“Mặt phải” của nợ xấu ngân hàng
“Có thể nói giai đoạn 1 là “chẩn bệnh” hệ thống đã hoàn thành khá xuất sắc, tất nhiên với cái giá phải trả cũng khá đắt”
“Có thể nói giai đoạn 1 là “chẩn bệnh” hệ thống đã hoàn thành khá xuất sắc, tất nhiên với cái giá phải trả cũng khá đắt. Ngân hàng Nhà nước đã ở thế chủ động để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức”.
Đây là đánh giá của TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank), trong tham luận tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9/4.
Theo phân tích tại tham luận này, có thể xem nợ xấu chính là một nhân tố “giúp” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống.
Nợ xấu các ngân hàng là bao nhiêu?
Theo Thông tư số 35, chậm nhất ngày 15/6/2012 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố. Trước thời điểm này, một số phân tích độc lập cũng đã ước tính những con số đáng tham khảo.
Tuần rồi, hãng định mức tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings cho rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số 3,3% được công bố. Ở đây có sự khác biệt quá lớn, có thể xuất phát từ cơ sở phân loại theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn của Việt Nam.
Còn nếu theo tỷ lệ 3,3%, con số nợ xấu của hệ thống ước tính là hơn 90 nghìn tỷ đồng.
Đó cũng là con số được TS. Trịnh Quang Anh đưa ra trong tham luận nói trên. Tuy nhiên, ông cũng dự phòng rằng: “Chúng tôi ước tính, nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt tới mức ít nhất là 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tức khoảng trên 10 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP hiện hành của Việt Nam”.
Và quan ngại được đưa ra, nếu so sánh mức nợ xấu này với mức vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỷ lệ này sẽ vượt quá 50% - mức báo động đỏ. Nhìn nhận này được diễn giải thêm, nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị cụt hết vốn (hệ số CAR âm), tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản.
Cũng theo chuyên gia của Maritime Bank, trong tổng số dư nợ cho vay bất động sản của các tổ chức tín dụng được báo cáo - hiện khoảng trên 200 nghìn tỷ đồng (chưa tính các khoản cho vay dưới hình thức đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đảo nợ qua ủy thác đầu tư…), số đầu tư vào phân khúc phát triển dự án xây dựng và đầu cơ bất động sản ước chiếm tới 90%. Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa có dấu hiệu hồi phục tới cuối 2012, riêng nợ xấu từ khu vực này có thể chiếm tới 60% tổng nợ xấu ngân hàng.
Điểm đến chưa phải cuối cùng...
Nợ xấu gia tăng tạo thêm áp lực cho khó khăn thanh khoản; sức ngân hàng yếu đi và dễ bị “dồn” đến yêu cầu tái cơ cấu, nhất là khi các cửa tìm vốn bị siết lại. Mối liên hệ này được TS. Trịnh Quang Anh đưa ra trong tham luận của mình, một phần giải thích vì sao quá trình tái cơ cấu hệ thống đang diễn ra khá nhanh như vậy.
Chuyên gia này nhìn nhận rằng, thanh khoản hệ thống vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn do vấn đề nợ xấu ngân hàng chưa thể được giải quyết sớm. Thêm vào đó, sự kiện trần lãi suất huy động được tái áp đặt đầu tháng 9/2011 đã đẩy hệ thống vào nguy cơ rủi ro cao hơn khi mà vấn đề thanh khoản hệ thống chưa được giải quyết, và chắc chắn chưa thể được giải quyết sớm khi gốc của vấn đề là chất lượng tài sản ngân hàng thấp và có nguy cơ ngày càng xấu đi (chủ yếu do các yếu tố ngoại sinh: điều kiện vĩ mô chưa được cải thiện vững chắc, các thị trường tài sản tiếp tục suy giảm hoặc đóng băng, sản xuất có dấu hiệu rơi vào đình trệ...).
