Masan: Mô hình sở hữu tài sản
Chiến lược sở hữu tài sản được Masan xác định khá rõ: chỉ đầu tư chi phối vào những công ty có khả năng dẫn đầu thị trường
Giai đoạn kinh tế khó khăn, trong lúc rất nhiều công ty co cụm, phá sản thì đã thấp thoáng một ông chủ vẫn rủng rỉnh hầu bao để kinh doanh theo mô hình “sở hữu tài sản” (asset holding).
Mô hình này từng đưa nhiều công ty trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng lên đến đỉnh cao danh vọng và quyền lực.
Từ mô hình Jardine Matheson...
Việt Nam trong gần một thập kỷ qua đã là tâm điểm đầu tư của các công ty sở hữu tài sản quốc tế. Jardine Matheson là một điển hình.
Tập đoàn này tiền thân là một công ty kinh doanh nha phiến ở Trung Quốc ra đời cách đây 180 năm, sau đó niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông và chuyển đổi thành mô hình công ty sở hữu tài sản, với chiến lược đi mua lại các công ty thuộc nhiều ngành khác nhau ở châu Á.
Trước tiên, Jardine Matheson tạo nên những doanh nghiệp nền tảng cho chính mình, bằng cách sáng lập hoặc sở hữu cổ phần chi phối. Đó là các công ty Jardine Pacific (ngành xây dựng, vận tải, nhà hàng, công nghệ thông tin), Jardine Motors Group (xe hơi), JLT (bảo hiểm và tái bảo hiểm), Hongkong Land (bất động sản), Dairy Farm (bán lẻ), Mandarin Oriental (quản lý, đầu tư khách sạn), Jardine Cycle & Carriage (đầu tư vào các công ty xe hơi).
Sau đó, Jardine Matheson cùng các công ty con đầu tư vào nhiều công ty nữa ở các nước khác nhau. Doanh thu năm 2011 của cả tập đoàn là 37 tỉ USD, tăng 26% so với năm 2010, với 4 tỉ USD lợi nhuận trước thuế, tăng 13%.
Tại Việt Nam, Jardine Matheson cùng các công ty con đã vươn cánh tay của họ vào nhiều doanh nghiệp, chẳng hạn Ngân hàng ACB (sở hữu 7,3%), Ôtô Trường Hải (28%), liên doanh Hongkong Land - Đoàn Kết (71%), siêu thị Giant nằm trong trung tâm thương mại Crescent Mall tại Phú Mỹ Hưng (49%), Pizza Hut Việt Nam (100%), KFC Việt Nam (25%)…
Cơ cấu sở hữu của Masan tại các công ty con.
Tiêu biểu cho mô hình “sở hữu tài sản” là những công ty có năng lực huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Số vốn này được dùng để đầu tư vào các công ty hoặc tài sản khác nhau và tổ chức theo các hình thức công ty con, công ty liên doanh hoặc liên kết. Khác với mô hình quỹ đầu tư, mô hình này không nhằm mục đích mua đi, bán lại các công ty, tài sản để tạo nguồn thu trong ngắn hạn mà chủ yếu nhằm gia tăng quy mô của tổ chức kinh doanh.
Việt Nam có sự góp mặt của nhiều công ty sở hữu tài sản, nhưng hai công ty nổi bật nhất là Jardine Matheson và Ayala (Philippines).
Jardine Matheson đầu tư vào Việt Nam gần 20 năm nay, trong khi Ayala nổi lên sau thương vụ công ty con của họ là Manila Water mua 10% cổ phần của Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) và Công ty Cấp nước Kênh Đông năm 2011.
Giống như Jardine Matheson, Ayala đã hình thành cách đây 178 năm với ngành nghề ban đầu là kinh doanh thức uống có cồn, sau đó chuyển dần sang mô hình đầu tư đa ngành vào bất động sản, ngân hàng, tài chính, viễn thông, điện tử, năng lượng, hạ tầng cung cấp điện, nước. Tập đoàn này sở hữu nhiều công ty con hoặc liên kết như Ayala Land, Globe Telecom, Manila Water, Ayala Automotive, AC Energy Holdings và dùng các công ty này để mở rộng đầu tư sang các nước khác.
