Lòng tham và nỗi sợ hãi
Dường như nhà đầu tư thất bại thường phạm những sai lầm giống nhau, đó là học đầu tư cổ phiếu nhưng không biết điều khiển cảm xúc
Dường như nhà đầu tư thất bại thường phạm những sai lầm giống nhau, đó là học đầu tư cổ phiếu nhưng không biết điều khiển cảm xúc, không biết nâng cao EQ bằng những bài học thực tế mà lại quá chú trọng đến việc bổ sung kiến thức, kỹ xảo đầu tư.
Một hiện tượng tâm lý bình thường
Có lẽ, trên thị trường chứng khoán không ai là không biết câu “lòng tham và nỗi sợ hãi”.
Lòng tham ở đây được nhắc đến khi nhà đầu tư bỏ qua các quy tắc để mong chờ giá lên đến đỉnh rồi mới bán ra nhưng lại rơi vào tình trạng chỉ bán được sau khi giá đã giảm một số phiên và mức lãi vơi đi ít nhiều, thậm chí là thua lỗ. Còn nỗi sợ hãi xuất hiện khi giá giảm và nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu một cách ồ ạt khiến giá giảm quá mức cần thiết. Tâm lý này đặc biệt được thể hiện rõ nét khi cổ phiếu hay thị trường có xu hướng tăng, nhà đầu tư lao vào thị trường và giành nhau mua; còn khi cổ phiếu hay thị trường có xu hướng giảm thì lại cố hết sức để bán ra.
Trong tháng 9, 10 vừa qua, sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội thể hiện rõ nhất điều này khi trong nhiều phiên, giá nhiều cổ phiếu liên tục tăng trần với lượng dư mua rất lớn. Nhiều khi, phiên hôm trước có lượng dư mua giá trần nhưng phiên hôm sau lại có lượng dư bán giá sàn. Ngoài ra, ngay trong một phiên giao dịch, đầu phiên thì dư bán giá sàn nhưng đến cuối phiên lại dư mua giá trần. Thị trường đảo chiều quá nhanh, quá đột ngột và quá sức tưởng tượng.
Lòng tham và nỗi sợ hãi luôn hiện hữu trong mỗi nhà đầu tư và là hiện tượng tâm lý bình thường, phổ biến của con người. Nó không đáng bị chê trách trừ khi nó thúc đẩy nhà đầu tư có những hành động vượt quá mức bình thường, thậm chí là phi lý.
Lịch sử đã cho thấy, lòng tham khiến thị trường bị đẩy lên quá cao, còn nỗi sợ hãi kéo thị trường xuống quá thấp. Nhiều nhà đầu tư nhanh chân đi trước, biết dừng đúng lúc thì thu được lợi, còn kẻ chậm chân phải chịu nhiều thua thiệt. Hệ quả trong những trường hợp như vậy thường là sự suy giảm niềm tin, sự hạn chế đầu tư hay rời bỏ thị trường. Đó là chưa kể những tác động xấu khác, ví dụ như hạnh phúc, chất lượng sống của những nhà đầu tư thua lỗ giảm sút…
Cần khống chế cảm xúc đầu tư
Một cách kinh điển và khá hiệu quả là đầu tư dài hạn theo trường phái phân tích cơ bản. Bạn nên xác định một mức giá hợp lý để mua những cổ phiếu có ngành nghề triển vọng và khả năng tăng trưởng cao rồi chờ 1 - 2 năm sau bán ra để thu lãi. Nếu trong thời gian đó giá cổ phiếu đi xuống thì đó là lúc bạn nên mua thêm chứ không phải là bán ra. Bởi trước sau gì thì thị trường cũng sẽ nhận ra rằng, cổ phiếu bạn mua là giá trị và mức giá sẽ được đưa lên vị trí xứng đáng.
Nhưng thực tế hiện nay thì hầu hết nhà đầu tư nghiêng về đầu tư ngắn hạn theo trường phái phân tích kỹ thuật. Nhiều nhà đầu tư khôn ngoan và cẩn trọng chỉ đầu tư khi xác định được xu hướng đi lên của thị trường. Khi xu hướng tăng giá bắt đầu, việc nhập cuộc thị trường sẽ được tiến hành ngay lập tức và chỉ bán ra khi xu hướng có dấu hiệu kết thúc.
Thị trường có câu: “Hãy cắt giảm lỗ và để cho cổ phiếu tốt tiếp tục tăng giá”. Khi lỗ, nhất là khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, thì nên bán ra để cắt lỗ, còn nếu đang có lãi, nên chờ cho mức lãi đạt đến đỉnh. Đây chính là lòng tham. Lòng tham đôi khi khiến “xôi hỏng, bỏng không”, nhưng nhiều khi cũng đem lại món lời hơn cả sự mong đợi. Cái chính là việc vận dụng quy tắc, kinh nghiệm như thế nào.
Thị trường cũng có câu rằng: “Một con chim trong tay hơn hai con chim trong bụi”. Nhưng nếu bạn bán ra để ăn chắc mấy đồng lãi còm thì có thể bạn sẽ tiếc hùi hụi sau đó vì giá cổ phiếu cứ lên mãi.
Ở đây, có lẽ phải nói đến việc khống chế cảm xúc đầu tư (EQ). Thực tế cho thấy, không phải cứ kiến thức đầy mình (hoặc chỉ số thông minh IQ cao) là sẽ đầu tư thành công. Chuyện kể rằng, sau khi thua đậm trên thị trường chứng khoán, Issac Newton đã thốt lên: “Ta có thể tính quỹ đạo chuyển động của các vì sao chính xác đến từng giây và vài chục milimét, song không tài nào tính trước được diễn biến hàn thử biểu thị trường và sự điên rồ của công chúng”.
Thời gian qua, cái sự điên rồ của công chúng đã khiến nhiều nhà đầu tư Việt Nam trở thành triệu phú nhờ vào việc dám mạo hiểm đầu tư, gần đây nhất là đầu tư vào “dòng họ Sông Đà” trên sàn Hà Nội khi giá tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 - 4 lần. Trong số những người này, dám chắc rằng những ai không ưa mạo hiểm hay quá chú ý đến phân tích cơ bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Dường như nhà đầu tư thất bại thường phạm những sai lầm giống nhau, đó là học đầu tư cổ phiếu nhưng không biết điều khiển cảm xúc, không biết nâng cao EQ bằng những bài học thực tế mà lại quá chú trọng đến việc bổ sung kiến thức, kỹ xảo đầu tư. Bởi khi đó, bạn sẽ có hàng tá lý do để cân nhắc, sau đó là băn khoăn giữa việc bán ra hay mua vào, vì có hàng tá ưu điểm và nhược điểm của cổ phiếu đã được bạn tìm ra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, khiến bạn không thể suy nghĩ rõ ràng và khó thể ra quyết định một cách chính xác và dứt khoát.
Ví dụ, khi giá cổ phiếu liên tục tăng cao, suy nghĩ lý tính nói với bạn rằng, giá cổ phiếu đã quá cao, khả năng thu lợi sẽ thấp trong khi rủi ro gia tăng, do đó, tốt nhất là không mua cổ phiếu này, và ngược lại. Nếu thực hiện đúng điều này thì khi giá lên cao, nhu cầu giảm bớt (khiến giá hạ), còn khi giá xuống thấp, nhu cầu sẽ gia tăng (khiến giá tăng).
Tuy nhiên, trên thực tế thì những lúc giá cổ phiếu tăng cao, mọi người thường tranh giành nhau mua vì có được cảm giác an tâm rằng, mua vào là có lãi, và khi lãi sinh sôi sau mỗi ngày thì lòng tham trỗi dậy mạnh mẽ khiến họ quên đi nguy cơ tiềm ẩn, và tự hào là mình đã đầu tư đúng; còn khi giá xuống thấp lại không có ai đặt mua, bởi sự thua lỗ hiển hiện ngay trước mặt.
Có thể liệt kê ra một số trường hợp khác mà hành vi đầu tư thực tế luôn trái ngược với suy nghĩ lý tính như: giá cao thì vay tiền để mua, giá thấp thì giữ nguyên hoặc bán ra; muốn phân tán rủi ro nhưng lại chỉ đầu tư vào một cổ phiếu duy nhất với mong muốn giá sẽ tăng cao và tối đa hoá được lợi nhuận; xác định đầu tư dài hạn nhưng khi thị trường hơi biến động là chuyển ngay sang đầu tư ngắn hạn, bán ra để cắt lỗ hoặc kiếm chút lãi, nhưng sau đó lại mua vào với giá cao hơn; biết rằng cổ phiếu sốt ảo nhưng vẫn lao vào…
Tuy nhiên, nhiều khi “lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Chỉ có kinh nghiệm mới giúp tránh sự ảnh hưởng của cảm xúc trong việc ra quyết định. Không vì lo sợ mà không tham gia đầu tư, và nên tham lam khi người khác lo sợ. Cái chính là không để lòng tham làm lu mờ rủi ro, niềm lạc quan trở nên mù quáng, cũng như không để nỗi lo sợ đánh mất lý trí, tạo ra sự hoảng loạn.
