Luật “vênh” nên thông tư bí
Được nhiều doanh nghiệp chờ đợi, song dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 42 và 43 Luật Bảo vệ môi trường lại lâm vào thế bí
Trước bức xúc của doanh nghiệp ngành thép, nhựa và giấy đối với Điều 42 và 43 Luật Bảo vệ môi trường, mới đây, các bộ Thương mại, Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dự thảo đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lại đi chệch tinh thần luật đã quy định.
Tại khoản 2 điều 42 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Cấm nhập khẩu (nhập khẩu)... máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ". Còn tại khoản 2, Điều 43 cũng quy định ngặt nghèo không kém: "Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu: a) có kho bãi.. .; b) có đủ năng lực xử lý tạp chất...; c) có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường".
Có thể thấy, có 2 vấn đề nổi lên tại 2 điều luật nói trên. Thứ nhất, "cấm" việc nhập khẩu tàu cũ, phương tiện giao thông, phá dỡ để lấy sắt phế cho luyện phôi.
Theo lập luận của các nhà quản lý môi trường, khi phá dỡ tàu cũ, sẽ có nhiều chất độc hại như amiăng, ôxít chì, thủy ngân, thạch tín, dầu mỡ, kim loại nặng..., người hưởng lợi chính là các chủ cơ sở phá dỡ tàu. Còn người lao động thì chỉ được hưởng mức thu nhập "bèo bọt"...
Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, ông Phạm Chí Cường lại cho rằng: "Phá dỡ tàu cũ là một nghề lâu đời ở Việt Nam. Phá dỡ tàu cũ nhập khẩu thì cấm, còn phá dỡ tàu cũ trong nước lại không cấm là bất bình đẳng. Đối với loại tàu khách, tàu hàng, độ ô nhiễm không đáng kể thì không nên cấm vì ngoài thép phế, những thứ khác như dầu nhớt, cao su... từ tàu cũ đều có thể biến thành tiền".
Sự ngặt nghèo của điều 42 đã đẩy các doanh nghiệp chuyên phá dỡ tàu cũ vào thế bí: muốn đưa được sắt thép phế từ tàu cũ thì phải phá dỡ ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hay nói một cách khác: những thứ ô nhiễm, độc hại thì "để lại cho người", còn những thứ thành tiền thì được mang về Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Quý, Giám đốc Công ty Vũ Hải nói: "Chẳng khác nào luật cho làm nhưng đố làm được! Không có quốc gia nào chấp nhận như vậy".
Thứ hai, điều 43 cũng quy định, chỉ có doanh nghiệp trực tiếp sử dụng phế liệu mới được nhập khẩu. Có nghĩa, luật không cho phép mọi hoạt động nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu qua trung gian. Thậm chí, trong cùng một tổng công ty nhưng chỉ có đơn vị thành viên trực tiếp sử dụng nguyên liệu thì mới được phép nhập khẩu phế liệu, còn những đơn vị khác, ngay cả với công ty mẹ cũng không được mở đơn hàng nhập khẩu cho công ty con.
Với 2 điều luật nói trên, hàng loạt ngành sản xuất công nghiệp sử dụng phế liệu mà phần lớn chúng được nhập khẩu từ nước ngoài phải đối mặt với khó khăn nguyên liệu đầu vào.
Đầu tiên, phải kể đến ngành thép. Lâu nay, nguyên liệu đầu vào của các nhà máy được dựa trên 2 nguồn: quặng và thép phế. Theo Quy hoạch ngành thép đã được Chính phủ phê duyệt, hàng loạt dự án đầu tư sản xuất phôi với công suất lên tới 3 triệu tấn/năm đã, đang và chuẩn bị đi vào hoạt động. Để đáp ứng được con số này, nhu cầu nhập khẩu thép phế lên tới 2 triệu tấn/năm.
Không riêng gì ngành thép, nhiều ngành hàng khác vẫn sử dụng giấy phế, nhựa phế đều bị cản trở. Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy nói: "Trong luật quy định phải "làm sạch", vậy như thế nào là làm sạch? Đã là phế liệu thì làm gì có chuyện sạch? Tiêu chuẩn phân loại phế liệu giấy ở các quốc gia rất khác nhau, nếu phù hợp với nước bán thì lại không phù hợp với Việt Nam".
Các bộ Thương mại, Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Theo đó, cho phép nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và chỉ cần xuất trình hợp đồng giữa bên bán-mua khi làm thủ tục thông quan, mà không bó hẹp đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu như luật đã quy định.
Theo tinh thần thông tư này, hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng phế liệu nhập khẩu đã có thể "thở phào" vì đã được tháo gỡ những vướng mắc lâu nay.
Ông Nguyễn Văn Thắng - chuyên viên Vụ Cơ khí - Luyện kim và Hoá chất (Bộ Công nghiệp) cho rằng: "Dự thảo thông tư đang bị "kênh" với luật. Luật chỉ cho phép doanh nghiệp trực tiếp sản xuất được nhập khẩu trong khi thông tư lại mở rộng cho phép nhập khẩu ủy thác là không ổn!".
Trên thực tế, đối chiếu với luật, đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu trong thông tư cho phép 3 loại: "thương nhân có cơ sở trực tiếp..."; "thương nhân nhập khẩu ủy thác..."; "thương nhân nhập khẩu phân phối...", thay vì một loại đối tượng như luật đã quy định.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thông tư hiện đang lâm vào thế bí: nếu tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thì bị "vênh" luật. Thực tế này đòi hỏi cần phải sửa luật thay vì chờ đợi một thông tư không thể hài hòa lợi ích của cả 2 phía. Nhưng sửa luật thì doanh nghiệp phải đợi đến bao giờ?