Sự trường tồn của Jardine Matheson và Ayala cho thấy tính hiệu quả của mô hình sở hữu tài sản. Với số vốn góp khổng lồ từ rất nhiều nhà đầu tư, thông qua phương thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), các công ty sở hữu tài sản luôn sẵn sàng đầu tư vào nhiều công ty trên thị trường chứng khoán lẫn tư nhân, biến chúng thành các vệ tinh, làm tăng quy mô và hiệu quả kinh doanh của tập đoàn.
Chẳng hạn, Tập đoàn Ayala đang chiếm gần một nửa giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Philippines. Mô hình sở hữu tài sản cũng giúp các công ty nội địa như Ayala đủ tiềm lực để vươn ra thế giới.
…đến những viên gạch đầu tiên của Masan
Nhiều ông chủ giàu có của Việt Nam cũng nuôi tham vọng biến công ty của mình thành mô hình sở hữu tài sản. Rõ nét hơn cả là Tập đoàn Masan, với những bước đi ban đầu khá thận trọng.
Tương tự như Ayala dẫn đầu thị trường chứng khoán Philippines, mức vốn hóa của Masan tính đến cuối tháng 12.2011 đã đạt 2,4 tỉ USD, là công ty niêm yết lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Nền tảng của các công ty sở hữu tài sản là phải có vốn lớn, được huy động nhanh từ nhiều nguồn để sẵn sàng tham gia các thương vụ M&A. Dù trong giai đoạn kinh tế khó khăn, trong năm 2011, ông chủ của Masan vẫn huy động được hơn nửa tỉ USD từ các định chế tài chính KKR và JP Morgan, Mount Kellett (Mỹ), Ngân hàng Standard Chartered (Anh), Richard Chandler (Singapore) để giải ngân bước đầu vào Vinacafe (mua chi phối hơn 50% công ty này).
Và tính chung từ năm 2009, số vốn huy động từ các định chế tài chính và đối tác nước ngoài của Masan đã lên đến hơn 1 tỉ USD.
Xuất phát từ công ty hàng tiêu dùng sản xuất mì ăn liền, nước chấm, với sự góp sức của các nguồn tài chính nước ngoài, Masan đã mở rộng đa ngành với 3 lĩnh vực là hàng tiêu dùng, ngân hàng và khoáng sản thông qua Masan Consumer (tiêu dùng), Ngân hàng Techcombank (tài chính) và Masan Resources (khai thác khoáng sản).
Xét ở cấp độ công ty con và công ty liên kết, KRR, JP Morgan, House Foods (một trong những công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất của Nhật) là đối tác của Masan Consumer. HSBC là đối tác chiến lược của Techcombank. Và Mount Kellett, Standard Chartered cung cấp vốn cho Masan Resources.
Thị phần Masan Consumer trong năm 2011.
Hiệu quả của mô hình sở hữu tài sản đã được thể hiện rõ khi tập đoàn này cho phép công ty con Masan Consumer mua lại Vinacafe trên thị trường chứng khoán. Doanh thu Masan Consumer năm 2011, trước khi mua Vinacafe, đạt 7.057 tỉ đồng, lợi nhuận 2.254 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi cộng với Vinacafe, con số doanh thu đã lên đến 8.310 tỉ đồng (tăng 17,7%) và lợi nhuận là 2.466 tỉ đồng (tăng 9,4%).
Thương vụ này cũng xác lập chỗ đứng của Masan Consumer trên thị trường cà phê hòa tan với 40% thị phần, bên cạnh nước tương (78%), nước mắm (76%) và mì ăn liền (45%).
Trong khi đó, năm 2011, Techcombank đạt lợi nhuận thuần hơn 3.000 tỉ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2010. Tỉ lệ dư nợ trên huy động của ngân hàng này là 64,3%, một trong những mức thấp nhất thị trường.
