Lợi nhuận ngân hàng: Một năm khác biệt
Hầu hết các ngân hàng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm, nhưng không nhiều đột biến và bất ngờ như thường thấy
Hầu hết các ngân hàng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm, nhưng không nhiều đột biến và bất ngờ như thường thấy.
Có thể ngay tuần đầu tiên của năm mới 2010, một số ngân hàng cổ phần sẽ bắt đầu đưa ra kết quả kinh doanh ước tính cả năm 2009 - một năm có những khác biệt so với “thông lệ”.
Kéo căng tín dụng
Ngoại trừ năm 2008 khá đặc biệt do ảnh hưởng khủng hoảng, so với những năm gần đây, lợi nhuận ngân hàng năm 2009 có nhiều khác biệt. Những năm trước, như một thông lệ, khoảng thời gian 6 tháng cuối năm là thời điểm cỗ máy lợi nhuận tăng tốc; năm 2009 thì ngược lại.
6 tháng cuối năm 2009, số liệu cập nhật qua các tháng cho thấy tốc độ tăng lợi nhuận của nhiều nhà băng đã chậm lại. Điều này cơ bản được giải thích từ dư địa tăng trưởng tín dụng đã thu hẹp sau khi đã kéo căng trong hơn nửa đầu năm, trong khi lợi nhuận hầu hết các thành viên vẫn lệ thuộc chủ yếu từ nguồn thu này.
Đầu năm, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm ở khoảng 21% - 23%. Nếu định hướng này được duy trì và thống nhất trong thực hiện, chắc chắn năm 2009 lợi nhuận nhiều ngân hàng thương mại sẽ bị ảnh hưởng và sự khác biệt trong hướng giảm tốc 6 tháng cuối năm sẽ càng rõ nét hơn.
Đầu năm, hầu hết các ngân hàng thương mại đều xác định đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Từ tháng 3, chính sách hỗ trợ lãi suất khởi động, các nhà băng đẩy nhanh giải ngân để nắm cơ hội này. Cũng từ thời điểm đó, tín dụng tiêu dùng được mở lại, thêm lối để dẫn vốn. Không bất ngờ khi 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã là 17,01%, “giới hạn” còn lại nếu duy trì định hướng 21% - 23% nói trên chỉ còn phần nhỏ.
Một điểm đáng chú ý là ngay từ những tháng đầu năm (tháng 1 và 2), tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có xu hướng tăng mạnh hơn tốc độ huy động vốn. Điều này tiếp tục củng cố trong kết quả 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng là 17,01% trong khi huy động chỉ đạt 16,2%. Đến tháng 10, tương ứng là 33,29% với 25,72%. Rõ ràng các ngân hàng khó có thể tiếp tục kéo căng tín dụng đi cùng với sự mất cân đối kéo dài này. Liệu đây có phải là một trong những nguyên nhân dẫn tới khó khăn thanh khoản cuối năm?
Nhưng định hướng 21% - 23% đưa ra đầu năm không cố định. Kết thúc năm, tăng trưởng tín dụng lên tới 37,73%. Tuy nhiên, dù nhiều đất để phát triển tín dụng hơn dự kiến nhưng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2009 lại bị hạn chế bởi chênh lệch lãi suất; lãi biên từ khoảng 2,7% - 3% trước đó chỉ còn xoay quanh 1%.
Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất cơ bản lên 8%, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh theo đó lên tối đa 12% và lãi suất huy động có “trần” ở mức 10,5%/năm. Tỷ lệ lãi biên theo đó được nới thêm, nhưng lợi nhuận của các nhà băng năm 2009 chỉ được “hưởng” thuận lợi hơn này riêng trong tháng 12.
Dự tính và triển vọng
Từ tháng 10, một số ngân hàng thương mại thông báo đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm 2009. Và đến thời điểm này, nhiều thành viên dự kiến sẽ vượt kế hoạch cả năm, nhưng không nhiều đột biến.
Mới đây, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) công bố một bản báo cáo, trong đó đưa ra dự báo đáng chú ý về lợi nhuận cả năm 2009 của một số ngân hàng lớn. Đi cùng với dự báo, VCBS nhấn mạnh rằng, trong 6 tháng cuối năm, tín dụng khó khăn, các ngân hàng có lợi thế về hoạt động phi tín dụng sẽ có điều kiện để bù đắp.
