Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
Doanh số của Lenovo giảm ít nhất, nên hãng dễ dàng "hất cẳng" HP, trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới
Doanh số máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm quý thứ 5 liên tiếp, lâu nhất từ trước tới nay, do người tiêu dùng tiếp tục chuyển hướng sang các dòng máy tính bảng và smartphone trang bị màn hình cảm ứng.
Cụ thể, hãng tin Bloomberg ngày 11/7 dẫn báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết, doanh số máy tính cá nhân toàn cầu trong quý 2/2013 đã giảm thêm 10,9% xuống còn 76 triệu máy. Mức tiêu thụ này giảm so với cùng kỳ năm trước ở tất cả các khu vực trên thế giới, bao gồm mức giảm 1,4% ở thị trường Mỹ.
Trước đó, IDC, một công ty nghiên cứu khác, cũng đưa ra mức doanh số quý 2/2013 giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức giảm 11,7% mà IDC từng đưa ra trong một lần dự báo khác.
Theo giới phân tích, việc doanh số máy tính cá nhân sụt giảm liên tiếp như vậy là một bằng chứng cho thấy các nhà sản xuất và cung cấp loại sản phẩm công nghệ này vẫn đang tiếp tục vật lộn với việc lôi kéo lại những khách hàng đã quyết định chuyển sang các loại thiết bị di động giá rẻ hơn và có thể truy cập được Internet mọi lúc mọi nơi.
Trên thực tế, doanh số máy tính cá nhân chưa hề "bùng nổ" từ sau khi Microsoft công bố nền tảng Windows 8 hồi tháng 10 năm ngoái, hệ điều hành mới dùng cho các loại máy tính màn hình cảm ứng, hay như việc tập đoàn Intel ra mắt các chip xử lý mới. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn chưa thực sự hứng thú với sản phẩm mới.
Về việc phân chia mảng miếng trên phân khúc máy tính cá nhân, theo Gartner, do doanh số toàn cầu của "đại gia" công nghệ Trung Quốc Lenovo sụt giảm ít nhất, nên hãng này dễ dàng "hất cẳng" HP, trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới. Năm ngoái, Lenovo và HP cũng đều đã cạnh tranh khốc liệt ở phân mảng này.
Doanh số toàn cầu của Lenovo, theo tính toán của Gartner, chỉ giảm có 0,6% trong quý 2/2013, giúp thị phần của hãng này tăng lên 16,7% từ mức 14,9% trong quý cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, doanh số toàn cầu của HP giảm mạnh tới 4,8%, khiến thị phần của hãng máy tính Mỹ sụt xuống còn 16,3%, mất ngôi vị dẫn đầu vào tay Lenovo.
Cũng theo báo cáo của hãng nghiên cứu trên, doanh số máy tính cá nhân của hãng Dell cũng giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, khiến thị phần toàn cầu của Dell chỉ còn 11,8%. Giảm siêu mạnh là các hãng máy tính Acer với 35% và Asustek với 21%. Điều này cho thấy những hãng này dự định rời thị trường máy tính xách tay cỡ nhỏ.
Còn theo đánh giá riêng rẽ của IDC, doanh số bán hàng máy tính cá nhân toàn cầu của Lenovo giảm 1,4%, HP giảm 7,7%, Dell giảm 4,2%, Acer giảm mạnh 32,6%, Asustek giảm 21,1% và các hãng khác giảm khoảng 11,2%.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng, thị trường máy tính cá nhân sẽ tăng trưởng trở lại, do các dòng ultrabook, máy tính bảng và smartphone chung quy không thể thay thế hoàn toàn. Thêm vào đó, khi Windows XP không còn được hỗ trợ, người tiêu dùng sẽ buộc phải nâng cấp máy tính để chạy Windows 7 hoặc các nền tảng mới.
Cụ thể, hãng tin Bloomberg ngày 11/7 dẫn báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết, doanh số máy tính cá nhân toàn cầu trong quý 2/2013 đã giảm thêm 10,9% xuống còn 76 triệu máy. Mức tiêu thụ này giảm so với cùng kỳ năm trước ở tất cả các khu vực trên thế giới, bao gồm mức giảm 1,4% ở thị trường Mỹ.
Trước đó, IDC, một công ty nghiên cứu khác, cũng đưa ra mức doanh số quý 2/2013 giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức giảm 11,7% mà IDC từng đưa ra trong một lần dự báo khác.
Theo giới phân tích, việc doanh số máy tính cá nhân sụt giảm liên tiếp như vậy là một bằng chứng cho thấy các nhà sản xuất và cung cấp loại sản phẩm công nghệ này vẫn đang tiếp tục vật lộn với việc lôi kéo lại những khách hàng đã quyết định chuyển sang các loại thiết bị di động giá rẻ hơn và có thể truy cập được Internet mọi lúc mọi nơi.
Trên thực tế, doanh số máy tính cá nhân chưa hề "bùng nổ" từ sau khi Microsoft công bố nền tảng Windows 8 hồi tháng 10 năm ngoái, hệ điều hành mới dùng cho các loại máy tính màn hình cảm ứng, hay như việc tập đoàn Intel ra mắt các chip xử lý mới. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn chưa thực sự hứng thú với sản phẩm mới.
Về việc phân chia mảng miếng trên phân khúc máy tính cá nhân, theo Gartner, do doanh số toàn cầu của "đại gia" công nghệ Trung Quốc Lenovo sụt giảm ít nhất, nên hãng này dễ dàng "hất cẳng" HP, trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới. Năm ngoái, Lenovo và HP cũng đều đã cạnh tranh khốc liệt ở phân mảng này.
Doanh số toàn cầu của Lenovo, theo tính toán của Gartner, chỉ giảm có 0,6% trong quý 2/2013, giúp thị phần của hãng này tăng lên 16,7% từ mức 14,9% trong quý cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, doanh số toàn cầu của HP giảm mạnh tới 4,8%, khiến thị phần của hãng máy tính Mỹ sụt xuống còn 16,3%, mất ngôi vị dẫn đầu vào tay Lenovo.
Cũng theo báo cáo của hãng nghiên cứu trên, doanh số máy tính cá nhân của hãng Dell cũng giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước, khiến thị phần toàn cầu của Dell chỉ còn 11,8%. Giảm siêu mạnh là các hãng máy tính Acer với 35% và Asustek với 21%. Điều này cho thấy những hãng này dự định rời thị trường máy tính xách tay cỡ nhỏ.
Còn theo đánh giá riêng rẽ của IDC, doanh số bán hàng máy tính cá nhân toàn cầu của Lenovo giảm 1,4%, HP giảm 7,7%, Dell giảm 4,2%, Acer giảm mạnh 32,6%, Asustek giảm 21,1% và các hãng khác giảm khoảng 11,2%.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng, thị trường máy tính cá nhân sẽ tăng trưởng trở lại, do các dòng ultrabook, máy tính bảng và smartphone chung quy không thể thay thế hoàn toàn. Thêm vào đó, khi Windows XP không còn được hỗ trợ, người tiêu dùng sẽ buộc phải nâng cấp máy tính để chạy Windows 7 hoặc các nền tảng mới.