“Luật Chống bán phá giá của Mỹ không hạn chế xuất khẩu”
Chuyên gia Mỹ giải thích những băn khoăn của doanh nghiệp Việt Nam về Luật Chống bán phá giá
“Tất cả những yêu cầu trong Luật Chống bán phá giá không phải gây khó hoặc hạn chế xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, mà chỉ đơn giản đó là sự công bằng. Việt Nam cũng như nhiều nước khác khi đã là thành viên WTO đều phải thực hiện những Luật Thương mại trong WTO”.
Ông Brent E.Omdahl, Tùy viên Thương mại Đại sứ quán Mỹ khẳng định như vậy trước đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội thảo “Luật Chống bán phá giá Mỹ qua phân tích của người điều tra”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tổ chức tại Hà Nội ngày 28/3/2007.
Những băn khoăn về thị trường, về Luật Chống bán phá giá đã được 4 chuyên gia đến từ Cục Nhập khẩu - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giải thích và trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tại hội thảo, câu hỏi được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất là những quy định trong Luật Chống bán phá giá Mỹ có quá cao đối với doanh nghiệp Việt Nam hay không?
Đặc biệt các doanh nghiệp trong ngành dệt may, một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Mỹ, tỏ ra rất lo lắng về nguy cơ chống bán phá giá, mặc dù hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không còn phải tính hạn ngạch nữa.
Luật Chống bán phá giá Mỹ áp dụng với các nước được coi là nền kinh tế phi thị trường. Các chuyên gia chỉ ra đó là giá cả và chi phí của những nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, được cho là nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ ngòai việc phụ thuộc vào các nguyên tắc thị trường.
DOC chỉ áp dụng tỉ lệ riêng rẽ trong các vụ kiện từ các nước có nền kinh tế phi thị trường, khi bên nộp đơn kiện có thể chỉ ra rằng không có sự kiểm soát của Chính phủ cả về mặt luật pháp và thực tế đối với các hoạt động xuất khẩu của mình phù hợp với các tiêu chí thử nghiệm về tỉ lệ riêng rẽ.
Việc lựa chọn nước thay thế là một thủ tục rất quan trọng trong một vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ. DOC sẽ lựa chọn một nước thay thế sau đó sẽ chọn thông tin về các yếu tố sản xuất từ các bị đơn, và sẽ chấp nhận các thông tin liên quan đến các giá trị thay thế từ các nguồn như: các dữ liệu thương mại sẵn có và các ấn phẩm, các báo cáo tài chính của nhà sản xuất của mặt hàng bị kiện ở nước thay thế. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo trên website: www.trade.gov/ia.
Nói về quy trình tiếp nhận một đơn khởi kiện, ông Gary Taverman, cố vấn cao cấp về điều phối hoạt động của Vụ Nhập khẩu (Bộ Thương mại Mỹ) cho biết, trước một vụ điều tra, Bộ Thương mại Mỹ sẽ nhận đơn kiện của ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại, tuy nhiên bộ này cũng có thể tự khởi kiện nếu thấy cần thiết.
Theo Luật của Mỹ, điều tra chống bán phá giá sẽ do Bộ Thương mại khởi xướng dựa trên những thông tin sẵn có. Để đánh giá tính chính xác và đầy đủ chứng cứ liên quan đến thiệt hại thực tế và cáo buộc của mối quan hệ, Bộ Thương mại sẽ so sánh các chứng cứ trong đơn kiện với những thông tin sẵn có hợp lý. Thông thường phải bao gồm các chứng cứ gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước như: giá bán tại thị trường trong nước giảm, khối lượng sản xuất giảm, khả năng khai thác công suất giảm, doanh thu mất đi do hàng nhập khẩu, khả năng lợi nhuận giảm, số lượng công ăn việc làm giảm, phá sản...
Các chuyên gia của Mỹ đặc biệt lưu ý tới việc cung cấp thông tin của bên bị kiện, nhất thiết phải xác thực. Bộ Thương mại Mỹ có quyền thẩm tra tính xác thực đó bất cứ lúc nào. Việc rà soát hành chính sẽ giúp xác định mức tiền thu hồi tố, mức thuế chống bán phá giá cụ thể là bao nhiêu?... Sau đó sẽ gửi hướng dẫn sang phía hải quan để áp dụng các biện pháp cần thiết.
