Luật Biểu tình vẫn ở chương trình chuẩn bị
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ khóa 13
Dự án Luật Nhà văn được rút khỏi chương trình còn dự án Luật Biểu tình vẫn ở chương trình chuẩn bị…
Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ hai sáng 26/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ khóa 13.
Theo đó, 3 dự án luật đã được rút khỏi chương trình là Luật Nhà văn, Luật bảo vệ quyền riêng tư, Luật Bảo vệ sức khỏe tâm thần.
Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến các vị đại biểu về dự kiến chương trình này cho biết lý do, phạm vi điều chỉnh, chính sách, nội dung cơ bản của các dự án này chưa được làm rõ.
Đáng chú ý, trong số ba dự án này, có 1 dự án luật do cá nhân đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất là dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư. Dự án Luật Nhà văn do đại biểu Nguyễn Minh Hồng và Hội nhà văn đề xuất. Đây cũng là dự án luật đã gây tranh luận khá sôi nổi cả trong và ngoài nghị trường.
Được tranh luận “căng” hơn là dự án Luật Biểu tình, do chính Thủ tướng đề nghị đưa vào chương trình.
Trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội sáng 25/11 về cơ sở để đề nghị ban hành luật này, Thủ tướng nói “điều 69 Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật Biểu tình, như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình, nói ngắn gọn là phải thực hiện Hiến pháp".
Lý do vẫn để dự án Luật Biểu tình ở chương trình chuẩn bị được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích là “để thể chế hóa điều 69 của Hiến pháp năm 1992, tạo công cụ pháp lý để công dân thực hiện quyền của mình và nhà nước quản lý, kiểm soát hoạt động biểu tình theo đúng pháp luật”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của nhiều đại biểu đối với dự án luật này là cần chỉ đạo, chuẩn bị kỹ về nội dung, cân nhắc thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua, điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc lợi dụng biểu tình gây rối an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh dự án Luật Biểu tình, trong số 38 dự án thuộc chương trình chuẩn bị còn có Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận thông tin…
Nằm trong 85 dự án luật thuộc chương trình chính thức có các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư công, mua sắm công, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)…
Trước đó, vào đầu phiên họp buổi sáng, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Cơ yếu, nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại nghị quyết này, Quốc hội đã ghi nhận một số giải pháp mà Thủ tướng và các vị bộ trưởng đã cam kết trước Quốc hội.
Như, từ 2012 giảm số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn giao thông từ 5 -10% mỗi năm. Lấy năm 2012 là năm thiết lập lại kỷ cương trong quản lý trật tự, an toàn giao thông.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, sẽ tăng mức đầu tư 5 năm tới cao gấp 2 lần 5 năm vừa qua, phấn đấu đến 2015 cả nước có 20% số xã đạt các tiêu chí nông thôn mới.
Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nội dung được Quốc hội yêu cầu với lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Quốc hội cũng nhấn mạnh việc thực hiện cơ chế giá thị trường đối với điện, xăng dầu, than và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng khác. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải công khai, minh bạch kết quả sản xuất, kinh doanh và giá thành sản phẩm để đại biểu Quốc hội và nhân dân giám sát. Năm 2015 thực hiện xong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành.
Với lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội lưu ý các giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thượng mại, quản lý chặt chẽ xuất nhập khẩu và thị trường vàng, bảo vệ quyền sở hữu vàng của người dân, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn…
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, sau 29 ngày làm việc, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình kỳ họp.
Hoạt động của kỳ họp đã có nhiều đổi mới, sôi động, Chủ tịch nói.
Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ hai sáng 26/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ khóa 13.
Theo đó, 3 dự án luật đã được rút khỏi chương trình là Luật Nhà văn, Luật bảo vệ quyền riêng tư, Luật Bảo vệ sức khỏe tâm thần.
Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến các vị đại biểu về dự kiến chương trình này cho biết lý do, phạm vi điều chỉnh, chính sách, nội dung cơ bản của các dự án này chưa được làm rõ.
Đáng chú ý, trong số ba dự án này, có 1 dự án luật do cá nhân đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất là dự án Luật Bảo vệ quyền riêng tư. Dự án Luật Nhà văn do đại biểu Nguyễn Minh Hồng và Hội nhà văn đề xuất. Đây cũng là dự án luật đã gây tranh luận khá sôi nổi cả trong và ngoài nghị trường.
Được tranh luận “căng” hơn là dự án Luật Biểu tình, do chính Thủ tướng đề nghị đưa vào chương trình.
Trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội sáng 25/11 về cơ sở để đề nghị ban hành luật này, Thủ tướng nói “điều 69 Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật Biểu tình, như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu Luật Biểu tình, nói ngắn gọn là phải thực hiện Hiến pháp".
Lý do vẫn để dự án Luật Biểu tình ở chương trình chuẩn bị được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích là “để thể chế hóa điều 69 của Hiến pháp năm 1992, tạo công cụ pháp lý để công dân thực hiện quyền của mình và nhà nước quản lý, kiểm soát hoạt động biểu tình theo đúng pháp luật”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến của nhiều đại biểu đối với dự án luật này là cần chỉ đạo, chuẩn bị kỹ về nội dung, cân nhắc thời điểm trình Quốc hội xem xét, thông qua, điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc lợi dụng biểu tình gây rối an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh dự án Luật Biểu tình, trong số 38 dự án thuộc chương trình chuẩn bị còn có Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận thông tin…
Nằm trong 85 dự án luật thuộc chương trình chính thức có các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư công, mua sắm công, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)…
Trước đó, vào đầu phiên họp buổi sáng, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Cơ yếu, nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại nghị quyết này, Quốc hội đã ghi nhận một số giải pháp mà Thủ tướng và các vị bộ trưởng đã cam kết trước Quốc hội.
Như, từ 2012 giảm số vụ tai nạn, số người chết do tai nạn giao thông từ 5 -10% mỗi năm. Lấy năm 2012 là năm thiết lập lại kỷ cương trong quản lý trật tự, an toàn giao thông.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, sẽ tăng mức đầu tư 5 năm tới cao gấp 2 lần 5 năm vừa qua, phấn đấu đến 2015 cả nước có 20% số xã đạt các tiêu chí nông thôn mới.
Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nội dung được Quốc hội yêu cầu với lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Quốc hội cũng nhấn mạnh việc thực hiện cơ chế giá thị trường đối với điện, xăng dầu, than và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng khác. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải công khai, minh bạch kết quả sản xuất, kinh doanh và giá thành sản phẩm để đại biểu Quốc hội và nhân dân giám sát. Năm 2015 thực hiện xong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành.
Với lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội lưu ý các giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thượng mại, quản lý chặt chẽ xuất nhập khẩu và thị trường vàng, bảo vệ quyền sở hữu vàng của người dân, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn…
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá, sau 29 ngày làm việc, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình kỳ họp.
Hoạt động của kỳ họp đã có nhiều đổi mới, sôi động, Chủ tịch nói.