Với các ngân hàng yếu kém, từ gánh nặng nợ xấu gia tăng, thanh khoản trở nên ngột ngạt hơn khi cộng thêm khó khăn huy động vốn với trần lãi suất. Tình thế buộc phải vượt trần có từ đây. Nhưng đó không phải là con đường chính yếu và lâu dài, họ buộc phải dựa vào huy động ở thị trường 2 - liên ngân hàng.
Thế nhưng, nợ xấu liên ngân hàng nổi lên. Các điều kiện cầm cố, thế chấp xuất hiện phổ biến và thị trường liên ngân hàng rơi vào tình trạng “đóng băng”. Theo TS. Trịnh Quanh Anh, lãi suất liên ngân hàng vừa qua có xu thế giảm khá rõ rệt, tuy nhiên không phán ánh đúng cung - cầu vốn khi mà phạm vi lẫn quy mô của thị trường bị thu hẹp do các ngân hàng hạn chế cho vay và tập trung thu hồi nợ liên ngân hàng đã khiến khối lượng giao dịch sụt giảm.
Và điểm đến cuối cùng là: “Một số ngân hàng thiếu hụt thanh khoản, khi không thể huy động được vốn trên cả thị trường 1 lẫn thị trường 2, đường cùng đã buộc phải tìm đến cửa sổ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và chấp nhận các điều kiện kiểm soát khắt khe hay yêu cầu tái cơ cấu của cơ quan quản lý”.
Nhưng chưa hẳn đã là vấn đề cuối cùng. Trong tham luận của mình, TS. Trịnh Quang Anh đặt ra một số câu hỏi còn để ngỏ, và một điểm được nhấn mạnh: khi đã “dồn” được một số ngân hàng yếu kém vào tái cơ cấu, chi phí sẽ hết bao nhiêu và lấy tiền ở đâu, rộng hơn là để tái cơ cấu cả hệ thống?
“Giả thiết tổng chi phí tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng chiếm khoảng 15-20% GDP và ít nhất 60% số tiền này phải có ngay trong năm 2012 để trước hết là làm sạch bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng, nếu vậy, nguy cơ phải cầu viện đến sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, là hoàn toàn hiện hữu. Khi đó, sự suy giảm chủ quyền trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng cũng như nguy cơ thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước bị chiếm lĩnh bởi các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài là dễ nhận thấy”, bản tham luận đưa ra một giả thiết.
Đây là đánh giá của TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank), trong tham luận tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9/4.
Theo phân tích tại tham luận này, có thể xem nợ xấu chính là một nhân tố “giúp” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống.
Nợ xấu các ngân hàng là bao nhiêu?
Theo Thông tư số 35, chậm nhất ngày 15/6/2012 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố. Trước thời điểm này, một số phân tích độc lập cũng đã ước tính những con số đáng tham khảo.
Tuần rồi, hãng định mức tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings cho rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số 3,3% được công bố. Ở đây có sự khác biệt quá lớn, có thể xuất phát từ cơ sở phân loại theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn của Việt Nam.
Còn nếu theo tỷ lệ 3,3%, con số nợ xấu của hệ thống ước tính là hơn 90 nghìn tỷ đồng.
Đó cũng là con số được TS. Trịnh Quang Anh đưa ra trong tham luận nói trên. Tuy nhiên, ông cũng dự phòng rằng: “Chúng tôi ước tính, nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt tới mức ít nhất là 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tức khoảng trên 10 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP hiện hành của Việt Nam”.
Và quan ngại được đưa ra, nếu so sánh mức nợ xấu này với mức vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỷ lệ này sẽ vượt quá 50% - mức báo động đỏ. Nhìn nhận này được diễn giải thêm, nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị cụt hết vốn (hệ số CAR âm), tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản.
Cũng theo chuyên gia của Maritime Bank, trong tổng số dư nợ cho vay bất động sản của các tổ chức tín dụng được báo cáo - hiện khoảng trên 200 nghìn tỷ đồng (chưa tính các khoản cho vay dưới hình thức đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đảo nợ qua ủy thác đầu tư…), số đầu tư vào phân khúc phát triển dự án xây dựng và đầu cơ bất động sản ước chiếm tới 90%. Trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, sụt giá và chưa có dấu hiệu hồi phục tới cuối 2012, riêng nợ xấu từ khu vực này có thể chiếm tới 60% tổng nợ xấu ngân hàng.
