Lợi nhuận ngân hàng: Nhìn quý 1, “đoán” quý 2
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm sẽ vẫn gắn chặt với những gì đã thể hiện trong quý 1, ngoại trừ một số ảnh hưởng đáng kể
Đã có nhiều khác biệt trong lợi nhuận ngân hàng quý 1/2010 so với năm trước, và khó có những thay đổi lớn ở những khác biệt đó trong quý 2 vừa qua.
6 tháng kinh doanh đầu năm đã kết thúc. Lúc này, một số nhà băng đã công bố kết quả lợi nhuận sơ bộ. Phần lớn còn lại dự kiến sẽ lần lượt đưa ra từ nay đến trung tuần tháng 7.
“Cầm đèn chạy trước”, nhưng kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm dự tính sẽ vẫn gắn chặt với những gì đã thể hiện trong quý 1, ngoại trừ một số chuyển động có ảnh hưởng đáng kể.
“Nghẹt” nguồn thu truyền thống
Nhìn lại quý 1/2010, hầu hết các ngân hàng đều có những con số lợi nhuận khả quan hơn nhiều so với quý 1/2009 - quý đỉnh điểm của ảnh hưởng khủng hoảng. Thế nhưng, ở những nguồn thu truyền thống đã bộc lộ khó khăn.
Trước hết, nguồn thu trọng yếu từ tín dụng đã thu hẹp một cách rõ rệt. Tỷ trọng ở mỗi thành viên khác nhau, nhưng một số trường hợp đã cho thấy sự bất ngờ. Trong năm 2009, những thành viên như Sacombank, Maritime Bank…, nguồn từ tín dụng chiếm từ khoảng 40% - 60% trong tổng cơ cấu; nhiều thành viên khác vẫn còn tới 70% - 90%. Quý 1, tại Sacombank tỷ trọng này chỉ còn 26,48% và có xu hướng giảm thêm trong những tháng tiếp theo theo dữ liệu đã công bố. Hay tại Maritime Bank, con số đó chỉ còn khoảng 25%.
Một nguyên nhân chính của sự thu hẹp nhanh chóng đó có từ tốc độ tăng trưởng tín dụng rất thấp trong 3 tháng đầu năm (chỉ quanh 3%). Và ngay ở hoạt động này, khả năng sinh lãi cũng khó khăn. Một số tính toán cho thấy tỷ lệ lãi biên mà các nhà băng thu được trong quý 1/2010 chỉ ở khoảng trên dưới 2,7%.
“Đoán” quý 2/2010, tình hình chung vẫn chưa có nhiều cải thiện khi tăng trưởng tín dụng vẫn rất thấp; tính chung cả 6 tháng vẫn chỉ tăng được 10,52%, trong khi cùng kỳ năm 2009 tăng tới trên 17%. Cơ chế lãi suất thỏa thuận được mở rộng trong quý này tạo điều nới rộng tỷ lệ lãi biên. Thế nhưng thực tế khả năng này chủ yếu tập trung ở tín dụng tiêu dùng, thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ; còn với tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, các ngân hàng “buộc” vận động theo chủ trương giảm lãi suất, trong khi lãi suất huy động đã tăng cao.
Tín dụng khó, nguồn thu từ một kênh truyền thống khác cũng cho thấy những khó khăn nổi bật hơn. Trong quý 1/2010, dễ thấy lợi nhuận của nhiều ngân hàng ở hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đã giảm rất mạnh. Như tại ACB chỉ là 104,6 tỷ đồng so với 311,16 tỷ đồng của quý 1/2009; tại Sacombank là 71,15 tỷ đồng so với 227,06 tỷ đồng; tại Eximbank lãi kinh doanh ngoại hối quý 1/2010 cũng chỉ đạt 21,63 tỷ đồng trong khi con số của quý 1/2009 là 53,04 tỷ đồng…
Việc đóng cửa các sàn giao dịch vàng là một ảnh hưởng trực tiếp. Thứ nữa, thị trường ngoại hối và vàng không có nhiều biến động mạnh như những năm trước cũng là một ảnh hưởng đáng chú ý đến khả năng tạo lợi nhuận. Những ảnh hưởng này tiếp tục có ở trong quý 2/2010, đồng nghĩa với khả năng hẹp cửa nguồn thu.