Và dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo đang trong giai đoạn hoàn tất để đi vào khai thác từ quý 1/2013 dự kiến sẽ mang lại doanh thu 6 tỉ USD, chủ yếu từ xuất khẩu khoáng sản.
Như vậy, với ba lĩnh vực khác nhau và chiến lược tiếp tục tìm kiếm, sở hữu các tài sản mới (chủ yếu do Masan Consumer thực hiện), Masan dự kiến sẽ đạt tăng trưởng doanh thu khoảng 30-50% trong năm 2012 và 1 tỉ USD doanh thu vào năm 2016.
Chiến lược sở hữu tài sản được Masan xác định khá rõ: chỉ đầu tư chi phối vào những công ty có khả năng dẫn đầu thị trường, trước mắt là tiêu dùng và tuyên bố không đầu tư vào bất động sản.
Với tình hình tài chính và khả năng sinh lời hiện tại, Masan là một trong số ít công ty tạo được năng lực ở mô hình sở hữu tài sản. Với tổng vốn dài hạn hơn 1 tỉ USD huy động trong 3 năm qua, Masan mới chỉ sử dụng nguồn tiền này cho việc củng cố tỉ lệ sở hữu trong các doanh nghiệp trực thuộc.
Theo công bố của Masan, thương vụ Núi Pháo được mua lại theo phương thức trao đổi quyền mua cổ phiếu của Masan với đối tác nên không dùng tiền mặt, trong khi thương vụ mua lại Vinacafe chỉ sử dụng 52 triệu USD. Như vậy, với lượng tiền mặt lớn đang nắm giữ, còn khá nhiều công ty trong nước đang nằm trong tầm ngắm của Masan.
Một đặc điểm khác biệt trong mô hình của Masan là các công ty con không liên kết hoặc trở thành đối tác của nhau, nghĩa là Techcombank không tài trợ vốn cho Masan Consumer, hoặc Masan Resources không liên doanh với Masan Consumer. Các công ty con này đang được điều hành bởi 4 tổng giám đốc có tổng cộng hơn 70 năm kinh nghiệm quốc tế ở các thị trường mới nổi.
Trong các mục tiêu phát triển mô hình sở hữu tài sản, Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cũng bày tỏ tham vọng niêm yết ở nước ngoài.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Mô hình này từng đưa nhiều công ty trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng lên đến đỉnh cao danh vọng và quyền lực.
Từ mô hình Jardine Matheson...
Việt Nam trong gần một thập kỷ qua đã là tâm điểm đầu tư của các công ty sở hữu tài sản quốc tế. Jardine Matheson là một điển hình.
Tập đoàn này tiền thân là một công ty kinh doanh nha phiến ở Trung Quốc ra đời cách đây 180 năm, sau đó niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông và chuyển đổi thành mô hình công ty sở hữu tài sản, với chiến lược đi mua lại các công ty thuộc nhiều ngành khác nhau ở châu Á.
Trước tiên, Jardine Matheson tạo nên những doanh nghiệp nền tảng cho chính mình, bằng cách sáng lập hoặc sở hữu cổ phần chi phối. Đó là các công ty Jardine Pacific (ngành xây dựng, vận tải, nhà hàng, công nghệ thông tin), Jardine Motors Group (xe hơi), JLT (bảo hiểm và tái bảo hiểm), Hongkong Land (bất động sản), Dairy Farm (bán lẻ), Mandarin Oriental (quản lý, đầu tư khách sạn), Jardine Cycle & Carriage (đầu tư vào các công ty xe hơi).
Sau đó, Jardine Matheson cùng các công ty con đầu tư vào nhiều công ty nữa ở các nước khác nhau. Doanh thu năm 2011 của cả tập đoàn là 37 tỉ USD, tăng 26% so với năm 2010, với 4 tỉ USD lợi nhuận trước thuế, tăng 13%.