Tuy nhiên, dự thảo đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lại đi chệch tinh thần luật đã quy định.
Tại khoản 2 điều 42 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Cấm nhập khẩu (nhập khẩu)... máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ". Còn tại khoản 2, Điều 43 cũng quy định ngặt nghèo không kém: "Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu: a) có kho bãi.. .; b) có đủ năng lực xử lý tạp chất...; c) có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường".
Có thể thấy, có 2 vấn đề nổi lên tại 2 điều luật nói trên. Thứ nhất, "cấm" việc nhập khẩu tàu cũ, phương tiện giao thông, phá dỡ để lấy sắt phế cho luyện phôi.
Theo lập luận của các nhà quản lý môi trường, khi phá dỡ tàu cũ, sẽ có nhiều chất độc hại như amiăng, ôxít chì, thủy ngân, thạch tín, dầu mỡ, kim loại nặng..., người hưởng lợi chính là các chủ cơ sở phá dỡ tàu. Còn người lao động thì chỉ được hưởng mức thu nhập "bèo bọt"...
Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, ông Phạm Chí Cường lại cho rằng: "Phá dỡ tàu cũ là một nghề lâu đời ở Việt Nam. Phá dỡ tàu cũ nhập khẩu thì cấm, còn phá dỡ tàu cũ trong nước lại không cấm là bất bình đẳng. Đối với loại tàu khách, tàu hàng, độ ô nhiễm không đáng kể thì không nên cấm vì ngoài thép phế, những thứ khác như dầu nhớt, cao su... từ tàu cũ đều có thể biến thành tiền".
Sự ngặt nghèo của điều 42 đã đẩy các doanh nghiệp chuyên phá dỡ tàu cũ vào thế bí: muốn đưa được sắt thép phế từ tàu cũ thì phải phá dỡ ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hay nói một cách khác: những thứ ô nhiễm, độc hại thì "để lại cho người", còn những thứ thành tiền thì được mang về Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Quý, Giám đốc Công ty Vũ Hải nói: "Chẳng khác nào luật cho làm nhưng đố làm được! Không có quốc gia nào chấp nhận như vậy".
Thứ hai, điều 43 cũng quy định, chỉ có doanh nghiệp trực tiếp sử dụng phế liệu mới được nhập khẩu. Có nghĩa, luật không cho phép mọi hoạt động nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu qua trung gian. Thậm chí, trong cùng một tổng công ty nhưng chỉ có đơn vị thành viên trực tiếp sử dụng nguyên liệu thì mới được phép nhập khẩu phế liệu, còn những đơn vị khác, ngay cả với công ty mẹ cũng không được mở đơn hàng nhập khẩu cho công ty con.
Với 2 điều luật nói trên, hàng loạt ngành sản xuất công nghiệp sử dụng phế liệu mà phần lớn chúng được nhập khẩu từ nước ngoài phải đối mặt với khó khăn nguyên liệu đầu vào.
Đầu tiên, phải kể đến ngành thép. Lâu nay, nguyên liệu đầu vào của các nhà máy được dựa trên 2 nguồn: quặng và thép phế. Theo Quy hoạch ngành thép đã được Chính phủ phê duyệt, hàng loạt dự án đầu tư sản xuất phôi với công suất lên tới 3 triệu tấn/năm đã, đang và chuẩn bị đi vào hoạt động. Để đáp ứng được con số này, nhu cầu nhập khẩu thép phế lên tới 2 triệu tấn/năm.
Không riêng gì ngành thép, nhiều ngành hàng khác vẫn sử dụng giấy phế, nhựa phế đều bị cản trở. Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy nói: "Trong luật quy định phải "làm sạch", vậy như thế nào là làm sạch? Đã là phế liệu thì làm gì có chuyện sạch? Tiêu chuẩn phân loại phế liệu giấy ở các quốc gia rất khác nhau, nếu phù hợp với nước bán thì lại không phù hợp với Việt Nam".
Các bộ Thương mại, Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Theo đó, cho phép nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và chỉ cần xuất trình hợp đồng giữa bên bán-mua khi làm thủ tục thông quan, mà không bó hẹp đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu như luật đã quy định.
Theo tinh thần thông tư này, hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng phế liệu nhập khẩu đã có thể "thở phào" vì đã được tháo gỡ những vướng mắc lâu nay.
Ông Nguyễn Văn Thắng - chuyên viên Vụ Cơ khí - Luyện kim và Hoá chất (Bộ Công nghiệp) cho rằng: "Dự thảo thông tư đang bị "kênh" với luật. Luật chỉ cho phép doanh nghiệp trực tiếp sản xuất được nhập khẩu trong khi thông tư lại mở rộng cho phép nhập khẩu ủy thác là không ổn!".
Trên thực tế, đối chiếu với luật, đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu trong thông tư cho phép 3 loại: "thương nhân có cơ sở trực tiếp..."; "thương nhân nhập khẩu ủy thác..."; "thương nhân nhập khẩu phân phối...", thay vì một loại đối tượng như luật đã quy định.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thông tư hiện đang lâm vào thế bí: nếu tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thì bị "vênh" luật. Thực tế này đòi hỏi cần phải sửa luật thay vì chờ đợi một thông tư không thể hài hòa lợi ích của cả 2 phía. Nhưng sửa luật thì doanh nghiệp phải đợi đến bao giờ?