MF Global, cú sốc mới trên thị trường thế giới
Nhiều người liên tưởng vụ phá sản của MF Global Holdings với sự sụp đổ của Lehman Brothers hồi năm 2008
Bất chấp hàng loạt thông tin có lợi cho kinh tế toàn cầu và cho dù giới phân tích ra sức trấn an thị trường về mức độ ảnh hưởng của vụ việc, nhưng sự kiện MF Global Holdings phá sản vẫn kéo đổ các thị trường chứng khoán, vàng và năng lượng thế giới trong phiên giao dịch tận cùng của tháng 10.
Đây quả thực là một cú sốc với nhiều nhà đầu tư.
Hôm qua, Giám đốc điều hành Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), ông Klaus Regling, cho biết một quan chức cấp cao về tiền tệ của Nhật Bản đã tái khẳng định, Tokyo sẽ tiếp tục mua vào trái phiếu của quỹ. Đây được xem là một hy vọng mới cho việc nâng nguồn vốn của EFSF, một trong ba mục tiêu chính của thỏa thuận đạt được hôm 26/10.
“Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục mua trái phiếu EFSF được phát hành trong 10 tháng qua và chúng tôi sẽ duy trì liên lạc thường xuyên về các hoạt động trong tương lai”, ông Klaus Regling phát biểu sau cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, ông Takehiko Nakao, người phụ trách các vấn đề quốc tế.
Trước đây, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản khẳng định, Tokyo sẵn sàng mua thêm trái phiếu do EFSF phát hành nhưng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này muốn chứng kiến châu Âu tiến hành các biện pháp quyết liệt hơn để ngăn chặn đà lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Cùng ngày, phát biểu tại thủ đô Vienna của Áo, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang ở thăm đã bày tỏ tin tưởng châu Âu đủ khả năng vượt qua những khó khăn hiện tại của mình. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ dành sự hỗ trợ tích cực cho châu Âu trong nỗ lực vượt "bão" nợ công.
Trước đó, Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng sẽ tiếp tục hỗ trợ châu Âu và đồng Euro với tư cách là một nhà đầu tư dài hạn vào các khoản nợ công ở châu lục. Điều này sẽ tạo ra một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, châu Âu sẽ có thêm nguồn tiền đến đối phó với khủng hoảng nợ công còn Trung Quốc sẽ đa dạng hóa, đồng thời tăng độ an toàn cho nguồn dự trữ ngoại hối của mình.
Theo Tân Hoa Xã, việc Trung Quốc đầu tư cho nợ công châu Âu còn giúp thế giới giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, vốn được coi là công cụ chính cho các kho dự trữ ngoại tệ trên thế giới, và khuyến khích sự chuyển hướng sang một hệ thống dự trữ ngoại tệ đa dạng.
Tân Hoa Xã cho rằng hai bên cần nắm lấy cơ hội và hành động trên tinh thần là đối tác tốt. Liên minh Châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh là đối tác lớn thứ hai. Vì thế, một nền kinh tế châu Âu ổn định mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc.
Cũng liên quan tới việc giải quyết nợ công châu Âu, trang Market Watch dẫn lời Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga, ông Arkady Dvorkovich, cho biết Nga sẵn sàng giúp đỡ Khu vực đồng tiền chung châu Âu giải quyết khủng hoảng nợ bằng cách hỗ trợ tới 10 tỷ USD thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Dvorkovich khẳng định rằng, Nga sẵn sàng giúp đỡ thông qua IMF chứ không đóng góp trực tiếp cho EFSF. Đồng thời, nhà cố vấn kinh tế cho Tổng thống Nga cũng bày tỏ thái độ lạc quan về thỏa thuận giải quyết khủng hoảng nợ mà giới chức châu Âu đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh hôm 26/10 tuần trước.
Xét một cách cơ bản, những thông tin trên về châu Âu đều là những tín hiệu lạc quan, đủ sức cải thiện hơn nữa niềm tin của giới đầu tư quốc tế vào triển vọng của thị trường, bất kể tỷ lệ thất nghiệp của lục địa già trong tháng 9 đã lên tới 10,2%, cao nhất từ tháng 6/2010. Tuy nhiên, vụ sụp đổ của MF Global đã xóa nhòa tất cả.
Công ty chứng khoán MF Global, được điều hành bởi cựu Thống đốc bang New Jersey và đồng thời từng là đồng chủ tịch của Ngân hàng Goldman Sachs Jon Corzine, hôm qua đã nộp đơn xin phá sản, sau khi đón nhận kết quả kinh doanh hàng quý tồi tệ nhất từ trước đến nay do đầu tư vào trái phiếu chính phủ khu vực châu Âu.
Theo hồ sơ xin phá sản của MF Global gửi lên tòa án ở Manhattan, tổng số nợ của công ty này lên tới 39,7 tỷ USD, gần bằng mức tổng tài sản 41 tỷ USD của công ty. Đơn vị thành viên là MF Global Finance USA Inc cũng trong tình trạng tương tự.
Cổ phiếu MF Global đã giảm tới 66% trong tuần trước, sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý 3/2011 lỗ tới 191,6 triệu USD. Giới đầu tư càng thêm hoảng loạn khi các khoản nợ của MF Global đã bị hạ cấp xuống mức vỡ nợ, do các tổ chức xếp hạng tín dụng lo ngại về danh mục đầu tư trị giá 6 tỷ USD vào các khoản nợ công châu Âu.
Mặc dù các chuyên gia phân tích đã trấn an thị trường rằng mức độ ảnh hưởng của vụ việc này không lớn, nhưng sự thực không thể chối cãi, MF Global là công ty lớn đầu tiên ở Mỹ trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và có thể phía sau MF Global còn có nhiều chủ nợ khác cũng đang ngấp nghé bờ vực.
Nhiều người còn liên tưởng sự sụp đổ của MF Global với lần đổ vỡ của Lehman Brothers hồi năm 2008, cho dù quy mô nhỏ hơn nhiều và khoản nợ nhỏ hơn tổng tài sản của công ty. Nhưng cho dù thế nào, thì nhà đầu tư vẫn không khỏi hoài nghi về sự đứt gãy khởi đầu của một mắt xích trong dây chuyền các tổ chức tài chính mua nợ châu Âu.
Tác động của vụ việc được thể hiện rõ ràng qua việc chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall nhảy vọt hơn 22%, đà bán tháo lan rộng trên các thị trường chứng khoán châu Âu, Mỹ, khiến các chỉ số chính thụt lui mạnh trên 2% trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10.
Cụ thể, trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt 276,10 điểm, tương ứng 2,26%, xuống 11.955 điểm. S&P 500 giảm 31,79 điểm, tương ứng 2,47%, xuống 1.253,30 điểm. Nasdaq Composite giảm 52,74 điểm, tương ứng 1,93%, xuống 2.684,41 điểm.
Tương tự, các sàn chứng khoán châu Âu giảm mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 158,02 điểm, tương ứng 2,77%, xuống 5.544,22 điểm. CAC 40 của Pháp hạ 105,79 điểm, tương ứng 3,16%, xuống 3.242,84 điểm. DAX của Đức trượt 204,85 điểm, tương ứng 3,23%.
So với tác động của MF Global, việc Nhật Bản lần thứ ba ra tay can thiệp thị trường ngoại hối không có sức lan tỏa thực tiếp, nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng tới giá cả các hàng hóa một cách gián tiếp, thông qua việc đẩy giá trị đồng USD tăng vọt trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Hôm qua, Nhật Bản đã tung đồng Yên để mua USD nhằm chặn đà leo thang mạnh của tỷ giá đồng nội tệ. Nhà chức trách nước này còn cam kết sẽ tiếp tục có những đợt can thiệp tiếp theo, khi mà tỷ giá đồng Yên lên những mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đe dọa tiến trình phục hồi của nền kinh tế Nhật sau thảm họa động đất và hạt nhân hồi tháng 3.
Động thái hạ nhiệt đồng Yên của Chính phủ Nhật Bản đã khiến chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh với rổ 6 loại tiền tệ khác, nhảy lên 76,198 điểm, từ mức 75,063 điểm trong phiên liền trước. Việc đồng bạc xanh tăng giá luôn được xem là yếu tố kéo lùi giá cả các mặt hàng được tính bằng loại tiền tệ này.
Chốt phiên giao dịch đêm 31/10, dầu thô quốc tế giao tháng 12 giảm 13 xu, tương ứng 0,1%, xuống mức 93,19 USD/thùng trên sàn New York. Đầu phiên, giá dầu loại này đã rớt xuống 91,36 USD/thùng. Dầu sưởi giao tháng 11 giảm 2 xu, xuống 3,04 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn giảm 4 xu, xuống 2,64 USD/gallon.