Kỳ vọng ở nỗ lực bù đắp
Vượt qua những khó khăn trên, lợi nhuận ngân hàng quý 1/2010 và dự báo quý 2/2010 vẫn có nhiều con số khả quan. Kết quả này có từ nỗ lực của các thành viên trong việc dịch chuyển cơ cấu lợi nhuận, hoặc sự linh hoạt trong nắm bắt các cơ hội.
Ngay trong quý 1/2010, tại những thành viên lớn như Vietcombank, Sacombank, Eximbank, Techcombank…, nguồn thu từ dịch vụ đã cho thấy sự gia tăng đáng chú ý. Nổi bật nhất có thể thấy ở Sacombank, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt tới 312,64 tỷ đồng, trong khi con số của quý 1/2009 mới chỉ là 118,3 tỷ đồng. Tại Eximbank, tương tự là 55,84 tỷ đồng so với 33,2 tỷ đồng. Tại Vietcombank là 283,66 tỷ đồng so với 222,46 tỷ đồng…
Tại mỗi ngân hàng, sự gia tăng của nguồn thu đó khác nhau, theo thế mạnh của mỗi thành viên, theo chiến lược phát triển riêng có… Thế nhưng, nhìn chung, thu từ dịch vụ gia tăng là kết quả của nỗ lực bù đắp cho khó khăn ở các kênh truyền thống, cũng như thể hiện hướng phát triển cần có của các mô hình ngân hàng hiện đại, cũng như để giảm bớt sự lệ thuộc ở kênh tín dụng.
Đó là xu hướng, đã thể hiện kết quả tích cực trong quý 1/2010 và hoàn toàn có thể kỳ vọng ở những giá trị tốt hơn trong quý 2/2010.
Ở một khả năng bù đắp khác, khá riêng trong quý 2 vừa qua là sự linh hoạt và hiệu quả của đồng vốn mà các ngân hàng dùng để đầu tư.
Từ cuối tháng 3 đến nay, thị trường ghi nhận sự thành công của loạt phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với lượng đăng ký tham gia đột biến và áp đảo từ các ngân hàng thương mại. Một động lực chính được đề cập nhiều thời gian qua là sự tranh thủ chênh lệch lãi suất để tạo lợi nhuận, khi các nhà băng nắm công cụ trái phiếu để cầm cố trên thị trường mở.
Ở sự bù đắp mang tính “mùa vụ” này, có những ý kiến khác nhau. Trong khi doanh nghiệp cần vốn, tăng trưởng tín dụng thấp, các nhà băng lại dồn vốn vào trái phiếu (dù nguồn vốn đó cũng được dùng để đầu tư cho nền kinh tế). Ngược lại, cũng phải công bằng khi nói rằng các ngân hàng là nhà kinh doanh, linh hoạt nắm bắt các cơ hội để tạo lợi nhuận là đương nhiên. Và với khó khăn ở các kênh truyền thống nói trên, đó là sự bù đắp được trông đợi trong quý 2/2010.
Ngoài những chuyển động trên, lợi nhuận của mỗi ngân hàng cụ thể trong 6 tháng đầu năm sẽ có những màu sắc khác nhau. Ở đây không loại trừ những yếu tố riêng lẻ, ví như trường hợp bán vốn của Sacombank tại công ty chứng khoán thành viên và khoản lợi nhuận lớn cuối năm 2009, hay gần đây là khoản trích lập dự phòng khá đặc biệt trong quý 1/2010 của Vietcombank liên quan đến việc điều chỉnh tiêu chí phân loại nợ…
Và hơn hết, phía sau sự rõ ràng về lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010, dự kiến có trong vài tuần tới, vẫn là chất lượng của các chỉ số cơ bản, chứ không đơn thuần ở những con số “hoành tráng” nhìn ở giá trị tuyệt đối.