Nổi bật nhất là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) khi lợi nhuận trước thuế lũy kế 11 tháng đầu năm đã đạt 4.400 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch đề ra cho cả năm (3.400 tỷ đồng). VCBS dự báo lợi nhuận trước thuế cả năm 2009 mà ngân hàng này có thể đạt được là 4.828 tỷ đồng.
Với Ngân hàng Á châu (ACB), sau 9 tháng đầu năm là gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số cả năm VCBS dự báo là 2.770 tỷ đồng. Với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế là 1.163 tỷ đồng, bằng 77,5% kế hoạch năm. VCBS dự báo cả năm Eximbank có thể đạt 1.544 tỷ đồng. Với Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), 11 tháng đạt 2.060 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cả năm dự kiến 2.200 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 11 tháng lợi nhuận trước thuế đã đạt 1.658 tỷ đồng, vượt kế hoạch 4%. Cả năm, dự báo Sacombank có thể đạt con số 1.854 tỷ đồng; khoản lợi nhuận đột biến khoảng 240 tỷ đồng từ việc cổ phần hóa Công ty Chứng khoán Sacombank – SBS là một điểm nhấn.
Bước sang năm 2010, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng ở khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với mức thực tế 37,73% năm 2009. Nhưng đổi lại, nguồn thu từ tín dụng được kỳ vọng sẽ khả quan hơn khi lãi suất cơ bản có khả năng sẽ tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát, lãi biên theo đó có thể cao hơn.
Bên cạnh phát triển tín dụng, lợi nhuận ngân hàng năm 2010 dự báo sẽ có sự chuyển dịch nhiều hơn sang các hoạt động phi tín dụng; hay kỳ vọng một năm phát triển tốt hơn của thị trường chứng khoán để có thể tạo thêm nguồn lợi từ hoạt động đầu tư…
Nhưng trước mắt, khó khăn thanh khoản là một trở ngại, hay việc đóng cửa các sàn vàng từ 30/3/2010 có thể làm giảm nguồn thu của nhiều thành viên có tham gia hoạt động này.
Xa hơn, sự mở rộng của các ngân hàng ngoại sẽ tạo những chia sẻ về thị phần và cạnh tranh dịch vụ khắc nghiệt hơn; biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối…
Có thể ngay tuần đầu tiên của năm mới 2010, một số ngân hàng cổ phần sẽ bắt đầu đưa ra kết quả kinh doanh ước tính cả năm 2009 - một năm có những khác biệt so với “thông lệ”.
Kéo căng tín dụng
Ngoại trừ năm 2008 khá đặc biệt do ảnh hưởng khủng hoảng, so với những năm gần đây, lợi nhuận ngân hàng năm 2009 có nhiều khác biệt. Những năm trước, như một thông lệ, khoảng thời gian 6 tháng cuối năm là thời điểm cỗ máy lợi nhuận tăng tốc; năm 2009 thì ngược lại.
6 tháng cuối năm 2009, số liệu cập nhật qua các tháng cho thấy tốc độ tăng lợi nhuận của nhiều nhà băng đã chậm lại. Điều này cơ bản được giải thích từ dư địa tăng trưởng tín dụng đã thu hẹp sau khi đã kéo căng trong hơn nửa đầu năm, trong khi lợi nhuận hầu hết các thành viên vẫn lệ thuộc chủ yếu từ nguồn thu này.
Đầu năm, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm ở khoảng 21% - 23%. Nếu định hướng này được duy trì và thống nhất trong thực hiện, chắc chắn năm 2009 lợi nhuận nhiều ngân hàng thương mại sẽ bị ảnh hưởng và sự khác biệt trong hướng giảm tốc 6 tháng cuối năm sẽ càng rõ nét hơn.
Đầu năm, hầu hết các ngân hàng thương mại đều xác định đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Từ tháng 3, chính sách hỗ trợ lãi suất khởi động, các nhà băng đẩy nhanh giải ngân để nắm cơ hội này. Cũng từ thời điểm đó, tín dụng tiêu dùng được mở lại, thêm lối để dẫn vốn. Không bất ngờ khi 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã là 17,01%, “giới hạn” còn lại nếu duy trì định hướng 21% - 23% nói trên chỉ còn phần nhỏ.