Một hiện tượng tâm lý bình thường
Có lẽ, trên thị trường chứng khoán không ai là không biết câu “lòng tham và nỗi sợ hãi”.
Lòng tham ở đây được nhắc đến khi nhà đầu tư bỏ qua các quy tắc để mong chờ giá lên đến đỉnh rồi mới bán ra nhưng lại rơi vào tình trạng chỉ bán được sau khi giá đã giảm một số phiên và mức lãi vơi đi ít nhiều, thậm chí là thua lỗ. Còn nỗi sợ hãi xuất hiện khi giá giảm và nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu một cách ồ ạt khiến giá giảm quá mức cần thiết. Tâm lý này đặc biệt được thể hiện rõ nét khi cổ phiếu hay thị trường có xu hướng tăng, nhà đầu tư lao vào thị trường và giành nhau mua; còn khi cổ phiếu hay thị trường có xu hướng giảm thì lại cố hết sức để bán ra.
Trong tháng 9, 10 vừa qua, sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội thể hiện rõ nhất điều này khi trong nhiều phiên, giá nhiều cổ phiếu liên tục tăng trần với lượng dư mua rất lớn. Nhiều khi, phiên hôm trước có lượng dư mua giá trần nhưng phiên hôm sau lại có lượng dư bán giá sàn. Ngoài ra, ngay trong một phiên giao dịch, đầu phiên thì dư bán giá sàn nhưng đến cuối phiên lại dư mua giá trần. Thị trường đảo chiều quá nhanh, quá đột ngột và quá sức tưởng tượng.
Lòng tham và nỗi sợ hãi luôn hiện hữu trong mỗi nhà đầu tư và là hiện tượng tâm lý bình thường, phổ biến của con người. Nó không đáng bị chê trách trừ khi nó thúc đẩy nhà đầu tư có những hành động vượt quá mức bình thường, thậm chí là phi lý.
Lịch sử đã cho thấy, lòng tham khiến thị trường bị đẩy lên quá cao, còn nỗi sợ hãi kéo thị trường xuống quá thấp. Nhiều nhà đầu tư nhanh chân đi trước, biết dừng đúng lúc thì thu được lợi, còn kẻ chậm chân phải chịu nhiều thua thiệt. Hệ quả trong những trường hợp như vậy thường là sự suy giảm niềm tin, sự hạn chế đầu tư hay rời bỏ thị trường. Đó là chưa kể những tác động xấu khác, ví dụ như hạnh phúc, chất lượng sống của những nhà đầu tư thua lỗ giảm sút…
Cần khống chế cảm xúc đầu tư
Một cách kinh điển và khá hiệu quả là đầu tư dài hạn theo trường phái phân tích cơ bản. Bạn nên xác định một mức giá hợp lý để mua những cổ phiếu có ngành nghề triển vọng và khả năng tăng trưởng cao rồi chờ 1 - 2 năm sau bán ra để thu lãi. Nếu trong thời gian đó giá cổ phiếu đi xuống thì đó là lúc bạn nên mua thêm chứ không phải là bán ra. Bởi trước sau gì thì thị trường cũng sẽ nhận ra rằng, cổ phiếu bạn mua là giá trị và mức giá sẽ được đưa lên vị trí xứng đáng.
Nhưng thực tế hiện nay thì hầu hết nhà đầu tư nghiêng về đầu tư ngắn hạn theo trường phái phân tích kỹ thuật. Nhiều nhà đầu tư khôn ngoan và cẩn trọng chỉ đầu tư khi xác định được xu hướng đi lên của thị trường. Khi xu hướng tăng giá bắt đầu, việc nhập cuộc thị trường sẽ được tiến hành ngay lập tức và chỉ bán ra khi xu hướng có dấu hiệu kết thúc.
Thị trường có câu: “Hãy cắt giảm lỗ và để cho cổ phiếu tốt tiếp tục tăng giá”. Khi lỗ, nhất là khi thị trường có dấu hiệu đi xuống, thì nên bán ra để cắt lỗ, còn nếu đang có lãi, nên chờ cho mức lãi đạt đến đỉnh. Đây chính là lòng tham. Lòng tham đôi khi khiến “xôi hỏng, bỏng không”, nhưng nhiều khi cũng đem lại món lời hơn cả sự mong đợi. Cái chính là việc vận dụng quy tắc, kinh nghiệm như thế nào.
