ngân hàng đã cảnh báo về mức lợi nhuận sẽ sụt giảm vào cuối năm nếu như nguồn thu dựa quá nhiều vào tín dụng. Đến những tháng cuối năm, nguy cơ này đã dần trở thành hiện thực.
Nhưng riêng với một số ngân hàng có hoạt động phi tín dụng mạnh, chiếm tỷ trọng cao, có vẻ họ vẫn sẽ ung dung kết thúc năm 2009 với phong độ ổn định của lợi nhuận.