6 tháng kinh doanh đầu năm đã kết thúc. Lúc này, một số nhà băng đã công bố kết quả lợi nhuận sơ bộ. Phần lớn còn lại dự kiến sẽ lần lượt đưa ra từ nay đến trung tuần tháng 7.
“Cầm đèn chạy trước”, nhưng kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm dự tính sẽ vẫn gắn chặt với những gì đã thể hiện trong quý 1, ngoại trừ một số chuyển động có ảnh hưởng đáng kể.
“Nghẹt” nguồn thu truyền thống
Nhìn lại quý 1/2010, hầu hết các ngân hàng đều có những con số lợi nhuận khả quan hơn nhiều so với quý 1/2009 - quý đỉnh điểm của ảnh hưởng khủng hoảng. Thế nhưng, ở những nguồn thu truyền thống đã bộc lộ khó khăn.
Trước hết, nguồn thu trọng yếu từ tín dụng đã thu hẹp một cách rõ rệt. Tỷ trọng ở mỗi thành viên khác nhau, nhưng một số trường hợp đã cho thấy sự bất ngờ. Trong năm 2009, những thành viên như Sacombank, Maritime Bank…, nguồn từ tín dụng chiếm từ khoảng 40% - 60% trong tổng cơ cấu; nhiều thành viên khác vẫn còn tới 70% - 90%. Quý 1, tại Sacombank tỷ trọng này chỉ còn 26,48% và có xu hướng giảm thêm trong những tháng tiếp theo theo dữ liệu đã công bố. Hay tại Maritime Bank, con số đó chỉ còn khoảng 25%.
Một nguyên nhân chính của sự thu hẹp nhanh chóng đó có từ tốc độ tăng trưởng tín dụng rất thấp trong 3 tháng đầu năm (chỉ quanh 3%). Và ngay ở hoạt động này, khả năng sinh lãi cũng khó khăn. Một số tính toán cho thấy tỷ lệ lãi biên mà các nhà băng thu được trong quý 1/2010 chỉ ở khoảng trên dưới 2,7%.
“Đoán” quý 2/2010, tình hình chung vẫn chưa có nhiều cải thiện khi tăng trưởng tín dụng vẫn rất thấp; tính chung cả 6 tháng vẫn chỉ tăng được 10,52%, trong khi cùng kỳ năm 2009 tăng tới trên 17%. Cơ chế lãi suất thỏa thuận được mở rộng trong quý này tạo điều nới rộng tỷ lệ lãi biên. Thế nhưng thực tế khả năng này chủ yếu tập trung ở tín dụng tiêu dùng, thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ; còn với tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, các ngân hàng “buộc” vận động theo chủ trương giảm lãi suất, trong khi lãi suất huy động đã tăng cao.
Tín dụng khó, nguồn thu từ một kênh truyền thống khác cũng cho thấy những khó khăn nổi bật hơn. Trong quý 1/2010, dễ thấy lợi nhuận của nhiều ngân hàng ở hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đã giảm rất mạnh. Như tại ACB chỉ là 104,6 tỷ đồng so với 311,16 tỷ đồng của quý 1/2009; tại Sacombank là 71,15 tỷ đồng so với 227,06 tỷ đồng; tại Eximbank lãi kinh doanh ngoại hối quý 1/2010 cũng chỉ đạt 21,63 tỷ đồng trong khi con số của quý 1/2009 là 53,04 tỷ đồng…
Việc đóng cửa các sàn giao dịch vàng là một ảnh hưởng trực tiếp. Thứ nữa, thị trường ngoại hối và vàng không có nhiều biến động mạnh như những năm trước cũng là một ảnh hưởng đáng chú ý đến khả năng tạo lợi nhuận. Những ảnh hưởng này tiếp tục có ở trong quý 2/2010, đồng nghĩa với khả năng hẹp cửa nguồn thu.
