Lương cao hơn cho lao động có nghề, làm việc nguy hiểm
Lương cho lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng
Người làm nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm, mức lương phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong ba thông tư 28, 29, 30 hướng dẫn thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11 mà Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Huỳnh Thị Nhân vừa ký. Theo đó, từ 1/1/2008, mức lương tối thiểu chung là 540.000 đồng/tháng.
Lương lao động có nghề cao hơn ít nhất 7%
Tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH quy định chặt chẽ khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%.
Thông tư cũng quy định rất rõ, tùy trình độ và tính chất của công việc mà mức lương cũng được tính khác nhau. Lương cho lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định phải đăng ký cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương cũng được siết chặt hơn. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động của tỉnh, thành phố trước khi công bố áp dụng.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang, bảng lương. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã có thang, bảng lương thì trong thời hạn 3 tháng, tính từ 1/1/2008, phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang, bảng lương.
Thông tư số 29 về hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Theo đó có 3 vùng lương tối thiểu: mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, Tp.HCM; mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, Tp.HCM, các quận thuộc thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai, thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên các địa bàn còn lại.
Đối với công ty có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn vùng nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
Doanh nghiệp không được xoá và cắt giảm chế độ
Thông tư 30 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn người lao động.
Tại Thông tư này có nội dung rất quan trọng: doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ được pháp luật quy định như tiền lương trả khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại. Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể trong quy chế của doanh nghiệp.
* Mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/1/2008 là 540.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp thực hiện từ ngày 1/1/2008 theo các vùng như sau: mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc Hà Nội, Tp. HCM; mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc Hà Nội, Tp.HCM; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong ba thông tư 28, 29, 30 hướng dẫn thực hiện Nghị định 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11 mà Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Huỳnh Thị Nhân vừa ký. Theo đó, từ 1/1/2008, mức lương tối thiểu chung là 540.000 đồng/tháng.
Lương lao động có nghề cao hơn ít nhất 7%
Tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH quy định chặt chẽ khoảng cách giữa các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%.
Thông tư cũng quy định rất rõ, tùy trình độ và tính chất của công việc mà mức lương cũng được tính khác nhau. Lương cho lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định phải đăng ký cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống thang, bảng lương cũng được siết chặt hơn. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động của tỉnh, thành phố trước khi công bố áp dụng.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang, bảng lương. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã có thang, bảng lương thì trong thời hạn 3 tháng, tính từ 1/1/2008, phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang, bảng lương.
Thông tư số 29 về hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Theo đó có 3 vùng lương tối thiểu: mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, Tp.HCM; mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, Tp.HCM, các quận thuộc thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai, thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên các địa bàn còn lại.
Đối với công ty có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn vùng nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
Doanh nghiệp không được xoá và cắt giảm chế độ
Thông tư 30 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn người lao động.
Tại Thông tư này có nội dung rất quan trọng: doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ được pháp luật quy định như tiền lương trả khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại. Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể trong quy chế của doanh nghiệp.
* Mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/1/2008 là 540.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp thực hiện từ ngày 1/1/2008 theo các vùng như sau: mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc Hà Nội, Tp. HCM; mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc Hà Nội, Tp.HCM; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.