Lực mua bắt đáy đẩy Phố Wall tăng tiếp
Phố Wall tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp do lực mua bắt đáy tăng mạnh và giới đầu tư tin rằng nợ công Hy Lạp sẽ được giải quyết
Phố Wall tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp do lực mua bắt đáy tăng mạnh và giới đầu tư đánh cược các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ sớm có hành động xoa dịu những lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp.
Những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng Euro có thể đẩy kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái mới đã nhấn chìm các thị trường chứng khoán, khiến đà bán tháo tăng mạnh tới mức nhiều người tin rằng Hy Lạp vỡ nợ là điều khó tránh.
Tuy nhiên, phiên giao dịch hôm qua (13/9), nhà đầu tư khấp khởi hy vọng các lãnh đạo châu Âu sẽ đưa ra được biện pháp giải cứu trong cuộc điện đàm dự kiến diễn ra trong ngày hôm nay giữa Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức và Thủ tướng Hy Lạp.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 44,73 điểm, tương ứng 0,40%, lên 11.105,85 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 10,60 điểm, tương ứng 0,91%, lên 1.172,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite nhảy 37,06 điểm, tương ứng 1,49%, lên 2.532,15 điểm.
Ngoài yếu tố lạc quan dẫn dắt thị trường, phiên giao dịch 13/9, các chỉ số chứng khoán chính tăng điểm còn bởi việc nhà đầu tư tăng mua vào các cổ phiếu có mệnh giá thấp do vài phiên giảm liên tiếp vừa qua.
Nhóm cổ phiếu công nghệ đắt hàng nhất, do giới đầu cơ tin rằng khu vực này ít bị rủi ro và thậm chí là có thể được lợi khi điều kiện kinh tế phục hồi. Trong đó, cổ phiếu của Oracle, Intel và Apple tăng mạnh nhất, đưa Nasdaq tăng trên 1%.
Trong khi lực đỡ cho chỉ số S&P 500 lại từ nhóm cổ phiếu công nghiệp. Chỉ số S&P khu vực công nghiệp tăng 1,9% trong phiên giao dịch.
Hôm qua, khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,8 tỷ cổ phiếu, cao hơn một chút so với mức trung bình 7,6 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Tỷ lệ mã tăng/giảm ở sàn New York và 4/1 còn ở sàn Nasdaq là 10/3.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu phục hồi khá mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,87% lên 5.174,25 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 1,41% lên 2.894,93 điểm và chỉ số DAX của Đức tiến 1,85% lên 5.166,36 điểm.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đà lao dốc mạnh trong phiên giao dịch liền trước. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 26,45 điểm, tương ứng 1,06%, xuống còn 2.471,30 điểm.
Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm tới 219,20 điểm, tương ứng 2,88%, xuống còn 7.391,37 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng suy giảm 1,83%, xuống còn 1.812,93 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ nhẹ 0,52%, xuống 2.729,37 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật Bản tăng 80,88 điểm, tương ứng 0,95%, lên 8.616,55 điểm, nhờ lực bắt đáy mạnh và Euro tăng giá so với Yên.
Những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng Euro có thể đẩy kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái mới đã nhấn chìm các thị trường chứng khoán, khiến đà bán tháo tăng mạnh tới mức nhiều người tin rằng Hy Lạp vỡ nợ là điều khó tránh.
Tuy nhiên, phiên giao dịch hôm qua (13/9), nhà đầu tư khấp khởi hy vọng các lãnh đạo châu Âu sẽ đưa ra được biện pháp giải cứu trong cuộc điện đàm dự kiến diễn ra trong ngày hôm nay giữa Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức và Thủ tướng Hy Lạp.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 44,73 điểm, tương ứng 0,40%, lên 11.105,85 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 10,60 điểm, tương ứng 0,91%, lên 1.172,87 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite nhảy 37,06 điểm, tương ứng 1,49%, lên 2.532,15 điểm.
Ngoài yếu tố lạc quan dẫn dắt thị trường, phiên giao dịch 13/9, các chỉ số chứng khoán chính tăng điểm còn bởi việc nhà đầu tư tăng mua vào các cổ phiếu có mệnh giá thấp do vài phiên giảm liên tiếp vừa qua.
Nhóm cổ phiếu công nghệ đắt hàng nhất, do giới đầu cơ tin rằng khu vực này ít bị rủi ro và thậm chí là có thể được lợi khi điều kiện kinh tế phục hồi. Trong đó, cổ phiếu của Oracle, Intel và Apple tăng mạnh nhất, đưa Nasdaq tăng trên 1%.
Trong khi lực đỡ cho chỉ số S&P 500 lại từ nhóm cổ phiếu công nghiệp. Chỉ số S&P khu vực công nghiệp tăng 1,9% trong phiên giao dịch.
Hôm qua, khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,8 tỷ cổ phiếu, cao hơn một chút so với mức trung bình 7,6 tỷ cổ phiếu hồi năm ngoái. Tỷ lệ mã tăng/giảm ở sàn New York và 4/1 còn ở sàn Nasdaq là 10/3.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu phục hồi khá mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,87% lên 5.174,25 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 1,41% lên 2.894,93 điểm và chỉ số DAX của Đức tiến 1,85% lên 5.166,36 điểm.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đà lao dốc mạnh trong phiên giao dịch liền trước. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 26,45 điểm, tương ứng 1,06%, xuống còn 2.471,30 điểm.
Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm tới 219,20 điểm, tương ứng 2,88%, xuống còn 7.391,37 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng suy giảm 1,83%, xuống còn 1.812,93 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ nhẹ 0,52%, xuống 2.729,37 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật Bản tăng 80,88 điểm, tương ứng 0,95%, lên 8.616,55 điểm, nhờ lực bắt đáy mạnh và Euro tăng giá so với Yên.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.061,10 | 11.105,80 | 44,73 | 0,40 |
S&P 500 | 1.162,27 | 1.172,87 | 10,60 | 0,91 | |
Nasdaq | 2.495,09 | 2.532,12 | 37,06 | 1,49 | |
Anh | FTSE 100 | 5.129,62 | 5.174,25 | 44,63 | 0,87 |
Pháp | CAC 40 | 2.854,81 | 2.894,93 | 40,12 | 1,41 |
Đức | DAX | 5.072,33 | 5.166,36 | 94,03 | 1,85 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.535,67 | 8.616,55 | 80,88 | 0,95 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.030,50 | |||
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.497,75 | 2.471,30 | 26,45 | 1,06 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.610,57 | 7.391,37 | 219,20 | 2,88 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.812,93 | 1.812,93 | 33,71 | 1,83 |
Singapore | Straits Times | 2.743,58 | 2.729,37 | 14,21 | 0,52 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |