Lực đẩy giá vàng đến từ Trung Quốc
Trung Quốc đang cân nhắc thành lập các quỹ đầu tư mới để đa dạng hóa khoản dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới hiện nay của mình
Trung Quốc đang cân nhắc thành lập các quỹ đầu tư mới để đa dạng hóa khoản dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới hiện nay của mình, tờ tuần san Thế kỷ cho hay. Đề xuất bao gồm một quỹ đầu tư vào năng lượng và kim loại quý, cùng một quỹ khác dành để can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Theo tờ báo trên dẫn nguồn tin giấu tên, thông tin này khá bất ngờ, bởi lẽ Trung Quốc hiện có một cơ quan quản lý tài sản công, với tên gọi Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC). CIC thành lập năm 2007 và quản lý số tài sản trị giá 300 tỷ USD.
Theo tuần san Thế kỷ, tính tới hết quý 1, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã vượt 3.050 tỷ USD. Điều này đã làm nảy sinh những lo ngại về việc làm sao quản lý hiệu quả số tài sản này và không bị phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD. Thêm vào đó, việc đồng USD liên tục mất giá gần đây, cũng khiến nhiều người cho rằng, Trung Quốc sẽ tìm cách đa dạng hóa tài sản.
Trước đó, nhiều nhà kinh tế hàng đầu cho rằng, mức dự trữ ngoại hối an toàn của Trung Quốc là từ 800 triệu đến 1.300 tỷ USD. Theo Tang Shuangning, Chủ tịch tập đoàn Everbright, Trung Quốc cần phải giảm dự trữ ngoại hối của mình và tiếp tục đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Lượng dự trữ ngoại hối nên được giới hạn giữa 800 triệu đến 1.300 tỷ USD.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng tới 197,4 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay, lên mức hơn 3.000 tỷ USD vào cuối tháng 3. Trong khi đó, ông Xia Bin, một thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương cho biết, dự trữ ngoại hối chỉ nên ở mức 1.000 tỷ USD là hợp lý.
Ông đề nghị 5 kênh để sử dụng dự trữ bao gồm: sử dụng vốn nhà nước bổ sung vào các lĩnh vực trọng điểm, các doanh nghiệp, mua bán tài nguyên chiến lược, mở rộng đầu tư ở nước ngoài, phát hành trái phiếu nước ngoài và cải thiện phúc lợi quốc gia như giáo dục và y tế.
Bản tin của tờ Thế kỷ được coi là một trong những yếu tố chính đẩy giá vàng quốc tế đêm qua tiếp tục đi lên. Giá vàng kỳ hạn giao tháng 6 tăng 5,3 USD, tương đương 0,4%, lên 1.509,1 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Trước đó, giá vàng loại này đã leo lên tới đỉnh 1.519,2 USD/ounce. Đây là phiên tăng giá thứ 8 liên tiếp của kim loại quý này.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, các nhà điều hành ngân hàng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đặt ra chỉ tiêu vốn đối với 5 ngân hàng lớn nhất nước trên mức tối thiểu 11,5% do lo ngại rằng rủi ro tín dụng sẽ gia tăng.
Theo hãng tin Bloomberg, tháng trước, Ủy ban Giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã yêu cầu Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và 3 đối thủ của ngân hàng này duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) ở mức 11,8% trong năm 2011.
Trong khi, các nguồn tin khác cho hay, hệ số CAR áp dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), ngân hàng lớn thứ 4 nước này sẽ là 11.7%. Động thái này có thể giúp các nhà làm chính sách Trung Quốc kiểm soát tăng trưởng tín dụng sau khi lạm phát leo thang và giá bất động sản tăng cao do đợt bùng nổ tín dụng kéo dài hai năm qua.
Liên quan tới thị trường tài chính châu Á, theo hãng tin Bloomberg, đồng Ringgit của Malaysia và đồng Peso Philippines hiện đang dẫn đầu trong số những đồng tiền tại châu Á có dấu hiệu tăng mạnh so với đồng USD, trước thông tin các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ tăng lãi suất đối phó với lạm phát.
Theo hãng tin Bloomberg, đồng Ringgit tăng 0,3% đạt 2,9970 Ringgit đổi 1 USD vào lúc 10h23 sáng 25/4 tại Kuala Lumpur và lên đến 2,9913 Ringgit, cao nhất kể từ tháng 11/1997. Trong khi đó, đồng Peso của Philippines cũng đạt mức tăng 0,2%, lên 43,20 Peso từ hôm 20/4.
“Chúng tôi hi vọng đồng Ringgit mạnh lên để đối phó với lạm phát, có thể sẽ tăng nhẹ trong tháng 5 tới. Đồng USD yếu đi cũng sẽ giúp thêm cho việc đối phó với lạm phát”, ông Saktiandi Supaat, quan chức thuộc ngân hàng Malayan Banking nói. Theo số liệu hôm 20/4, giá tiêu dùng tại Malaysia đã tăng 3% trong tháng 3, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2009.
Nguồn vốn từ các quỹ đầu tư sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi, khi các nhà kinh tế dự báo Nhật, Mỹ sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức gần 0% như hiện tại. "Khả năng là nhiều nước châu Á sẽ tiếp tục tăng lãi suất, khi nền kinh tế của họ đủ sức chịu đựng", chuyên gia kinh tế Hideki Hayashi thuộc hãng chứng khoán Mizuho cho hay.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Đài Loan đều tăng lãi suất trong năm nay nhằm kiểm soát lạm phát. Lãi suất cơ bản tại Ấn Độ và Indonesia hiện ở mức 6,75% và tại Trung Quốc là 6,31%, so với mức cao nhất tại Mỹ và Nhật Bản là 0,25%.
Ông Xu Lianzhong, Giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, nước này vẫn còn đối mặt với áp lực lạm phát hết sức nghiêm trọng vì chi phí sản xuất đang đẩy giá thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ lên cao. Theo ông Xu, CPI sẽ tăng khoảng 5% trong nửa đầu năm nay. Ông dự báo CPI quý 2 tăng từ 4.9-5.1% sau khi vọt tới 5.4% trong quý 1.
Ông nói: “Trung Quốc vừa nâng giá mua ngũ cốc tối thiểu nên điều này sẽ khiến giá thịt, trứng và rau quả đứng ở mức cao”. Tuy nhiên, ông cho rằng, lạm phát cả năm tại Trung Quốc không thể vượt quá 5%.
Theo báo Financial Times, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đặt mức lãi suất gần bằng 0% để kích thích kinh tế, ảnh hưởng nặng nề tới khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của ngành ngân hàng nước này.
Tình trạng tăng trưởng tín dụng chậm chạp và lãi suất cho vay thấp đang làm giới đầu tư ngân hàng tại Mỹ lo ngại, dù kinh tế phục hồi, nhưng tương lai vẫn chịu nhiều áp lực.
Các số liệu kinh tế trong quý 1 cho thấy, tăng trưởng thấp đã gây nhiều khó khăn cho ngành tài chính Mỹ. Mặc dù tín dụng đã tăng trưởng trở lại vào cuối năm ngoái sau khi sụt giảm trong gần 2 năm nhưng vẫn chưa tạo đủ động lực mạnh mẽ cho ngành ngân hàng trong quý đầu tiên.
Theo tờ báo trên dẫn nguồn tin giấu tên, thông tin này khá bất ngờ, bởi lẽ Trung Quốc hiện có một cơ quan quản lý tài sản công, với tên gọi Tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC). CIC thành lập năm 2007 và quản lý số tài sản trị giá 300 tỷ USD.
Theo tuần san Thế kỷ, tính tới hết quý 1, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã vượt 3.050 tỷ USD. Điều này đã làm nảy sinh những lo ngại về việc làm sao quản lý hiệu quả số tài sản này và không bị phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD. Thêm vào đó, việc đồng USD liên tục mất giá gần đây, cũng khiến nhiều người cho rằng, Trung Quốc sẽ tìm cách đa dạng hóa tài sản.
Trước đó, nhiều nhà kinh tế hàng đầu cho rằng, mức dự trữ ngoại hối an toàn của Trung Quốc là từ 800 triệu đến 1.300 tỷ USD. Theo Tang Shuangning, Chủ tịch tập đoàn Everbright, Trung Quốc cần phải giảm dự trữ ngoại hối của mình và tiếp tục đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Lượng dự trữ ngoại hối nên được giới hạn giữa 800 triệu đến 1.300 tỷ USD.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng tới 197,4 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay, lên mức hơn 3.000 tỷ USD vào cuối tháng 3. Trong khi đó, ông Xia Bin, một thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương cho biết, dự trữ ngoại hối chỉ nên ở mức 1.000 tỷ USD là hợp lý.
Ông đề nghị 5 kênh để sử dụng dự trữ bao gồm: sử dụng vốn nhà nước bổ sung vào các lĩnh vực trọng điểm, các doanh nghiệp, mua bán tài nguyên chiến lược, mở rộng đầu tư ở nước ngoài, phát hành trái phiếu nước ngoài và cải thiện phúc lợi quốc gia như giáo dục và y tế.