Kỳ vọng ở nỗ lực bù đắp
Vượt qua những khó khăn trên, lợi nhuận ngân hàng quý 1/2010 và dự báo quý 2/2010 vẫn có nhiều con số khả quan. Kết quả này có từ nỗ lực của các thành viên trong việc dịch chuyển cơ cấu lợi nhuận, hoặc sự linh hoạt trong nắm bắt các cơ hội.
Ngay trong quý 1/2010, tại những thành viên lớn như Vietcombank, Sacombank, Eximbank, Techcombank…, nguồn thu từ dịch vụ đã cho thấy sự gia tăng đáng chú ý. Nổi bật nhất có thể thấy ở Sacombank, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt tới 312,64 tỷ đồng, trong khi con số của quý 1/2009 mới chỉ là 118,3 tỷ đồng. Tại Eximbank, tương tự là 55,84 tỷ đồng so với 33,2 tỷ đồng. Tại Vietcombank là 283,66 tỷ đồng so với 222,46 tỷ đồng…
Tại mỗi ngân hàng, sự gia tăng của nguồn thu đó khác nhau, theo thế mạnh của mỗi thành viên, theo chiến lược phát triển riêng có… Thế nhưng, nhìn chung, thu từ dịch vụ gia tăng là kết quả của nỗ lực bù đắp cho khó khăn ở các kênh truyền thống, cũng như thể hiện hướng phát triển cần có của các mô hình ngân hàng hiện đại, cũng như để giảm bớt sự lệ thuộc ở kênh tín dụng.
Đó là xu hướng, đã thể hiện kết quả tích cực trong quý 1/2010 và hoàn toàn có thể kỳ vọng ở những giá trị tốt hơn trong quý 2/2010.
Ở một khả năng bù đắp khác, khá riêng trong quý 2 vừa qua là sự linh hoạt và hiệu quả của đồng vốn mà các ngân hàng dùng để đầu tư.
Từ cuối tháng 3 đến nay, thị trường ghi nhận sự thành công của loạt phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với lượng đăng ký tham gia đột biến và áp đảo từ các ngân hàng thương mại. Một động lực chính được đề cập nhiều thời gian qua là sự tranh thủ chênh lệch lãi suất để tạo lợi nhuận, khi các nhà băng nắm công cụ trái phiếu để cầm cố trên thị trường mở.
Ở sự bù đắp mang tính “mùa vụ” này, có những ý kiến khác nhau. Trong khi doanh nghiệp cần vốn, tăng trưởng tín dụng thấp, các nhà băng lại dồn vốn vào trái phiếu (dù nguồn vốn đó cũng được dùng để đầu tư cho nền kinh tế). Ngược lại, cũng phải công bằng khi nói rằng các ngân hàng là nhà kinh doanh, linh hoạt nắm bắt các cơ hội để tạo lợi nhuận là đương nhiên. Và với khó khăn ở các kênh truyền thống nói trên, đó là sự bù đắp được trông đợi trong quý 2/2010.
Ngoài những chuyển động trên, lợi nhuận của mỗi ngân hàng cụ thể trong 6 tháng đầu năm sẽ có những màu sắc khác nhau. Ở đây không loại trừ những yếu tố riêng lẻ, ví như trường hợp bán vốn của Sacombank tại công ty chứng khoán thành viên và khoản lợi nhuận lớn cuối năm 2009, hay gần đây là khoản trích lập dự phòng khá đặc biệt trong quý 1/2010 của Vietcombank liên quan đến việc điều chỉnh tiêu chí phân loại nợ…
Và hơn hết, phía sau sự rõ ràng về lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010, dự kiến có trong vài tuần tới, vẫn là chất lượng của các chỉ số cơ bản, chứ không đơn thuần ở những con số “hoành tráng” nhìn ở giá trị tuyệt đối.