Trên thị trường vàng, giá tương lai giảm 22 USD xuống 1.725,2 USD/ounce, trong khi giá giao ngay giảm 0,9% xuống 1.723,89 USD/ounce. Sau giờ giao dịch chính thức, giá vàng vẫn tiếp tục giảm. Tính tới 8h50 sáng 1/11 (theo giờ Việt Nam), trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, giá vàng giao ngay đang đứng ở 1.721,20 USD/ounce.
Đây quả thực là một cú sốc với nhiều nhà đầu tư.
Hôm qua, Giám đốc điều hành Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), ông Klaus Regling, cho biết một quan chức cấp cao về tiền tệ của Nhật Bản đã tái khẳng định, Tokyo sẽ tiếp tục mua vào trái phiếu của quỹ. Đây được xem là một hy vọng mới cho việc nâng nguồn vốn của EFSF, một trong ba mục tiêu chính của thỏa thuận đạt được hôm 26/10.
“Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục mua trái phiếu EFSF được phát hành trong 10 tháng qua và chúng tôi sẽ duy trì liên lạc thường xuyên về các hoạt động trong tương lai”, ông Klaus Regling phát biểu sau cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, ông Takehiko Nakao, người phụ trách các vấn đề quốc tế.
Trước đây, các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản khẳng định, Tokyo sẵn sàng mua thêm trái phiếu do EFSF phát hành nhưng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này muốn chứng kiến châu Âu tiến hành các biện pháp quyết liệt hơn để ngăn chặn đà lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Cùng ngày, phát biểu tại thủ đô Vienna của Áo, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang ở thăm đã bày tỏ tin tưởng châu Âu đủ khả năng vượt qua những khó khăn hiện tại của mình. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cũng khẳng định Bắc Kinh sẽ dành sự hỗ trợ tích cực cho châu Âu trong nỗ lực vượt "bão" nợ công.
Trước đó, Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng sẽ tiếp tục hỗ trợ châu Âu và đồng Euro với tư cách là một nhà đầu tư dài hạn vào các khoản nợ công ở châu lục. Điều này sẽ tạo ra một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, châu Âu sẽ có thêm nguồn tiền đến đối phó với khủng hoảng nợ công còn Trung Quốc sẽ đa dạng hóa, đồng thời tăng độ an toàn cho nguồn dự trữ ngoại hối của mình.
Theo Tân Hoa Xã, việc Trung Quốc đầu tư cho nợ công châu Âu còn giúp thế giới giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, vốn được coi là công cụ chính cho các kho dự trữ ngoại tệ trên thế giới, và khuyến khích sự chuyển hướng sang một hệ thống dự trữ ngoại tệ đa dạng.
Tân Hoa Xã cho rằng hai bên cần nắm lấy cơ hội và hành động trên tinh thần là đối tác tốt. Liên minh Châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh là đối tác lớn thứ hai. Vì thế, một nền kinh tế châu Âu ổn định mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc.
Cũng liên quan tới việc giải quyết nợ công châu Âu, trang Market Watch dẫn lời Cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga, ông Arkady Dvorkovich, cho biết Nga sẵn sàng giúp đỡ Khu vực đồng tiền chung châu Âu giải quyết khủng hoảng nợ bằng cách hỗ trợ tới 10 tỷ USD thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Dvorkovich khẳng định rằng, Nga sẵn sàng giúp đỡ thông qua IMF chứ không đóng góp trực tiếp cho EFSF. Đồng thời, nhà cố vấn kinh tế cho Tổng thống Nga cũng bày tỏ thái độ lạc quan về thỏa thuận giải quyết khủng hoảng nợ mà giới chức châu Âu đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh hôm 26/10 tuần trước.
Xét một cách cơ bản, những thông tin trên về châu Âu đều là những tín hiệu lạc quan, đủ sức cải thiện hơn nữa niềm tin của giới đầu tư quốc tế vào triển vọng của thị trường, bất kể tỷ lệ thất nghiệp của lục địa già trong tháng 9 đã lên tới 10,2%, cao nhất từ tháng 6/2010. Tuy nhiên, vụ sụp đổ của MF Global đã xóa nhòa tất cả.
Công ty chứng khoán MF Global, được điều hành bởi cựu Thống đốc bang New Jersey và đồng thời từng là đồng chủ tịch của Ngân hàng Goldman Sachs Jon Corzine, hôm qua đã nộp đơn xin phá sản, sau khi đón nhận kết quả kinh doanh hàng quý tồi tệ nhất từ trước đến nay do đầu tư vào trái phiếu chính phủ khu vực châu Âu.