Điểm đến chưa phải cuối cùng...
Nợ xấu gia tăng tạo thêm áp lực cho khó khăn thanh khoản; sức ngân hàng yếu đi và dễ bị “dồn” đến yêu cầu tái cơ cấu, nhất là khi các cửa tìm vốn bị siết lại. Mối liên hệ này được TS. Trịnh Quang Anh đưa ra trong tham luận của mình, một phần giải thích vì sao quá trình tái cơ cấu hệ thống đang diễn ra khá nhanh như vậy.
Chuyên gia này nhìn nhận rằng, thanh khoản hệ thống vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn do vấn đề nợ xấu ngân hàng chưa thể được giải quyết sớm. Thêm vào đó, sự kiện trần lãi suất huy động được tái áp đặt đầu tháng 9/2011 đã đẩy hệ thống vào nguy cơ rủi ro cao hơn khi mà vấn đề thanh khoản hệ thống chưa được giải quyết, và chắc chắn chưa thể được giải quyết sớm khi gốc của vấn đề là chất lượng tài sản ngân hàng thấp và có nguy cơ ngày càng xấu đi (chủ yếu do các yếu tố ngoại sinh: điều kiện vĩ mô chưa được cải thiện vững chắc, các thị trường tài sản tiếp tục suy giảm hoặc đóng băng, sản xuất có dấu hiệu rơi vào đình trệ...).
Với các ngân hàng yếu kém, từ gánh nặng nợ xấu gia tăng, thanh khoản trở nên ngột ngạt hơn khi cộng thêm khó khăn huy động vốn với trần lãi suất. Tình thế buộc phải vượt trần có từ đây. Nhưng đó không phải là con đường chính yếu và lâu dài, họ buộc phải dựa vào huy động ở thị trường 2 - liên ngân hàng.
Thế nhưng, nợ xấu liên ngân hàng nổi lên. Các điều kiện cầm cố, thế chấp xuất hiện phổ biến và thị trường liên ngân hàng rơi vào tình trạng “đóng băng”. Theo TS. Trịnh Quanh Anh, lãi suất liên ngân hàng vừa qua có xu thế giảm khá rõ rệt, tuy nhiên không phán ánh đúng cung - cầu vốn khi mà phạm vi lẫn quy mô của thị trường bị thu hẹp do các ngân hàng hạn chế cho vay và tập trung thu hồi nợ liên ngân hàng đã khiến khối lượng giao dịch sụt giảm.
Và điểm đến cuối cùng là: “Một số ngân hàng thiếu hụt thanh khoản, khi không thể huy động được vốn trên cả thị trường 1 lẫn thị trường 2, đường cùng đã buộc phải tìm đến cửa sổ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và chấp nhận các điều kiện kiểm soát khắt khe hay yêu cầu tái cơ cấu của cơ quan quản lý”.
Nhưng chưa hẳn đã là vấn đề cuối cùng. Trong tham luận của mình, TS. Trịnh Quang Anh đặt ra một số câu hỏi còn để ngỏ, và một điểm được nhấn mạnh: khi đã “dồn” được một số ngân hàng yếu kém vào tái cơ cấu, chi phí sẽ hết bao nhiêu và lấy tiền ở đâu, rộng hơn là để tái cơ cấu cả hệ thống?
“Giả thiết tổng chi phí tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng chiếm khoảng 15-20% GDP và ít nhất 60% số tiền này phải có ngay trong năm 2012 để trước hết là làm sạch bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng, nếu vậy, nguy cơ phải cầu viện đến sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, là hoàn toàn hiện hữu. Khi đó, sự suy giảm chủ quyền trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng cũng như nguy cơ thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước bị chiếm lĩnh bởi các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài là dễ nhận thấy”, bản tham luận đưa ra một giả thiết.