Luật pháp Mỹ cũng quy định người nộp đơn kiện phải được chứng minh có mối quan hệ nhân quả và sản phẩm đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội thảo cho rằng cách tính này tuy cao nhưng vẫn có thể tránh được, nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nước thứ 3 để tham chiếu lại khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo ngại, bởi đa phần các nước tham chiếu có nhiều điều kiện tốt hơn Việt Nam.
Một khó khăn nữa được ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI cảnh báo, đó là việc DOC sẽ chịu ảnh hưởng các công ty lobby (vận động hành lang) của Mỹ. Tuy nhiên các chuyên gia Mỹ cho rằng rất khó để trả lời vấn đề này, bởi vì Việt Nam và Mỹ đều là thành viên WTO. Còn việc lobby là vấn đề đi ngược với các nguyên tắc, nên điều này sẽ rất khó xảy ra.
Các chuyên gia cũng cho rằng, các quy tắc chung của DOC đều rất công bằng, và dựa trên cơ sở thực tế. ITC là tổ chức độc lập họ có thể đưa ra ý kiến của 6 ủy viên. Bộ Thương mại sẽ trên cơ sở đó để đưa ra các quyết định, và đương nhiên quyết định sẽ rất công bằng.
Ông Trần Anh Sơn, Cục phó Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại cho rằng đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ, việc gia tăng lượng hàng xuất khẩu đã chứng tỏ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp càng ngày càng nâng cao.Vấn đề bây giờ là các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức chống bán phá giá, tìm hiểu kỹ lưỡng luật pháp Mỹ để tránh những vụ kiện có thể xảy ra.
Đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sang Mỹ, ông Vũ Đình Tân - Phó giám đốc Công ty TNHH Dệt may Minh Trí cho rằng các quy định từ phía Mỹ hiện nay là quá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này chắc chắn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, hàng rào thuế nhập khẩu quá cao, Việt Nam khó có thể cạnh tranh được.
Hiện 90% sản phẩm của Minh Trí xuất khẩu sang Mỹ, nên ông Tân cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác đang rất lo lắng, ông cho rằng ở thời điểm này Bộ Thương mại cần vận động phía Mỹ giảm bớt những rào cản kỹ thuật, phía Mỹ cần phải công bằng hơn nữa trong các yêu cầu giám sát.
Ông Brent E.Omdahl, Tùy viên Thương mại Đại sứ quán Mỹ khẳng định như vậy trước đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội thảo “Luật Chống bán phá giá Mỹ qua phân tích của người điều tra”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tổ chức tại Hà Nội ngày 28/3/2007.
Những băn khoăn về thị trường, về Luật Chống bán phá giá đã được 4 chuyên gia đến từ Cục Nhập khẩu - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giải thích và trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tại hội thảo, câu hỏi được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất là những quy định trong Luật Chống bán phá giá Mỹ có quá cao đối với doanh nghiệp Việt Nam hay không?
Đặc biệt các doanh nghiệp trong ngành dệt may, một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Mỹ, tỏ ra rất lo lắng về nguy cơ chống bán phá giá, mặc dù hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không còn phải tính hạn ngạch nữa.
Luật Chống bán phá giá Mỹ áp dụng với các nước được coi là nền kinh tế phi thị trường. Các chuyên gia chỉ ra đó là giá cả và chi phí của những nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, được cho là nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ ngòai việc phụ thuộc vào các nguyên tắc thị trường.
DOC chỉ áp dụng tỉ lệ riêng rẽ trong các vụ kiện từ các nước có nền kinh tế phi thị trường, khi bên nộp đơn kiện có thể chỉ ra rằng không có sự kiểm soát của Chính phủ cả về mặt luật pháp và thực tế đối với các hoạt động xuất khẩu của mình phù hợp với các tiêu chí thử nghiệm về tỉ lệ riêng rẽ.
Việc lựa chọn nước thay thế là một thủ tục rất quan trọng trong một vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ. DOC sẽ lựa chọn một nước thay thế sau đó sẽ chọn thông tin về các yếu tố sản xuất từ các bị đơn, và sẽ chấp nhận các thông tin liên quan đến các giá trị thay thế từ các nguồn như: các dữ liệu thương mại sẵn có và các ấn phẩm, các báo cáo tài chính của nhà sản xuất của mặt hàng bị kiện ở nước thay thế. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo trên website: www.trade.gov/ia.