Tại Việt Nam, Jardine Matheson cùng các công ty con đã vươn cánh tay của họ vào nhiều doanh nghiệp, chẳng hạn Ngân hàng ACB (sở hữu 7,3%), Ôtô Trường Hải (28%), liên doanh Hongkong Land - Đoàn Kết (71%), siêu thị Giant nằm trong trung tâm thương mại Crescent Mall tại Phú Mỹ Hưng (49%), Pizza Hut Việt Nam (100%), KFC Việt Nam (25%)…
Cơ cấu sở hữu của Masan tại các công ty con.
Tiêu biểu cho mô hình “sở hữu tài sản” là những công ty có năng lực huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư khác nhau. Số vốn này được dùng để đầu tư vào các công ty hoặc tài sản khác nhau và tổ chức theo các hình thức công ty con, công ty liên doanh hoặc liên kết. Khác với mô hình quỹ đầu tư, mô hình này không nhằm mục đích mua đi, bán lại các công ty, tài sản để tạo nguồn thu trong ngắn hạn mà chủ yếu nhằm gia tăng quy mô của tổ chức kinh doanh.
Việt Nam có sự góp mặt của nhiều công ty sở hữu tài sản, nhưng hai công ty nổi bật nhất là Jardine Matheson và Ayala (Philippines).
Jardine Matheson đầu tư vào Việt Nam gần 20 năm nay, trong khi Ayala nổi lên sau thương vụ công ty con của họ là Manila Water mua 10% cổ phần của Công ty Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) và Công ty Cấp nước Kênh Đông năm 2011.
Giống như Jardine Matheson, Ayala đã hình thành cách đây 178 năm với ngành nghề ban đầu là kinh doanh thức uống có cồn, sau đó chuyển dần sang mô hình đầu tư đa ngành vào bất động sản, ngân hàng, tài chính, viễn thông, điện tử, năng lượng, hạ tầng cung cấp điện, nước. Tập đoàn này sở hữu nhiều công ty con hoặc liên kết như Ayala Land, Globe Telecom, Manila Water, Ayala Automotive, AC Energy Holdings và dùng các công ty này để mở rộng đầu tư sang các nước khác.
Sự trường tồn của Jardine Matheson và Ayala cho thấy tính hiệu quả của mô hình sở hữu tài sản. Với số vốn góp khổng lồ từ rất nhiều nhà đầu tư, thông qua phương thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), các công ty sở hữu tài sản luôn sẵn sàng đầu tư vào nhiều công ty trên thị trường chứng khoán lẫn tư nhân, biến chúng thành các vệ tinh, làm tăng quy mô và hiệu quả kinh doanh của tập đoàn.
Chẳng hạn, Tập đoàn Ayala đang chiếm gần một nửa giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Philippines. Mô hình sở hữu tài sản cũng giúp các công ty nội địa như Ayala đủ tiềm lực để vươn ra thế giới.
…đến những viên gạch đầu tiên của Masan
Nhiều ông chủ giàu có của Việt Nam cũng nuôi tham vọng biến công ty của mình thành mô hình sở hữu tài sản. Rõ nét hơn cả là Tập đoàn Masan, với những bước đi ban đầu khá thận trọng.
Tương tự như Ayala dẫn đầu thị trường chứng khoán Philippines, mức vốn hóa của Masan tính đến cuối tháng 12.2011 đã đạt 2,4 tỉ USD, là công ty niêm yết lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Nền tảng của các công ty sở hữu tài sản là phải có vốn lớn, được huy động nhanh từ nhiều nguồn để sẵn sàng tham gia các thương vụ M&A. Dù trong giai đoạn kinh tế khó khăn, trong năm 2011, ông chủ của Masan vẫn huy động được hơn nửa tỉ USD từ các định chế tài chính KKR và JP Morgan, Mount Kellett (Mỹ), Ngân hàng Standard Chartered (Anh), Richard Chandler (Singapore) để giải ngân bước đầu vào Vinacafe (mua chi phối hơn 50% công ty này).
Và tính chung từ năm 2009, số vốn huy động từ các định chế tài chính và đối tác nước ngoài của Masan đã lên đến hơn 1 tỉ USD.
