Lương sếp doanh nghiệp nhà nước “phải dựa trên hiệu quả”
Quy định lương của quản lý doanh nghiệp nhà nước tại dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được cho là quá sơ sài
"Tôi hơi e ngại", Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nói khi góp ý về quy định lương của quản lý doanh nghiệp nhà nước tại dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận chiều 9/9.
Theo dự thảo luật, lương, thưởng và quyền lợi khác của chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty.
Còn hội đồng thành viên quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với các chức danh do hội đồng thành viên, chủ tịch công ty bổ nhiệm.
Trong quản trị nội bộ trong doanh nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất là tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nhìn nhận.
Nhấn mạnh sự khác biệt khi lãnh đạo của công ty là cán bộ công chức do nhà nước bổ nhiệm để quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Lợi cho rằng cần làm rõ cơ chế tiền lương của đối tượng này.
"Quy định như dự thảo luật là quá đơn giản, không rõ được xác định như thế nào và có gắn hiệu quả sản xuất kinh doanh hay không?", ông Lợi băn khoăn.
Cho rằng dự thảo luật cần có quy định để khắc phục tình trạng lương “khủng” của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước như vừa qua, ông Lợi cũng cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, qua chính nghiên cứu của mình. Đó là doanh nghiệp đã mang tiền lương của khu vực quản lý hòa đồng với thang bảng lương của khu vực sản xuất kinh doanh nên mới có chuyện có giám đốc doanh nghiệp hưởng đến 200 triệu tiền lương/tháng.
Khe hở đó nếu không xử lý trong luật này thì rất đáng tiếc, ông Lợi nói.
Theo quan điểm của đại biểu Lợi, tiền lương trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp cần gắn với mức độ đóng góp và hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả quản lý chứ không phải là mức lương quy định theo số tuyệt đối.
Ông Lợi phân tích, hiện nay Nghị định 51 quy định lương cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước tối đa 38 triệu đồng và nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì được chi trả tiếp 50% của mức lương tối đa này. Có nghĩa là dù anh là ai mà khi được bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp thì được tối đa hơn 50 triệu tiền lương, rất là không gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
"Tôi cho là anh nào đang là công chức nhà nước được bổ nhiệm làm giám đốc tập đoàn tổng công ty nhà nước thì quá là sướng", đại biểu Bùi Sỹ Lợi nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai góp ý, lương của nhóm quản lý trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cần tách riêng 1 điều tại Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Vị đại biểu này cho rằng nguyên tắc bất di bất dịch để quy định lương cho quản lý doanh nghiệp nhà nước là hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhìn vào quy định người quyết định lương tại dự thảo luật như đã dẫn ở trên, đại biểu Mai nói bà hơi e ngại.
"Theo tôi, chủ sở hữu phải quyết định lương của bộ máy quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Tiền của nhà nước, phân công anh hoặc thuê anh làm thì lương anh được trả trên hiệu quả. Hàng năm anh phải báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh để ông chủ sở hữu quyết định lương, như thế thì chặt chẽ và và bớt dư luận bấy lâu nay", bà Mai phát biểu.
Quy định số tuyệt đối như đại biểu Lợi đã nói, theo bà Mai cũng là vô lý. Đặt câu hỏi tại sao lại là đồng loạt 38 triệu đồng và tối đa không quá hơn 50 triệu trong khi hiệu quả là khác nhau, bà Mai cho rằng quy định như thế không đẩy khu vực doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với các khu vực doanh nghiệp khác.
"Chủ sở hữu nên căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh để quyết định lương cho nhóm quản lý. Luật đưa ra nguyên tắc và sau đó giao cho Chính phủ hướng dẫn, bà Mai góp ý.
Vẫn liên quan đến phần lương cho quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét quy định tai dự thảo luật vẫn chưa rõ.