Một điểm đáng chú ý là ngay từ những tháng đầu năm (tháng 1 và 2), tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có xu hướng tăng mạnh hơn tốc độ huy động vốn. Điều này tiếp tục củng cố trong kết quả 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng là 17,01% trong khi huy động chỉ đạt 16,2%. Đến tháng 10, tương ứng là 33,29% với 25,72%. Rõ ràng các ngân hàng khó có thể tiếp tục kéo căng tín dụng đi cùng với sự mất cân đối kéo dài này. Liệu đây có phải là một trong những nguyên nhân dẫn tới khó khăn thanh khoản cuối năm?
Nhưng định hướng 21% - 23% đưa ra đầu năm không cố định. Kết thúc năm, tăng trưởng tín dụng lên tới 37,73%. Tuy nhiên, dù nhiều đất để phát triển tín dụng hơn dự kiến nhưng lợi nhuận trong nửa cuối năm 2009 lại bị hạn chế bởi chênh lệch lãi suất; lãi biên từ khoảng 2,7% - 3% trước đó chỉ còn xoay quanh 1%.
Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất cơ bản lên 8%, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh theo đó lên tối đa 12% và lãi suất huy động có “trần” ở mức 10,5%/năm. Tỷ lệ lãi biên theo đó được nới thêm, nhưng lợi nhuận của các nhà băng năm 2009 chỉ được “hưởng” thuận lợi hơn này riêng trong tháng 12.
Dự tính và triển vọng
Từ tháng 10, một số ngân hàng thương mại thông báo đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm 2009. Và đến thời điểm này, nhiều thành viên dự kiến sẽ vượt kế hoạch cả năm, nhưng không nhiều đột biến.
Mới đây, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) công bố một bản báo cáo, trong đó đưa ra dự báo đáng chú ý về lợi nhuận cả năm 2009 của một số ngân hàng lớn. Đi cùng với dự báo, VCBS nhấn mạnh rằng, trong 6 tháng cuối năm, tín dụng khó khăn, các ngân hàng có lợi thế về hoạt động phi tín dụng sẽ có điều kiện để bù đắp.
Nổi bật nhất là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) khi lợi nhuận trước thuế lũy kế 11 tháng đầu năm đã đạt 4.400 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch đề ra cho cả năm (3.400 tỷ đồng). VCBS dự báo lợi nhuận trước thuế cả năm 2009 mà ngân hàng này có thể đạt được là 4.828 tỷ đồng.
Với Ngân hàng Á châu (ACB), sau 9 tháng đầu năm là gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số cả năm VCBS dự báo là 2.770 tỷ đồng. Với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), 9 tháng đầu năm lợi nhuận trước thuế là 1.163 tỷ đồng, bằng 77,5% kế hoạch năm. VCBS dự báo cả năm Eximbank có thể đạt 1.544 tỷ đồng. Với Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), 11 tháng đạt 2.060 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cả năm dự kiến 2.200 tỷ đồng.
Trong khi đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 11 tháng lợi nhuận trước thuế đã đạt 1.658 tỷ đồng, vượt kế hoạch 4%. Cả năm, dự báo Sacombank có thể đạt con số 1.854 tỷ đồng; khoản lợi nhuận đột biến khoảng 240 tỷ đồng từ việc cổ phần hóa Công ty Chứng khoán Sacombank – SBS là một điểm nhấn.
Bước sang năm 2010, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng ở khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với mức thực tế 37,73% năm 2009. Nhưng đổi lại, nguồn thu từ tín dụng được kỳ vọng sẽ khả quan hơn khi lãi suất cơ bản có khả năng sẽ tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát, lãi biên theo đó có thể cao hơn.
Bên cạnh phát triển tín dụng, lợi nhuận ngân hàng năm 2010 dự báo sẽ có sự chuyển dịch nhiều hơn sang các hoạt động phi tín dụng; hay kỳ vọng một năm phát triển tốt hơn của thị trường chứng khoán để có thể tạo thêm nguồn lợi từ hoạt động đầu tư…
Nhưng trước mắt, khó khăn thanh khoản là một trở ngại, hay việc đóng cửa các sàn vàng từ 30/3/2010 có thể làm giảm nguồn thu của nhiều thành viên có tham gia hoạt động này.
Xa hơn, sự mở rộng của các ngân hàng ngoại sẽ tạo những chia sẻ về thị phần và cạnh tranh dịch vụ khắc nghiệt hơn; biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối…