Lối thoát tài chính cho bà Clinton?
Chiến dịch tranh cử sơ bộ của bà Hillary Clinton đã khiến bà mắc nợ số tiền khoảng 20 triệu USD
Chiến dịch tranh cử sơ bộ của bà Hillary Clinton đã khiến bà mắc nợ số tiền khoảng 20 triệu USD. Nếu không trúng cử, chưa rõ bà sẽ lấy đâu ra tiền để trả số nợ này.
Tới lúc này có thể thấy, triển vọng thắng cử của bà Hillary mỗi lúc một thêm xấu đi. Cỗ máy huy động tài chính trước đây hoạt động rất mạnh mẽ của bà cũng đang chậm lại. Khoản nợ của vị Thượng nghị sỹ đến từ New York này tăng lên nhanh chóng, trong khi các đại cử tri lại ồ ạt chuyển sang ủng hộ đối thủ Barack Obama.
Mang tiền nhà đi trả?
Ước tính, trước khi bước vào cuộc bầu cử sơ bộ ở Tây Virginia, bà Hillary đã nợ khoảng 20 triệu USD. Chiến thắng của bà ở bang này không có ý nghĩa nhiều trong việc thay đổi cục diện đang nghiêng về phía ông Obama, do đó, bài toán tiền bạc mà bà Hillary đang phải đối mặt sẽ càng trở nên khó giải hơn một khi bà cố ở lâu trong cuộc đua vào Nhà Trắng này.
“Tiếp tục bỏ tiền ra để vận động tranh cử trong khi nguồn tài chính đã cạn có thể khiến bà ấy tự đào cho mình một cái hố sâu”, chuyên gia về luật tài chính trong vận động tranh cử Jan Witold Baran ở công ty luật Wiley Rein nhận xét.
Đến lúc này, khoản nợ của bà Hillary đã chính thức vượt xa mức “tổng thiệt hại” thường gặp đối với một ứng cử viên tổng thống Mỹ ở mỗi chiến dịch tranh cử. Ngoại trừ những tỷ phú như Mitt Romney và Steve Forbes, những người luôn dùng tiền của chính họ để chi vào cuộc chạy đua cho ghế tổng thống, phần lớn các ứng cử viên đều buộc phải dừng lại cuộc đua của mình khi thấy số tiền nợ lên tới mức một vài triệu USD.
Trong khi đó, để vận động tranh cử, trong những tháng gần đây bà Hillary đã vay số tiền lên tới 11,4 triệu USD. Ngoài ra, phần còn lại trong tổng số nợ 20 triệu USD của bà bao gồm tiền phí dịch vụ của một loạt các chuyên gia tư vấn và các công ty cung cấp dịch vụ khác. Trong đó bao gồm khoản nợ 4,8 triệu USD đối với công ty luật Mark Penn’s tính đến thời điểm cuối tháng 3, tới những khoản lặt vặt vài trăm USD để thuê trang thiết bị ở nhiều thành phố.
Tuy nhiên, từ khi ông Bill Clinton thôi giữ chức Tổng thống Mỹ, bà Hillary đã kiếm được khoảng 109 triệu USD. Do đó, nếu dùng tiền túi, bà Hillary có thể còn theo đuổi được cuộc đua này thêm nhiều thời gian nữa. Mặc dù vậy, câu hỏi đặt ra lúc này là: nếu bà Hillary thất bại trước ông Obama, bà sẽ trả số nợ 20 triệu USD nói trên bằng cách nào, nếu không phải là mang tiền nhà đi trả?
“Lối thoát” mang tên... Obama
Dù nhiều người muốn giúp xóa nợ cho bà Hillary, nhưng theo pháp luật Mỹ, hành động như vậy bị coi là tài trợ tranh cử bất hợp pháp.
Theo quy định, mỗi cá nhân có thể tài trợ cho một ứng cử viên trong cuộc chạy đua cho ghế tổng thống số tiền tối đa 2.300 USD trong chiến dịch tranh cử sơ bộ và 2.300 USD nữa cho cuộc tổng bầu cử. Để tháo gỡ khó khăn hiện nay, có lẽ bà Hillary sẽ phải đi tìm cho mình một nhóm các nhà tài trợ mới - những người chưa tài trợ hết cho bà số tiền tối đa 2.300 USD.
Đây sẽ là một việc khó, nhưng không phải là không thể làm được. Vì dù có trở thành đại diện chính thức cho đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng hay không, bà Hillary vẫn sẽ là một nhân vật đầy quyền lực ở Washington và có thể một ngày nào đó, bà lại tham gia vào cuộc đua này. “Khó mà có thể tưởng tượng được việc các nhà tài trợ sẽ thờ ơ trước một vị thượng nghị sỹ còn được chức, với ảnh hưởng chính trị lớn. Ai mà lại muốn mất đi một cầu nối với các cơ quan quyền lực chứ”, một chuyên gia về bầu cử nhận xét.
Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là một cách làm đơn giản. Theo cách này, bà Hillary cần gần 9.000 nhà tài trợ mới với mức tài trợ 2.300 USD/người để có thể giải quyết hoàn toàn khoản nợ kia. Nhưng điều này sẽ không hỗ trợ nhiều trong việc giải quyết vấn đề cấp bách nhất của bà: lấy lại số tiền 11 triệu USD tiền túi mà bà đã bỏ ra cho chiến dịch tranh cử này.
Để làm được điều này, số tiền 11 triệu USD nói trên phải được thu về trước khi đại hội của đảng Dân chủ diễn ra vào cuối tháng 8 tới. Do thay đổi trong luật tài chính cho tranh cử, các ứng cử viên chỉ có thể lấy lại toàn bộ số tiền mà bản thân họ đã bỏ ra cho chiến dịch vận động của mình trước khi cuộc đua kết thúc, còn sau đó, họ chỉ có thể lấy lại được tối đa là 250.000 USD.
Một số chuyên gia về tài chính cho các cuộc tranh cử cho rằng bà Hillary có thể “né” những hạn chế tài chính chặt chẽ này. Tính đến ngày 31/3, chiến dịch của bà đã có trong tay 23 triệu USD để chi cho cuộc bầu cử chính thức và bà có thể chuyển số tiền này sang cho chiến dịch tái tranh cử chức thượng nghĩ sỹ của bà, nếu nhận được sự đồng thuận của các nhà tài trợ. Sau đó, chiến dịch tranh cử chức thượng nghị sỹ của bà có thể tiếp quản số nợ từ chiến dịch tranh cử sơ bộ và sử dụng nguồn vốn này để trả hết khoản nợ đó.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia khác, mọi chuyện không hẳn đơn giản như vậy. Do phần lớn số tiền 23 triệu trên là đóng góp của các nhà tài trợ đã chạm mức giới hạn của pháp luật đối với các khoản tài trợ dành cho tranh cử sơ bộ, việc chuyển tiền như vậy có thể sẽ không được thông qua. Các chuyên gia cho rằng, bà Hillary chỉ có thể dùng số tiền trên để trả cho khoản nợ của chiến dịch tranh cử sơ bộ nếu số tiền đó đến từ các nhà tài trợ chưa chạm mức tài trợ tối đa cho chiến dịch này.
Mặc dù vậy, bà Hillary vẫn còn một “lối thoát” khác: nếu bà từ bỏ cuộc chạy đua này, ông Obama sẽ đồng ý giúp bà huy động số tiền mà bà cần. Hành động như vậy đã trở nên quen thuộc trong nhiều chiến dịch tranh cử trước đây. Đồng thời, việc này cũng như sự đảm bảo rằng bà Hillary và những người ủng hộ bà, sẽ hoàn toàn ủng hộ ông Obama.
(Theo Business Week)
Tới lúc này có thể thấy, triển vọng thắng cử của bà Hillary mỗi lúc một thêm xấu đi. Cỗ máy huy động tài chính trước đây hoạt động rất mạnh mẽ của bà cũng đang chậm lại. Khoản nợ của vị Thượng nghị sỹ đến từ New York này tăng lên nhanh chóng, trong khi các đại cử tri lại ồ ạt chuyển sang ủng hộ đối thủ Barack Obama.
Mang tiền nhà đi trả?
Ước tính, trước khi bước vào cuộc bầu cử sơ bộ ở Tây Virginia, bà Hillary đã nợ khoảng 20 triệu USD. Chiến thắng của bà ở bang này không có ý nghĩa nhiều trong việc thay đổi cục diện đang nghiêng về phía ông Obama, do đó, bài toán tiền bạc mà bà Hillary đang phải đối mặt sẽ càng trở nên khó giải hơn một khi bà cố ở lâu trong cuộc đua vào Nhà Trắng này.
“Tiếp tục bỏ tiền ra để vận động tranh cử trong khi nguồn tài chính đã cạn có thể khiến bà ấy tự đào cho mình một cái hố sâu”, chuyên gia về luật tài chính trong vận động tranh cử Jan Witold Baran ở công ty luật Wiley Rein nhận xét.
Đến lúc này, khoản nợ của bà Hillary đã chính thức vượt xa mức “tổng thiệt hại” thường gặp đối với một ứng cử viên tổng thống Mỹ ở mỗi chiến dịch tranh cử. Ngoại trừ những tỷ phú như Mitt Romney và Steve Forbes, những người luôn dùng tiền của chính họ để chi vào cuộc chạy đua cho ghế tổng thống, phần lớn các ứng cử viên đều buộc phải dừng lại cuộc đua của mình khi thấy số tiền nợ lên tới mức một vài triệu USD.
Trong khi đó, để vận động tranh cử, trong những tháng gần đây bà Hillary đã vay số tiền lên tới 11,4 triệu USD. Ngoài ra, phần còn lại trong tổng số nợ 20 triệu USD của bà bao gồm tiền phí dịch vụ của một loạt các chuyên gia tư vấn và các công ty cung cấp dịch vụ khác. Trong đó bao gồm khoản nợ 4,8 triệu USD đối với công ty luật Mark Penn’s tính đến thời điểm cuối tháng 3, tới những khoản lặt vặt vài trăm USD để thuê trang thiết bị ở nhiều thành phố.
