Mâm cơm của người Việt đang thừa quá nhiều thịt
Theo quan điểm của các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn hợp lý là bữa ăn đa dạng, có nhiều loại thực phẩm và với tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên, có một xu hướng hiện nay ở các gia đình cả ở nông thôn và thành thị là đang sử dụng các loại thịt nhiều hơn cá, tôm, cua, hải sản, điều này về lâu dài sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Hiện nay, trung bình một người Việt tiêu thụ 134 gram thịt/ngày, riêng người dân đô thị tiêu thụ 154 gram thịt/ngày. Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt theo khuyến nghị dinh dưỡng là 50 - 80 gram/ngày. Tổ chức phòng chống ung thư thế giới khuyến cáo, mỗi người dân không tiêu thụ quá 70 gram thịt/ngày. Thông tin trên được PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030. Theo GS Mai, đây là thực trạng thừa dinh dưỡng đáng quan ngại. Trong khi tiêu thị thịt đang thừa so với khuyến nghị, tiêu thụ rau củ quả quả tăng không đáng kể. Năm 2010, trung bình một người Việt tiêu thụ 190 gram rau/ngày và 60.9 gram quả/ngày thì tới nay tăng lên 230 gram rau/ngày và 127 gram quả/ngày. Tuy nhiên, chỉ có 65% người Việt đạt mức khuyến nghị về tiêu thụ rau quả.
Hiện nay, trung bình một người Việt tiêu thụ 134 gram thịt/ngày, riêng người dân đô thị tiêu thụ 154 gram thịt/ngày. Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt theo khuyến nghị dinh dưỡng là 50 - 80 gram/ngày. Tổ chức phòng chống ung thư thế giới khuyến cáo, mỗi người dân không tiêu thụ quá 70 gram thịt/ngày. Thông tin trên được PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030. Theo GS Mai, đây là thực trạng thừa dinh dưỡng đáng quan ngại. Trong khi tiêu thị thịt đang thừa so với khuyến nghị, tiêu thụ rau củ quả quả tăng không đáng kể. Năm 2010, trung bình một người Việt tiêu thụ 190 gram rau/ngày và 60.9 gram quả/ngày thì tới nay tăng lên 230 gram rau/ngày và 127 gram quả/ngày. Tuy nhiên, chỉ có 65% người Việt đạt mức khuyến nghị về tiêu thụ rau quả.
Cũng tại Hội thảo,GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, sau 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận. Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi xuống dưới 20% (giảm từ 29,3% năm 2010 xuống còn 19,6% năm 2020). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng gầy còm giảm từ 7,1% năm 2010 xuống còn 5,2% vào năm 2019. Chiều cao người Việt cũng đã có sự gia tăng đáng kể. Năm 2020, chiều cao trung bình của nam giới đạt 168,1cm (tăng 3,7cm so với năm 2010: 164,4cm), chiều cao của nữ giới đạt 155,6cm (tăng 0,8cm so với năm 2010: 154,8cm). Với chiều cao này, hiện Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, thực trạng dinh dưỡng người Việt hiện còn tồn đọng rất nhiều vấn đề. Ngoài thừa tiêu thụ thịt như nói trên, theo GS Tuyên, một vấn đề đáng quan ngại khác là vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Năm 2010, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6%, từ 5 - 19 tuổi là 8,5% thì hiện tại, con số này lên tới 7,4% ở trẻ dưới 5 tuổi, 19% ở nhóm tuổi 5 - 19 tuổi. Tình trạng này nghiêm trọng nhất ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng. Một loạt bệnh không lây nhiễm ở người Việt đang gia tăng như tiểu đường, ung thư, đột quỵ,… cũng là hệ quả của chế độ ăn uống không hợp lý. Đây là nhóm bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất, chiếm 73% các trường hợp mà một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh mạn tính không lây ngày càng nhiều là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ít hoạt động thể lực và sử dụng thuốc lá thường xuyên.
Có 2 nguồn cung cấp chất đạm cho cơ thể là chất đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản) và chất đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc). Để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng và phòng bệnh tim mạch, bệnh mạn tính không lây, bữa ăn của các gia đình nên phối hợp cả hai nguồn đạm động vật và đạm thực vật, nên tăng cường sử dụng cá và thực phẩm nguồn thủy hải sản. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, bữa ăn gia đình cần có thực đơn đa dạng hợp lý, luôn thay đổi món ăn, đa dạng các thực phẩm cung cấp chất đạm (mỗi bữa ăn nên có ít nhất 2 - 3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm từ các loại thịt, cá, trứng, sữa, thủy hải sản và các loại hạt).