Microsoft và “cái chết” của điện thoại Kin
Chưa đầy hai tháng sau khi điện thoại Kin xuất hiện trên thị trường, Microsoft thông báo sẽ “khai tử” dòng sản phẩm này
Sự thất bại của điện thoại Kin nêu bật những khó khăn của Microsoft trong việc phát triển sản phẩm hấp dẫn dành cho người tiêu dùng trẻ tuổi có kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ.
Microsoft bỏ ra hai năm để tạo ra một dòng điện thoại thông minh mới và đặt cho nó những cái tên khá ngộ nghĩnh - Kin One và Kin Two. Điện thoại này có kiểu dáng thời trang, tập trung vào những tính năng mạng xã hội hào nhoáng và được quảng bá mạnh mẽ. Tất cả nhằm chứng minh Microsoft có thể tung ra đúng sản phẩm vào đúng thời điểm cho đối tượng khách hàng khó tính nhất - những thanh thiếu niên sành công nghệ.
Thất bại mới nhất
Nhưng vào cuối tháng Sáu vừa qua, tức chưa đầy hai tháng sau khi điện thoại Kin xuất hiện trên thị trường, Microsoft thông báo sẽ “khai tử” dòng sản phẩm này. Một quan chức Microsoft có liên quan với dự án Kin cho biết: “Điện thoại này bị khai tử đột ngột vì không có ai mua nó và không có lý do đáng tin cậy nào cho thấy sẽ có người mua nó”.
Có thông tin cho biết chưa đến 10.000 điện thoại Kin được tiêu thụ kể từ khi xuất hiện trên thị trường. Ông Michael Cronan, một nhà thiết kế giúp thúc đẩy thương hiệu của những sản phẩm như thiết bị đọc sách điện tử Kindle của Amazon, nhận định: “Theo như những gì tôi biết thì đây là một sự kết thúc nhanh kỷ lục cho một sản phẩm. Dường như lỗi lớn thuộc về họ”.
Điện thoại Kin đã góp phần kéo dài thêm danh sách những sản phẩm thất bại của Microsoft, từ đồng hồ thông minh, máy nghe nhạc Zune cho đến hệ điều hành Vista. Công ty gần đây cũng bị hủy bỏ dự án phát triển máy tính bảng Courier không lâu sau khi Apple tung iPad ra thị trường.
Riêng sự thất bại của Kin thể hiện rõ nhất những khó khăn mà Microsoft đang đối mặt trong việc đáp ứng nhu cầu của một thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi đang bị công nghệ ám ảnh.
Ông Tim O’Reilly, người xuất bản sách hướng dẫn phát triển phần mềm, cho rằng việc Microsoft sớm khai tử điện thoại Kin chứng tỏ công ty này cuối cùng đã thấy rõ những khó khăn của mình trong nỗ lực thu hút người tiêu dùng, nhất là giới trẻ. Ông O’Reilly nhận định: “Đây nên được xem như là một lời cảnh tỉnh dành cho Microsoft. Công ty này từng có sự tăng trưởng rất cao nhưng giờ vị thế cạnh tranh của họ đã rất khác”.
Vào tháng Năm vừa qua, Microsoft đã cải tổ bộ phận tiêu dùng và giải trí với sự về hưu của ông Robert J. Bach, người đứng đầu bộ phận này, và sự ra đi của nhà thiết kế quan trọng J Allard. Ông Steven A. Ballmer, Giám đốc điều hành công ty, giờ đây yêu cầu những người phụ trách việc phát triển sản phẩm có khuynh hướng tiêu dùng và giải trí báo cáo trực tiếp với mình. Ông Ballmer đang đối mặt với không ít chỉ trích vì không nắm bắt được những xu hướng mới trên thị trường.
Sức ép từ phần mềm nguồn mở
Vào năm 2008, Microsoft mua lại công ty phát triển phần mềm điện thoại di động Danger với hy vọng công nghệ của công ty sẽ đem lại sức sống mới cho bộ phận phần mềm điện thoại đang sa sút. Dù vậy, thời gian phát triển sản phẩm mới với công nghệ này lại lâu hơn mong đợi. Mãi đến tháng Tư vừa qua, Microsoft mới có được thành quả đầu tiên của chiến lược này khi cho ra mắt điện thoại Kin nhưng không ngờ lại gặp thất bại nặng nề.