Nói về quy trình tiếp nhận một đơn khởi kiện, ông Gary Taverman, cố vấn cao cấp về điều phối hoạt động của Vụ Nhập khẩu (Bộ Thương mại Mỹ) cho biết, trước một vụ điều tra, Bộ Thương mại Mỹ sẽ nhận đơn kiện của ngành sản xuất trong nước đang chịu thiệt hại, tuy nhiên bộ này cũng có thể tự khởi kiện nếu thấy cần thiết.
Theo Luật của Mỹ, điều tra chống bán phá giá sẽ do Bộ Thương mại khởi xướng dựa trên những thông tin sẵn có. Để đánh giá tính chính xác và đầy đủ chứng cứ liên quan đến thiệt hại thực tế và cáo buộc của mối quan hệ, Bộ Thương mại sẽ so sánh các chứng cứ trong đơn kiện với những thông tin sẵn có hợp lý. Thông thường phải bao gồm các chứng cứ gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước như: giá bán tại thị trường trong nước giảm, khối lượng sản xuất giảm, khả năng khai thác công suất giảm, doanh thu mất đi do hàng nhập khẩu, khả năng lợi nhuận giảm, số lượng công ăn việc làm giảm, phá sản...
Các chuyên gia của Mỹ đặc biệt lưu ý tới việc cung cấp thông tin của bên bị kiện, nhất thiết phải xác thực. Bộ Thương mại Mỹ có quyền thẩm tra tính xác thực đó bất cứ lúc nào. Việc rà soát hành chính sẽ giúp xác định mức tiền thu hồi tố, mức thuế chống bán phá giá cụ thể là bao nhiêu?... Sau đó sẽ gửi hướng dẫn sang phía hải quan để áp dụng các biện pháp cần thiết.
Luật pháp Mỹ cũng quy định người nộp đơn kiện phải được chứng minh có mối quan hệ nhân quả và sản phẩm đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội thảo cho rằng cách tính này tuy cao nhưng vẫn có thể tránh được, nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nước thứ 3 để tham chiếu lại khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo ngại, bởi đa phần các nước tham chiếu có nhiều điều kiện tốt hơn Việt Nam.
Một khó khăn nữa được ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI cảnh báo, đó là việc DOC sẽ chịu ảnh hưởng các công ty lobby (vận động hành lang) của Mỹ. Tuy nhiên các chuyên gia Mỹ cho rằng rất khó để trả lời vấn đề này, bởi vì Việt Nam và Mỹ đều là thành viên WTO. Còn việc lobby là vấn đề đi ngược với các nguyên tắc, nên điều này sẽ rất khó xảy ra.
Các chuyên gia cũng cho rằng, các quy tắc chung của DOC đều rất công bằng, và dựa trên cơ sở thực tế. ITC là tổ chức độc lập họ có thể đưa ra ý kiến của 6 ủy viên. Bộ Thương mại sẽ trên cơ sở đó để đưa ra các quyết định, và đương nhiên quyết định sẽ rất công bằng.
Ông Trần Anh Sơn, Cục phó Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại cho rằng đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ, việc gia tăng lượng hàng xuất khẩu đã chứng tỏ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp càng ngày càng nâng cao.Vấn đề bây giờ là các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức chống bán phá giá, tìm hiểu kỹ lưỡng luật pháp Mỹ để tránh những vụ kiện có thể xảy ra.
Đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sang Mỹ, ông Vũ Đình Tân - Phó giám đốc Công ty TNHH Dệt may Minh Trí cho rằng các quy định từ phía Mỹ hiện nay là quá cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này chắc chắn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, hàng rào thuế nhập khẩu quá cao, Việt Nam khó có thể cạnh tranh được.
Hiện 90% sản phẩm của Minh Trí xuất khẩu sang Mỹ, nên ông Tân cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác đang rất lo lắng, ông cho rằng ở thời điểm này Bộ Thương mại cần vận động phía Mỹ giảm bớt những rào cản kỹ thuật, phía Mỹ cần phải công bằng hơn nữa trong các yêu cầu giám sát.