Luật Các tổ chức tín dụng “bỏ rơi” hoạt động repo và ký quỹ?
Nếu không có điều chỉnh, khi luật có hiệu lực, các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký sẽ phải chấm dứt hoạt động repo, ký quỹ
Chính phủ vừa trình dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) xin ý kiến của Quốc hội tại kỳ họp lần này.
Một điểm đáng chú ý trong dự án luật là một số hoạt động có trên thực tế liên quan đến hoạt động ngân hàng nhưng lại không được đưa vào để điều chỉnh.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, hiện còn có một số tổ chức khác cung cấp một số dịch vụ ngân hàng cũng cần phải đưa vào Luật để điều chỉnh, nhằm bảo đảm tính đồng bộ trong quản lý và đảm bảo an toàn của hệ thống tiền tệ - ngân hàng.
Cụ thể, các công ty chứng khoán đang thực hiện một số hoạt động có bản chất là dịch vụ ngân hàng, như cấp tín dụng thông qua các nghiệp vụ repo chứng khoán, dịch vụ margin; trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện hoạt động thanh toán, bù trừ chứng khoán nhằm hỗ trợ đối với hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán.
“Đây là hoạt động phổ biến của các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán được quy định trên cơ sở của Luật Chứng khoán và phù hợp với thông lệ quốc tế”, Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định.
Trong các giao dịch trên, repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp.
Còn dịch vụ margin (margin trading) là phương thức giao dịch cho phép nhà đầu tư mượn tiền của nhà môi giới (công ty môi giới) để mua chứng khoán, trong trường hợp họ không đủ tiền để mua. Có thể hiểu, nó giống như một khoản vay thông thường có thế chấp, do một cá nhân thực hiện, để có tiền đáp ứng cho nhu cầu đầu tư.
Và theo Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn quy định, trong trường hợp tạm thời mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng, thành viên lưu ký có thể sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán và phải hoàn trả số tiền sử dụng kèm theo lãi suất tương ứng với số tiền sử dụng. Về bản chất đây là một khoản vay.
Như vậy, những giao dịch trên về bản chất là hoạt động của ngân hàng, nhưng hiện chưa được đưa vào dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để điều chỉnh. Và trong tương lai, nếu không có bổ sung, khi luật có hiệu lực thi hành, theo đề nghị của Chính phủ là từ 1/1/2011, Ủy ban Kinh tế lo ngại rằng các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký sẽ phải chấm dứt những hoạt động trên.
Nguyên do là, Điều 8 của dự án luật, về quyền hoạt động ngân hàng, đưa ra quy định: “Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng”.
Và theo giải thích của dự án luật, “hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một trong các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Những hoạt động trên của các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán liên quan đến việc cấp tín dụng, nhưng lại không phải là tổ chức tín dụng. Theo đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất cần phải đưa những trường hợp trên vào dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để đảm bảo đồng bộ trong quản lý.
Một điểm đáng chú ý trong dự án luật là một số hoạt động có trên thực tế liên quan đến hoạt động ngân hàng nhưng lại không được đưa vào để điều chỉnh.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, hiện còn có một số tổ chức khác cung cấp một số dịch vụ ngân hàng cũng cần phải đưa vào Luật để điều chỉnh, nhằm bảo đảm tính đồng bộ trong quản lý và đảm bảo an toàn của hệ thống tiền tệ - ngân hàng.
Cụ thể, các công ty chứng khoán đang thực hiện một số hoạt động có bản chất là dịch vụ ngân hàng, như cấp tín dụng thông qua các nghiệp vụ repo chứng khoán, dịch vụ margin; trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện hoạt động thanh toán, bù trừ chứng khoán nhằm hỗ trợ đối với hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán.
“Đây là hoạt động phổ biến của các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán được quy định trên cơ sở của Luật Chứng khoán và phù hợp với thông lệ quốc tế”, Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định.
Trong các giao dịch trên, repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp.
Còn dịch vụ margin (margin trading) là phương thức giao dịch cho phép nhà đầu tư mượn tiền của nhà môi giới (công ty môi giới) để mua chứng khoán, trong trường hợp họ không đủ tiền để mua. Có thể hiểu, nó giống như một khoản vay thông thường có thế chấp, do một cá nhân thực hiện, để có tiền đáp ứng cho nhu cầu đầu tư.
Và theo Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn quy định, trong trường hợp tạm thời mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng, thành viên lưu ký có thể sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán và phải hoàn trả số tiền sử dụng kèm theo lãi suất tương ứng với số tiền sử dụng. Về bản chất đây là một khoản vay.
Như vậy, những giao dịch trên về bản chất là hoạt động của ngân hàng, nhưng hiện chưa được đưa vào dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để điều chỉnh. Và trong tương lai, nếu không có bổ sung, khi luật có hiệu lực thi hành, theo đề nghị của Chính phủ là từ 1/1/2011, Ủy ban Kinh tế lo ngại rằng các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký sẽ phải chấm dứt những hoạt động trên.
Nguyên do là, Điều 8 của dự án luật, về quyền hoạt động ngân hàng, đưa ra quy định: “Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng”.
Và theo giải thích của dự án luật, “hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một trong các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Những hoạt động trên của các công ty chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán liên quan đến việc cấp tín dụng, nhưng lại không phải là tổ chức tín dụng. Theo đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất cần phải đưa những trường hợp trên vào dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để đảm bảo đồng bộ trong quản lý.