Trong khi đó, Google, một đối thủ chính của Microsoft, đã nhanh chóng phát triển nền tảng di động Android của công ty cùng tên mà họ mua lại thành công nghệ phổ biến hiện nay. Ông O’Reilly nhận định: “Đối với các nhà phát triển, nền tảng di động đang là thứ gì đó thời thượng hiện nay, và chỉ có hai nền tảng quan trọng là Apple và Android”.
Cũng theo ông O’Reilly, một phần nguyên nhân của những thất bại nói trên xuất phát từ đội ngũ nhà phát triển của công ty. Microsoft bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để chăm sóc một mạng lưới rộng lớn các công ty đối tác và những chuyên gia mà sinh kế của họ dựa vào việc cải thiện và hỗ trợ những sản phẩm của công ty.
Những nhà phát triển phần mềm và kỹ thuật viên này đặt cược sự nghiệp của mình vào Microsoft và phần lớn hưởng lợi từ sự lựa chọn này. Ngoài ra, họ đã góp phần giúp cho Microsoft phát triển trong những thời kỳ thăng trầm của thị trường công nghệ.
Dù vậy, đội ngũ nhà phát triển và công ty công nghệ xuất hiện gần đây có xu hướng rời xa lãnh địa của Microsoft và dựa vào phần mềm nguồn mở và miễn phí vốn được các đối thủ cạnh tranh của chính công ty này phân phối. Ông O’Reilly nhận định: “Microsoft không còn nằm trong sự quan tâm của thế hệ nhà phát triển phần mềm hiện nay”.
Việc không tiếp cận được với các công ty và nhà phát triển mới gây không ít thiệt hại cho Microsoft. Những công ty như Facebook và Twitter đã dựa vào phần mềm miễn phí để phát triển thành những doanh nghiệp tăng trưởng cao ở Thung lũng Silicon.
Thấy được vấn đề này, Microsoft đã quan tâm nhiều hơn đến việc thu hút các nhà phát triển và các công ty trẻ tuổi. Vào tháng 11/2008, công ty thiết lập hai chương trình cho phép sinh viên tiếp cận phần mềm kinh doanh và phần mềm phát triển của mình. Ngoài ra, Microsoft cho phép một số công ty mới sử dụng miễn phí phần mềm của công ty trong một thời gian nhất định. Theo Microsoft, khoảng 35.000 công ty mới đã tham gia các chương trình này.
Minh Huy (TBVTSG)
Microsoft bỏ ra hai năm để tạo ra một dòng điện thoại thông minh mới và đặt cho nó những cái tên khá ngộ nghĩnh - Kin One và Kin Two. Điện thoại này có kiểu dáng thời trang, tập trung vào những tính năng mạng xã hội hào nhoáng và được quảng bá mạnh mẽ. Tất cả nhằm chứng minh Microsoft có thể tung ra đúng sản phẩm vào đúng thời điểm cho đối tượng khách hàng khó tính nhất - những thanh thiếu niên sành công nghệ.
Thất bại mới nhất
Nhưng vào cuối tháng Sáu vừa qua, tức chưa đầy hai tháng sau khi điện thoại Kin xuất hiện trên thị trường, Microsoft thông báo sẽ “khai tử” dòng sản phẩm này. Một quan chức Microsoft có liên quan với dự án Kin cho biết: “Điện thoại này bị khai tử đột ngột vì không có ai mua nó và không có lý do đáng tin cậy nào cho thấy sẽ có người mua nó”.
Có thông tin cho biết chưa đến 10.000 điện thoại Kin được tiêu thụ kể từ khi xuất hiện trên thị trường. Ông Michael Cronan, một nhà thiết kế giúp thúc đẩy thương hiệu của những sản phẩm như thiết bị đọc sách điện tử Kindle của Amazon, nhận định: “Theo như những gì tôi biết thì đây là một sự kết thúc nhanh kỷ lục cho một sản phẩm. Dường như lỗi lớn thuộc về họ”.
Điện thoại Kin đã góp phần kéo dài thêm danh sách những sản phẩm thất bại của Microsoft, từ đồng hồ thông minh, máy nghe nhạc Zune cho đến hệ điều hành Vista. Công ty gần đây cũng bị hủy bỏ dự án phát triển máy tính bảng Courier không lâu sau khi Apple tung iPad ra thị trường.