Bản tin của tờ Thế kỷ được coi là một trong những yếu tố chính đẩy giá vàng quốc tế đêm qua tiếp tục đi lên. Giá vàng kỳ hạn giao tháng 6 tăng 5,3 USD, tương đương 0,4%, lên 1.509,1 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Trước đó, giá vàng loại này đã leo lên tới đỉnh 1.519,2 USD/ounce. Đây là phiên tăng giá thứ 8 liên tiếp của kim loại quý này.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, các nhà điều hành ngân hàng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đặt ra chỉ tiêu vốn đối với 5 ngân hàng lớn nhất nước trên mức tối thiểu 11,5% do lo ngại rằng rủi ro tín dụng sẽ gia tăng.
Theo hãng tin Bloomberg, tháng trước, Ủy ban Giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã yêu cầu Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) và 3 đối thủ của ngân hàng này duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) ở mức 11,8% trong năm 2011.
Trong khi, các nguồn tin khác cho hay, hệ số CAR áp dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), ngân hàng lớn thứ 4 nước này sẽ là 11.7%. Động thái này có thể giúp các nhà làm chính sách Trung Quốc kiểm soát tăng trưởng tín dụng sau khi lạm phát leo thang và giá bất động sản tăng cao do đợt bùng nổ tín dụng kéo dài hai năm qua.
Liên quan tới thị trường tài chính châu Á, theo hãng tin Bloomberg, đồng Ringgit của Malaysia và đồng Peso Philippines hiện đang dẫn đầu trong số những đồng tiền tại châu Á có dấu hiệu tăng mạnh so với đồng USD, trước thông tin các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ tăng lãi suất đối phó với lạm phát.
Theo hãng tin Bloomberg, đồng Ringgit tăng 0,3% đạt 2,9970 Ringgit đổi 1 USD vào lúc 10h23 sáng 25/4 tại Kuala Lumpur và lên đến 2,9913 Ringgit, cao nhất kể từ tháng 11/1997. Trong khi đó, đồng Peso của Philippines cũng đạt mức tăng 0,2%, lên 43,20 Peso từ hôm 20/4.
“Chúng tôi hi vọng đồng Ringgit mạnh lên để đối phó với lạm phát, có thể sẽ tăng nhẹ trong tháng 5 tới. Đồng USD yếu đi cũng sẽ giúp thêm cho việc đối phó với lạm phát”, ông Saktiandi Supaat, quan chức thuộc ngân hàng Malayan Banking nói. Theo số liệu hôm 20/4, giá tiêu dùng tại Malaysia đã tăng 3% trong tháng 3, mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2009.
Nguồn vốn từ các quỹ đầu tư sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi, khi các nhà kinh tế dự báo Nhật, Mỹ sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức gần 0% như hiện tại. "Khả năng là nhiều nước châu Á sẽ tiếp tục tăng lãi suất, khi nền kinh tế của họ đủ sức chịu đựng", chuyên gia kinh tế Hideki Hayashi thuộc hãng chứng khoán Mizuho cho hay.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Đài Loan đều tăng lãi suất trong năm nay nhằm kiểm soát lạm phát. Lãi suất cơ bản tại Ấn Độ và Indonesia hiện ở mức 6,75% và tại Trung Quốc là 6,31%, so với mức cao nhất tại Mỹ và Nhật Bản là 0,25%.
Ông Xu Lianzhong, Giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, nước này vẫn còn đối mặt với áp lực lạm phát hết sức nghiêm trọng vì chi phí sản xuất đang đẩy giá thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ lên cao. Theo ông Xu, CPI sẽ tăng khoảng 5% trong nửa đầu năm nay. Ông dự báo CPI quý 2 tăng từ 4.9-5.1% sau khi vọt tới 5.4% trong quý 1.
Ông nói: “Trung Quốc vừa nâng giá mua ngũ cốc tối thiểu nên điều này sẽ khiến giá thịt, trứng và rau quả đứng ở mức cao”. Tuy nhiên, ông cho rằng, lạm phát cả năm tại Trung Quốc không thể vượt quá 5%.
Theo báo Financial Times, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đặt mức lãi suất gần bằng 0% để kích thích kinh tế, ảnh hưởng nặng nề tới khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của ngành ngân hàng nước này.
Tình trạng tăng trưởng tín dụng chậm chạp và lãi suất cho vay thấp đang làm giới đầu tư ngân hàng tại Mỹ lo ngại, dù kinh tế phục hồi, nhưng tương lai vẫn chịu nhiều áp lực.
Các số liệu kinh tế trong quý 1 cho thấy, tăng trưởng thấp đã gây nhiều khó khăn cho ngành tài chính Mỹ. Mặc dù tín dụng đã tăng trưởng trở lại vào cuối năm ngoái sau khi sụt giảm trong gần 2 năm nhưng vẫn chưa tạo đủ động lực mạnh mẽ cho ngành ngân hàng trong quý đầu tiên.