Tuy nhiên, từ khi ông Bill Clinton thôi giữ chức Tổng thống Mỹ, bà Hillary đã kiếm được khoảng 109 triệu USD. Do đó, nếu dùng tiền túi, bà Hillary có thể còn theo đuổi được cuộc đua này thêm nhiều thời gian nữa. Mặc dù vậy, câu hỏi đặt ra lúc này là: nếu bà Hillary thất bại trước ông Obama, bà sẽ trả số nợ 20 triệu USD nói trên bằng cách nào, nếu không phải là mang tiền nhà đi trả?
“Lối thoát” mang tên... Obama
Dù nhiều người muốn giúp xóa nợ cho bà Hillary, nhưng theo pháp luật Mỹ, hành động như vậy bị coi là tài trợ tranh cử bất hợp pháp.
Theo quy định, mỗi cá nhân có thể tài trợ cho một ứng cử viên trong cuộc chạy đua cho ghế tổng thống số tiền tối đa 2.300 USD trong chiến dịch tranh cử sơ bộ và 2.300 USD nữa cho cuộc tổng bầu cử. Để tháo gỡ khó khăn hiện nay, có lẽ bà Hillary sẽ phải đi tìm cho mình một nhóm các nhà tài trợ mới - những người chưa tài trợ hết cho bà số tiền tối đa 2.300 USD.
Đây sẽ là một việc khó, nhưng không phải là không thể làm được. Vì dù có trở thành đại diện chính thức cho đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng hay không, bà Hillary vẫn sẽ là một nhân vật đầy quyền lực ở Washington và có thể một ngày nào đó, bà lại tham gia vào cuộc đua này. “Khó mà có thể tưởng tượng được việc các nhà tài trợ sẽ thờ ơ trước một vị thượng nghị sỹ còn được chức, với ảnh hưởng chính trị lớn. Ai mà lại muốn mất đi một cầu nối với các cơ quan quyền lực chứ”, một chuyên gia về bầu cử nhận xét.
Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là một cách làm đơn giản. Theo cách này, bà Hillary cần gần 9.000 nhà tài trợ mới với mức tài trợ 2.300 USD/người để có thể giải quyết hoàn toàn khoản nợ kia. Nhưng điều này sẽ không hỗ trợ nhiều trong việc giải quyết vấn đề cấp bách nhất của bà: lấy lại số tiền 11 triệu USD tiền túi mà bà đã bỏ ra cho chiến dịch tranh cử này.
Để làm được điều này, số tiền 11 triệu USD nói trên phải được thu về trước khi đại hội của đảng Dân chủ diễn ra vào cuối tháng 8 tới. Do thay đổi trong luật tài chính cho tranh cử, các ứng cử viên chỉ có thể lấy lại toàn bộ số tiền mà bản thân họ đã bỏ ra cho chiến dịch vận động của mình trước khi cuộc đua kết thúc, còn sau đó, họ chỉ có thể lấy lại được tối đa là 250.000 USD.
Một số chuyên gia về tài chính cho các cuộc tranh cử cho rằng bà Hillary có thể “né” những hạn chế tài chính chặt chẽ này. Tính đến ngày 31/3, chiến dịch của bà đã có trong tay 23 triệu USD để chi cho cuộc bầu cử chính thức và bà có thể chuyển số tiền này sang cho chiến dịch tái tranh cử chức thượng nghĩ sỹ của bà, nếu nhận được sự đồng thuận của các nhà tài trợ. Sau đó, chiến dịch tranh cử chức thượng nghị sỹ của bà có thể tiếp quản số nợ từ chiến dịch tranh cử sơ bộ và sử dụng nguồn vốn này để trả hết khoản nợ đó.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia khác, mọi chuyện không hẳn đơn giản như vậy. Do phần lớn số tiền 23 triệu trên là đóng góp của các nhà tài trợ đã chạm mức giới hạn của pháp luật đối với các khoản tài trợ dành cho tranh cử sơ bộ, việc chuyển tiền như vậy có thể sẽ không được thông qua. Các chuyên gia cho rằng, bà Hillary chỉ có thể dùng số tiền trên để trả cho khoản nợ của chiến dịch tranh cử sơ bộ nếu số tiền đó đến từ các nhà tài trợ chưa chạm mức tài trợ tối đa cho chiến dịch này.
Mặc dù vậy, bà Hillary vẫn còn một “lối thoát” khác: nếu bà từ bỏ cuộc chạy đua này, ông Obama sẽ đồng ý giúp bà huy động số tiền mà bà cần. Hành động như vậy đã trở nên quen thuộc trong nhiều chiến dịch tranh cử trước đây. Đồng thời, việc này cũng như sự đảm bảo rằng bà Hillary và những người ủng hộ bà, sẽ hoàn toàn ủng hộ ông Obama.
(Theo Business Week)