Riêng sự thất bại của Kin thể hiện rõ nhất những khó khăn mà Microsoft đang đối mặt trong việc đáp ứng nhu cầu của một thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi đang bị công nghệ ám ảnh.
Ông Tim O’Reilly, người xuất bản sách hướng dẫn phát triển phần mềm, cho rằng việc Microsoft sớm khai tử điện thoại Kin chứng tỏ công ty này cuối cùng đã thấy rõ những khó khăn của mình trong nỗ lực thu hút người tiêu dùng, nhất là giới trẻ. Ông O’Reilly nhận định: “Đây nên được xem như là một lời cảnh tỉnh dành cho Microsoft. Công ty này từng có sự tăng trưởng rất cao nhưng giờ vị thế cạnh tranh của họ đã rất khác”.
Vào tháng Năm vừa qua, Microsoft đã cải tổ bộ phận tiêu dùng và giải trí với sự về hưu của ông Robert J. Bach, người đứng đầu bộ phận này, và sự ra đi của nhà thiết kế quan trọng J Allard. Ông Steven A. Ballmer, Giám đốc điều hành công ty, giờ đây yêu cầu những người phụ trách việc phát triển sản phẩm có khuynh hướng tiêu dùng và giải trí báo cáo trực tiếp với mình. Ông Ballmer đang đối mặt với không ít chỉ trích vì không nắm bắt được những xu hướng mới trên thị trường.
Sức ép từ phần mềm nguồn mở
Vào năm 2008, Microsoft mua lại công ty phát triển phần mềm điện thoại di động Danger với hy vọng công nghệ của công ty sẽ đem lại sức sống mới cho bộ phận phần mềm điện thoại đang sa sút. Dù vậy, thời gian phát triển sản phẩm mới với công nghệ này lại lâu hơn mong đợi. Mãi đến tháng Tư vừa qua, Microsoft mới có được thành quả đầu tiên của chiến lược này khi cho ra mắt điện thoại Kin nhưng không ngờ lại gặp thất bại nặng nề.
Trong khi đó, Google, một đối thủ chính của Microsoft, đã nhanh chóng phát triển nền tảng di động Android của công ty cùng tên mà họ mua lại thành công nghệ phổ biến hiện nay. Ông O’Reilly nhận định: “Đối với các nhà phát triển, nền tảng di động đang là thứ gì đó thời thượng hiện nay, và chỉ có hai nền tảng quan trọng là Apple và Android”.
Cũng theo ông O’Reilly, một phần nguyên nhân của những thất bại nói trên xuất phát từ đội ngũ nhà phát triển của công ty. Microsoft bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để chăm sóc một mạng lưới rộng lớn các công ty đối tác và những chuyên gia mà sinh kế của họ dựa vào việc cải thiện và hỗ trợ những sản phẩm của công ty.
Những nhà phát triển phần mềm và kỹ thuật viên này đặt cược sự nghiệp của mình vào Microsoft và phần lớn hưởng lợi từ sự lựa chọn này. Ngoài ra, họ đã góp phần giúp cho Microsoft phát triển trong những thời kỳ thăng trầm của thị trường công nghệ.
Dù vậy, đội ngũ nhà phát triển và công ty công nghệ xuất hiện gần đây có xu hướng rời xa lãnh địa của Microsoft và dựa vào phần mềm nguồn mở và miễn phí vốn được các đối thủ cạnh tranh của chính công ty này phân phối. Ông O’Reilly nhận định: “Microsoft không còn nằm trong sự quan tâm của thế hệ nhà phát triển phần mềm hiện nay”.
Việc không tiếp cận được với các công ty và nhà phát triển mới gây không ít thiệt hại cho Microsoft. Những công ty như Facebook và Twitter đã dựa vào phần mềm miễn phí để phát triển thành những doanh nghiệp tăng trưởng cao ở Thung lũng Silicon.
Thấy được vấn đề này, Microsoft đã quan tâm nhiều hơn đến việc thu hút các nhà phát triển và các công ty trẻ tuổi. Vào tháng 11/2008, công ty thiết lập hai chương trình cho phép sinh viên tiếp cận phần mềm kinh doanh và phần mềm phát triển của mình. Ngoài ra, Microsoft cho phép một số công ty mới sử dụng miễn phí phần mềm của công ty trong một thời gian nhất định. Theo Microsoft, khoảng 35.000 công ty mới đã tham gia các chương trình này.
Minh Huy (TBVTSG)