Luật Thuế thu nhập cá nhân: Gút lại phương án cuối
Giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế được chọn ở mức 4 triệu đồng/tháng thay vì 5 triệu đồng/tháng như dự kiến
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa hoàn thiện Báo cáo tiếp thu ý kiến nhân dân về dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, nhìn chung, đại bộ phận ý kiến tham gia góp ý đều nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân cũng như nội dung của dự án luật.
Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo này, vẫn có tới 34/155 ý kiến tham gia đóng góp còn băn khoăn về tính khả thi của Luật thuế thu nhập cá nhân bởi khả năng quản lý, kiểm soát thu nhập của các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế, việc thanh toán tiền mặt phổ biến; trong xã hội chưa có thói quen công khai thu nhập của bản thân; năng lực quản lý thuế còn yếu, số đối tượng nộp thuế tăng làm giảm hiệu quả thực hiện...
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn thống nhất quan điểm trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân vào kỳ họp Quốc hội tới.
Theo ông Kiên, khi nền kinh tế - xã hội đang trong quá trình vận động, phát triển thì hệ thống pháp luật cũng phải được hoàn thiện dần để phù hợp với thực tiễn cuộc sống và yêu cầu quản lý.
Trong thời gian qua, khi ban hành các văn bản pháp luật nói chung, pháp luật về thuế nói riêng cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, nhưng Quốc hội vẫn quyết định ban hành mà không chờ đến khi có đầy đủ mọi điều kiện mới ban hành.
Thực tiễn cho thấy, các văn bản pháp luật được ban hành đã đi vào cuộc sống và ngày càng được hoàn thiện, cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
“Hiện nay, chúng ta đang triển khai thực hiện chủ trương công khai, minh bạch thu nhập và tài sản của cá nhân nên việc thực hiện Luật thuế này buộc cá nhân có thu nhập chịu thuế phải kê khai thu nhập tiến tới quản lý, kiểm soát thu nhập dân cư”, ông Kiên cho hay.
Phó chủ tịch Quốc hội phát biểu tiếp: “Hơn nữa, Luật Thuế thu nhập cá nhân ra đời sẽ là một bước góp phần thúc đẩy việc ban hành các chính sách khác của Nhà nước để quản lý thu nhập của cá nhân một cách đồng bộ và có hiệu quả như Luật về đăng ký tài sản, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt...”.
Giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là một trong những nội dung được các ý kiến tham gia đóng góp nhiều nhất. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng, nên lấy mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/tháng, ngược lại cũng có không ít ý kiến đề nghị giảm mức giảm trừ xuống 2 - 3 triệu đồng/tháng, nâng mức giảm trừ lên 5 - 6 triệu đồng/tháng, thậm chí cũng có ý kiến đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 10 - 15 triệu đồng/tháng để bảo đảm cho người dân có mức sống sung túc.
Cũng theo báo cáo này, liên quan đến giảm trừ gia cảnh, nhiều ý kiến cho rằng, không nên quy định mức giảm trừ bằng số tiền tuyệt đối mà quy định theo tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền trên mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Ngược lại cũng có quan điểm đề nghị không áp dụng mức giảm trừ mà thu thuế ngay từ đồng thu nhập đầu tiên với thuế suất 0% hoặc 1 - 2%...
Về nội dung này, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn mức giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng/tháng (thay vì 5 triệu đồng/tháng như dự kiến ban đầu của Bộ Tài chính).
Theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với mức lương tối thiểu hiện hành (450.000 đồng/tháng), nếu mỗi năm, Nhà nước tăng lương tối thiểu thêm 20% thì đến năm 2009 (thời điểm áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân), lương tối thiểu vào khoảng 650.000 đồng/tháng. Với hệ số thang bảng lương như hiện nay thì một cá nhân tốt nghiệp đại học sau 8 - 10 năm vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Còn đối với cá nhân không làm công ăn lương, theo tính toán của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người năm 2007 đạt khoảng 820 USD, vào năm 2009 - 2010, con số này khoảng 1.100 USD (tương ứng 18 triệu đồng/năm hay 1,5 triệu đồng/tháng).
Với mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng tức là đã gấp trên 2,5 lần mức thu nhập bình quân đầu người - mức giảm trừ cao nhất so với các nước trong khu vực như Trung Quốc (0,64 lần), Malaysia (0,4 lần), Thái Lan (0,6 lần), Indonesia (0,78 lần)... Ông Kiên cho rằng, việc xác định mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng là đã tính đến các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tiền lương, giá cả đến năm 2009.
Tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân ban đầu, Bộ Tài chính dự định sẽ thu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở. Quan điểm này đã không nhận được sự đồng thuận của xã hội, cuối cùng Bộ Tài chính kiến nghị không thu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất của cá nhân đã có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở từ 5 năm trở lên.
Tuy nhiên, cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã không đồng ý với quan điểm này vì trên thực tế nhiều trường hợp cá nhân có khả năng tài chính lớn, đầu cơ bất động sản dài hạn và chuyển nhượng sau thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu, thu lợi nhuận lớn, tạo ra những bất ổn đối với thị trường bất động sản.
Mức thuế suất 25% đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản như Dự thảo được nhiều người cho là quá cao, làm hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, trong Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn giữ nguyên như dự thảo, chỉ chỉnh sửa theo hướng cho phép đối tượng nộp thuế được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp tính thuế: nộp 25% trên số thực lãi (giá chuyển nhượng trừ đi giá vốn và các chi phí liên quan) hoặc nộp 2% trên giá trị chuyển nhượng trong trường hợp không xác định được số thực lãi.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, nhìn chung, đại bộ phận ý kiến tham gia góp ý đều nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân cũng như nội dung của dự án luật.
Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo này, vẫn có tới 34/155 ý kiến tham gia đóng góp còn băn khoăn về tính khả thi của Luật thuế thu nhập cá nhân bởi khả năng quản lý, kiểm soát thu nhập của các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế, việc thanh toán tiền mặt phổ biến; trong xã hội chưa có thói quen công khai thu nhập của bản thân; năng lực quản lý thuế còn yếu, số đối tượng nộp thuế tăng làm giảm hiệu quả thực hiện...
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn thống nhất quan điểm trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân vào kỳ họp Quốc hội tới.
Theo ông Kiên, khi nền kinh tế - xã hội đang trong quá trình vận động, phát triển thì hệ thống pháp luật cũng phải được hoàn thiện dần để phù hợp với thực tiễn cuộc sống và yêu cầu quản lý.
Trong thời gian qua, khi ban hành các văn bản pháp luật nói chung, pháp luật về thuế nói riêng cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi, nhưng Quốc hội vẫn quyết định ban hành mà không chờ đến khi có đầy đủ mọi điều kiện mới ban hành.
Thực tiễn cho thấy, các văn bản pháp luật được ban hành đã đi vào cuộc sống và ngày càng được hoàn thiện, cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
“Hiện nay, chúng ta đang triển khai thực hiện chủ trương công khai, minh bạch thu nhập và tài sản của cá nhân nên việc thực hiện Luật thuế này buộc cá nhân có thu nhập chịu thuế phải kê khai thu nhập tiến tới quản lý, kiểm soát thu nhập dân cư”, ông Kiên cho hay.
Phó chủ tịch Quốc hội phát biểu tiếp: “Hơn nữa, Luật Thuế thu nhập cá nhân ra đời sẽ là một bước góp phần thúc đẩy việc ban hành các chính sách khác của Nhà nước để quản lý thu nhập của cá nhân một cách đồng bộ và có hiệu quả như Luật về đăng ký tài sản, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt...”.
Giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là một trong những nội dung được các ý kiến tham gia đóng góp nhiều nhất. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng, nên lấy mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/tháng, ngược lại cũng có không ít ý kiến đề nghị giảm mức giảm trừ xuống 2 - 3 triệu đồng/tháng, nâng mức giảm trừ lên 5 - 6 triệu đồng/tháng, thậm chí cũng có ý kiến đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 10 - 15 triệu đồng/tháng để bảo đảm cho người dân có mức sống sung túc.
Cũng theo báo cáo này, liên quan đến giảm trừ gia cảnh, nhiều ý kiến cho rằng, không nên quy định mức giảm trừ bằng số tiền tuyệt đối mà quy định theo tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền trên mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Ngược lại cũng có quan điểm đề nghị không áp dụng mức giảm trừ mà thu thuế ngay từ đồng thu nhập đầu tiên với thuế suất 0% hoặc 1 - 2%...
Về nội dung này, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn mức giảm trừ gia cảnh 4 triệu đồng/tháng (thay vì 5 triệu đồng/tháng như dự kiến ban đầu của Bộ Tài chính).
Theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với mức lương tối thiểu hiện hành (450.000 đồng/tháng), nếu mỗi năm, Nhà nước tăng lương tối thiểu thêm 20% thì đến năm 2009 (thời điểm áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân), lương tối thiểu vào khoảng 650.000 đồng/tháng. Với hệ số thang bảng lương như hiện nay thì một cá nhân tốt nghiệp đại học sau 8 - 10 năm vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Còn đối với cá nhân không làm công ăn lương, theo tính toán của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người năm 2007 đạt khoảng 820 USD, vào năm 2009 - 2010, con số này khoảng 1.100 USD (tương ứng 18 triệu đồng/năm hay 1,5 triệu đồng/tháng).
Với mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng tức là đã gấp trên 2,5 lần mức thu nhập bình quân đầu người - mức giảm trừ cao nhất so với các nước trong khu vực như Trung Quốc (0,64 lần), Malaysia (0,4 lần), Thái Lan (0,6 lần), Indonesia (0,78 lần)... Ông Kiên cho rằng, việc xác định mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng là đã tính đến các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tiền lương, giá cả đến năm 2009.
Tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân ban đầu, Bộ Tài chính dự định sẽ thu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở. Quan điểm này đã không nhận được sự đồng thuận của xã hội, cuối cùng Bộ Tài chính kiến nghị không thu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất của cá nhân đã có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở từ 5 năm trở lên.
Tuy nhiên, cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã không đồng ý với quan điểm này vì trên thực tế nhiều trường hợp cá nhân có khả năng tài chính lớn, đầu cơ bất động sản dài hạn và chuyển nhượng sau thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu, thu lợi nhuận lớn, tạo ra những bất ổn đối với thị trường bất động sản.
Mức thuế suất 25% đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản như Dự thảo được nhiều người cho là quá cao, làm hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, trong Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn giữ nguyên như dự thảo, chỉ chỉnh sửa theo hướng cho phép đối tượng nộp thuế được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp tính thuế: nộp 25% trên số thực lãi (giá chuyển nhượng trừ đi giá vốn và các chi phí liên quan) hoặc nộp 2% trên giá trị chuyển nhượng trong trường hợp không xác định được số thực lãi.