"Nguyên tắc quyết định lương là gì, nói lương chủ tịch tập đoàn là do đại diện chủ sở hữu nhà nước quyết định nhưng đó là ai, là cơ quan nào, Thủ tướng hay bộ trưởng hay đại diện ủy ban nhân dân tỉnh?", ông Lưu đặt câu hỏi.
Theo dự thảo luật, lương, thưởng và quyền lợi khác của chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty.
Còn hội đồng thành viên quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với các chức danh do hội đồng thành viên, chủ tịch công ty bổ nhiệm.
Trong quản trị nội bộ trong doanh nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất là tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nhìn nhận.
Nhấn mạnh sự khác biệt khi lãnh đạo của công ty là cán bộ công chức do nhà nước bổ nhiệm để quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Lợi cho rằng cần làm rõ cơ chế tiền lương của đối tượng này.
"Quy định như dự thảo luật là quá đơn giản, không rõ được xác định như thế nào và có gắn hiệu quả sản xuất kinh doanh hay không?", ông Lợi băn khoăn.
Cho rằng dự thảo luật cần có quy định để khắc phục tình trạng lương “khủng” của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước như vừa qua, ông Lợi cũng cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, qua chính nghiên cứu của mình. Đó là doanh nghiệp đã mang tiền lương của khu vực quản lý hòa đồng với thang bảng lương của khu vực sản xuất kinh doanh nên mới có chuyện có giám đốc doanh nghiệp hưởng đến 200 triệu tiền lương/tháng.
Khe hở đó nếu không xử lý trong luật này thì rất đáng tiếc, ông Lợi nói.
Theo quan điểm của đại biểu Lợi, tiền lương trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp cần gắn với mức độ đóng góp và hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả quản lý chứ không phải là mức lương quy định theo số tuyệt đối.
Ông Lợi phân tích, hiện nay Nghị định 51 quy định lương cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước tối đa 38 triệu đồng và nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì được chi trả tiếp 50% của mức lương tối đa này. Có nghĩa là dù anh là ai mà khi được bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp thì được tối đa hơn 50 triệu tiền lương, rất là không gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
"Tôi cho là anh nào đang là công chức nhà nước được bổ nhiệm làm giám đốc tập đoàn tổng công ty nhà nước thì quá là sướng", đại biểu Bùi Sỹ Lợi nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai góp ý, lương của nhóm quản lý trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cần tách riêng 1 điều tại Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Vị đại biểu này cho rằng nguyên tắc bất di bất dịch để quy định lương cho quản lý doanh nghiệp nhà nước là hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhìn vào quy định người quyết định lương tại dự thảo luật như đã dẫn ở trên, đại biểu Mai nói bà hơi e ngại.
"Theo tôi, chủ sở hữu phải quyết định lương của bộ máy quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Tiền của nhà nước, phân công anh hoặc thuê anh làm thì lương anh được trả trên hiệu quả. Hàng năm anh phải báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh để ông chủ sở hữu quyết định lương, như thế thì chặt chẽ và và bớt dư luận bấy lâu nay", bà Mai phát biểu.
Quy định số tuyệt đối như đại biểu Lợi đã nói, theo bà Mai cũng là vô lý. Đặt câu hỏi tại sao lại là đồng loạt 38 triệu đồng và tối đa không quá hơn 50 triệu trong khi hiệu quả là khác nhau, bà Mai cho rằng quy định như thế không đẩy khu vực doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với các khu vực doanh nghiệp khác.
"Chủ sở hữu nên căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh để quyết định lương cho nhóm quản lý. Luật đưa ra nguyên tắc và sau đó giao cho Chính phủ hướng dẫn, bà Mai góp ý.
Vẫn liên quan đến phần lương cho quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận xét quy định tai dự thảo luật vẫn chưa rõ.
"Nguyên tắc quyết định lương là gì, nói lương chủ tịch tập đoàn là do đại diện chủ sở hữu nhà nước quyết định nhưng đó là ai, là cơ quan nào, Thủ tướng hay bộ trưởng hay đại diện ủy ban nhân dân tỉnh?", ông Lưu đặt câu hỏi.