Xuất phát từ công ty hàng tiêu dùng sản xuất mì ăn liền, nước chấm, với sự góp sức của các nguồn tài chính nước ngoài, Masan đã mở rộng đa ngành với 3 lĩnh vực là hàng tiêu dùng, ngân hàng và khoáng sản thông qua Masan Consumer (tiêu dùng), Ngân hàng Techcombank (tài chính) và Masan Resources (khai thác khoáng sản).
Xét ở cấp độ công ty con và công ty liên kết, KRR, JP Morgan, House Foods (một trong những công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất của Nhật) là đối tác của Masan Consumer. HSBC là đối tác chiến lược của Techcombank. Và Mount Kellett, Standard Chartered cung cấp vốn cho Masan Resources.
Thị phần Masan Consumer trong năm 2011.
Hiệu quả của mô hình sở hữu tài sản đã được thể hiện rõ khi tập đoàn này cho phép công ty con Masan Consumer mua lại Vinacafe trên thị trường chứng khoán. Doanh thu Masan Consumer năm 2011, trước khi mua Vinacafe, đạt 7.057 tỉ đồng, lợi nhuận 2.254 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi cộng với Vinacafe, con số doanh thu đã lên đến 8.310 tỉ đồng (tăng 17,7%) và lợi nhuận là 2.466 tỉ đồng (tăng 9,4%).
Thương vụ này cũng xác lập chỗ đứng của Masan Consumer trên thị trường cà phê hòa tan với 40% thị phần, bên cạnh nước tương (78%), nước mắm (76%) và mì ăn liền (45%).
Trong khi đó, năm 2011, Techcombank đạt lợi nhuận thuần hơn 3.000 tỉ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2010. Tỉ lệ dư nợ trên huy động của ngân hàng này là 64,3%, một trong những mức thấp nhất thị trường.
Và dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo đang trong giai đoạn hoàn tất để đi vào khai thác từ quý 1/2013 dự kiến sẽ mang lại doanh thu 6 tỉ USD, chủ yếu từ xuất khẩu khoáng sản.
Như vậy, với ba lĩnh vực khác nhau và chiến lược tiếp tục tìm kiếm, sở hữu các tài sản mới (chủ yếu do Masan Consumer thực hiện), Masan dự kiến sẽ đạt tăng trưởng doanh thu khoảng 30-50% trong năm 2012 và 1 tỉ USD doanh thu vào năm 2016.
Chiến lược sở hữu tài sản được Masan xác định khá rõ: chỉ đầu tư chi phối vào những công ty có khả năng dẫn đầu thị trường, trước mắt là tiêu dùng và tuyên bố không đầu tư vào bất động sản.
Với tình hình tài chính và khả năng sinh lời hiện tại, Masan là một trong số ít công ty tạo được năng lực ở mô hình sở hữu tài sản. Với tổng vốn dài hạn hơn 1 tỉ USD huy động trong 3 năm qua, Masan mới chỉ sử dụng nguồn tiền này cho việc củng cố tỉ lệ sở hữu trong các doanh nghiệp trực thuộc.
Theo công bố của Masan, thương vụ Núi Pháo được mua lại theo phương thức trao đổi quyền mua cổ phiếu của Masan với đối tác nên không dùng tiền mặt, trong khi thương vụ mua lại Vinacafe chỉ sử dụng 52 triệu USD. Như vậy, với lượng tiền mặt lớn đang nắm giữ, còn khá nhiều công ty trong nước đang nằm trong tầm ngắm của Masan.
Một đặc điểm khác biệt trong mô hình của Masan là các công ty con không liên kết hoặc trở thành đối tác của nhau, nghĩa là Techcombank không tài trợ vốn cho Masan Consumer, hoặc Masan Resources không liên doanh với Masan Consumer. Các công ty con này đang được điều hành bởi 4 tổng giám đốc có tổng cộng hơn 70 năm kinh nghiệm quốc tế ở các thị trường mới nổi.
Trong các mục tiêu phát triển mô hình sở hữu tài sản, Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cũng bày tỏ tham vọng niêm yết ở nước ngoài.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)