Theo hồ sơ xin phá sản của MF Global gửi lên tòa án ở Manhattan, tổng số nợ của công ty này lên tới 39,7 tỷ USD, gần bằng mức tổng tài sản 41 tỷ USD của công ty. Đơn vị thành viên là MF Global Finance USA Inc cũng trong tình trạng tương tự.
Cổ phiếu MF Global đã giảm tới 66% trong tuần trước, sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý 3/2011 lỗ tới 191,6 triệu USD. Giới đầu tư càng thêm hoảng loạn khi các khoản nợ của MF Global đã bị hạ cấp xuống mức vỡ nợ, do các tổ chức xếp hạng tín dụng lo ngại về danh mục đầu tư trị giá 6 tỷ USD vào các khoản nợ công châu Âu.
Mặc dù các chuyên gia phân tích đã trấn an thị trường rằng mức độ ảnh hưởng của vụ việc này không lớn, nhưng sự thực không thể chối cãi, MF Global là công ty lớn đầu tiên ở Mỹ trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và có thể phía sau MF Global còn có nhiều chủ nợ khác cũng đang ngấp nghé bờ vực.
Nhiều người còn liên tưởng sự sụp đổ của MF Global với lần đổ vỡ của Lehman Brothers hồi năm 2008, cho dù quy mô nhỏ hơn nhiều và khoản nợ nhỏ hơn tổng tài sản của công ty. Nhưng cho dù thế nào, thì nhà đầu tư vẫn không khỏi hoài nghi về sự đứt gãy khởi đầu của một mắt xích trong dây chuyền các tổ chức tài chính mua nợ châu Âu.
Tác động của vụ việc được thể hiện rõ ràng qua việc chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall nhảy vọt hơn 22%, đà bán tháo lan rộng trên các thị trường chứng khoán châu Âu, Mỹ, khiến các chỉ số chính thụt lui mạnh trên 2% trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10.
Cụ thể, trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt 276,10 điểm, tương ứng 2,26%, xuống 11.955 điểm. S&P 500 giảm 31,79 điểm, tương ứng 2,47%, xuống 1.253,30 điểm. Nasdaq Composite giảm 52,74 điểm, tương ứng 1,93%, xuống 2.684,41 điểm.
Tương tự, các sàn chứng khoán châu Âu giảm mạnh. Chỉ số FTSE 100 của Anh trượt 158,02 điểm, tương ứng 2,77%, xuống 5.544,22 điểm. CAC 40 của Pháp hạ 105,79 điểm, tương ứng 3,16%, xuống 3.242,84 điểm. DAX của Đức trượt 204,85 điểm, tương ứng 3,23%.
So với tác động của MF Global, việc Nhật Bản lần thứ ba ra tay can thiệp thị trường ngoại hối không có sức lan tỏa thực tiếp, nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng tới giá cả các hàng hóa một cách gián tiếp, thông qua việc đẩy giá trị đồng USD tăng vọt trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Hôm qua, Nhật Bản đã tung đồng Yên để mua USD nhằm chặn đà leo thang mạnh của tỷ giá đồng nội tệ. Nhà chức trách nước này còn cam kết sẽ tiếp tục có những đợt can thiệp tiếp theo, khi mà tỷ giá đồng Yên lên những mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đe dọa tiến trình phục hồi của nền kinh tế Nhật sau thảm họa động đất và hạt nhân hồi tháng 3.
Động thái hạ nhiệt đồng Yên của Chính phủ Nhật Bản đã khiến chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh với rổ 6 loại tiền tệ khác, nhảy lên 76,198 điểm, từ mức 75,063 điểm trong phiên liền trước. Việc đồng bạc xanh tăng giá luôn được xem là yếu tố kéo lùi giá cả các mặt hàng được tính bằng loại tiền tệ này.
Chốt phiên giao dịch đêm 31/10, dầu thô quốc tế giao tháng 12 giảm 13 xu, tương ứng 0,1%, xuống mức 93,19 USD/thùng trên sàn New York. Đầu phiên, giá dầu loại này đã rớt xuống 91,36 USD/thùng. Dầu sưởi giao tháng 11 giảm 2 xu, xuống 3,04 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn giảm 4 xu, xuống 2,64 USD/gallon.
Trên thị trường vàng, giá tương lai giảm 22 USD xuống 1.725,2 USD/ounce, trong khi giá giao ngay giảm 0,9% xuống 1.723,89 USD/ounce. Sau giờ giao dịch chính thức, giá vàng vẫn tiếp tục giảm. Tính tới 8h50 sáng 1/11 (theo giờ Việt Nam), trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco, giá vàng giao ngay đang đứng ở 1.721,20 USD/ounce.