Thị trường cũng có câu rằng: “Một con chim trong tay hơn hai con chim trong bụi”. Nhưng nếu bạn bán ra để ăn chắc mấy đồng lãi còm thì có thể bạn sẽ tiếc hùi hụi sau đó vì giá cổ phiếu cứ lên mãi.
Ở đây, có lẽ phải nói đến việc khống chế cảm xúc đầu tư (EQ). Thực tế cho thấy, không phải cứ kiến thức đầy mình (hoặc chỉ số thông minh IQ cao) là sẽ đầu tư thành công. Chuyện kể rằng, sau khi thua đậm trên thị trường chứng khoán, Issac Newton đã thốt lên: “Ta có thể tính quỹ đạo chuyển động của các vì sao chính xác đến từng giây và vài chục milimét, song không tài nào tính trước được diễn biến hàn thử biểu thị trường và sự điên rồ của công chúng”.
Thời gian qua, cái sự điên rồ của công chúng đã khiến nhiều nhà đầu tư Việt Nam trở thành triệu phú nhờ vào việc dám mạo hiểm đầu tư, gần đây nhất là đầu tư vào “dòng họ Sông Đà” trên sàn Hà Nội khi giá tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 - 4 lần. Trong số những người này, dám chắc rằng những ai không ưa mạo hiểm hay quá chú ý đến phân tích cơ bản chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Dường như nhà đầu tư thất bại thường phạm những sai lầm giống nhau, đó là học đầu tư cổ phiếu nhưng không biết điều khiển cảm xúc, không biết nâng cao EQ bằng những bài học thực tế mà lại quá chú trọng đến việc bổ sung kiến thức, kỹ xảo đầu tư. Bởi khi đó, bạn sẽ có hàng tá lý do để cân nhắc, sau đó là băn khoăn giữa việc bán ra hay mua vào, vì có hàng tá ưu điểm và nhược điểm của cổ phiếu đã được bạn tìm ra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, khiến bạn không thể suy nghĩ rõ ràng và khó thể ra quyết định một cách chính xác và dứt khoát.
Ví dụ, khi giá cổ phiếu liên tục tăng cao, suy nghĩ lý tính nói với bạn rằng, giá cổ phiếu đã quá cao, khả năng thu lợi sẽ thấp trong khi rủi ro gia tăng, do đó, tốt nhất là không mua cổ phiếu này, và ngược lại. Nếu thực hiện đúng điều này thì khi giá lên cao, nhu cầu giảm bớt (khiến giá hạ), còn khi giá xuống thấp, nhu cầu sẽ gia tăng (khiến giá tăng).
Tuy nhiên, trên thực tế thì những lúc giá cổ phiếu tăng cao, mọi người thường tranh giành nhau mua vì có được cảm giác an tâm rằng, mua vào là có lãi, và khi lãi sinh sôi sau mỗi ngày thì lòng tham trỗi dậy mạnh mẽ khiến họ quên đi nguy cơ tiềm ẩn, và tự hào là mình đã đầu tư đúng; còn khi giá xuống thấp lại không có ai đặt mua, bởi sự thua lỗ hiển hiện ngay trước mặt.
Có thể liệt kê ra một số trường hợp khác mà hành vi đầu tư thực tế luôn trái ngược với suy nghĩ lý tính như: giá cao thì vay tiền để mua, giá thấp thì giữ nguyên hoặc bán ra; muốn phân tán rủi ro nhưng lại chỉ đầu tư vào một cổ phiếu duy nhất với mong muốn giá sẽ tăng cao và tối đa hoá được lợi nhuận; xác định đầu tư dài hạn nhưng khi thị trường hơi biến động là chuyển ngay sang đầu tư ngắn hạn, bán ra để cắt lỗ hoặc kiếm chút lãi, nhưng sau đó lại mua vào với giá cao hơn; biết rằng cổ phiếu sốt ảo nhưng vẫn lao vào…
Tuy nhiên, nhiều khi “lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Chỉ có kinh nghiệm mới giúp tránh sự ảnh hưởng của cảm xúc trong việc ra quyết định. Không vì lo sợ mà không tham gia đầu tư, và nên tham lam khi người khác lo sợ. Cái chính là không để lòng tham làm lu mờ rủi ro, niềm lạc quan trở nên mù quáng, cũng như không để nỗi lo sợ đánh mất lý trí, tạo ra sự hoảng loạn.