Miền Trung “đỏ mắt” tìm nhân lực quản trị
Thiếu quản trị nhân lực trung - cao cấp đang là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp ở miền Trung
“Cần tuyển giám đốc điều hành kinh doanh lĩnh vực bất động sản, cao ốc văn phòng làm việc ở Đà Nẵng lương tháng 20 triệu đồng. Tiền thưởng hiệu quả công việc hai năm là 500 triệu đồng”.
Một doanh nghiệp chuyên ngành bất động sản rao tuyển ba tháng nay nhưng không có người. Đó chỉ là một trong số hàng trăm câu chuyện nan giải khi tìm người quản lý doanh nghiệp trung - cao cấp ở miền Trung.
Ứng viên thì nhiều, trúng tuyển thì không
Anh K. - lãnh đạo một đơn vị chuyên đào tạo lĩnh vực quản trị kinh doanh ở Đà Nẵng - kể một hãng tiêu dùng của Mỹ tuyển nhiều giám đốc tiêu thụ khu vực ở miền Trung. Bốn năm tổ chức bốn kỳ thi tuyển, thu hút 6.000 sinh viên kinh tế dự thi. “Thế mà không có ai vượt qua được vòng đầu tiên sơ tuyển thi trắc nghiệm” - anh K. cho biết.
Cách đây hơn một năm, khi các resort cao cấp ở Đà Nẵng, Hội An hoàn thành đã hút một lượng lớn nhân viên, cán bộ điều hành giỏi từ resort khác, các khách sạn nhà nước. Những người này nắm trong tay kinh nghiệm quản lý lẫn nguồn khách.
Trong vòng 3-4 năm, gần 50 ngân hàng, bảo hiểm mở chi nhánh tại miền Trung đã tạo ra cuộc “đổ bộ” cán bộ từ ngân hàng nhà nước sang ngân hàng cổ phần. Không ít lãnh đạo chi nhánh và các phòng, ban ngân hàng cổ phần ở Đà Nẵng hiện nay là từ ngân hàng nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế: Khu kinh tế Dung Quất với hàng chục tỉ USD các dự án công nghệ cao đã và đang cấp phép, hiện cũng thiếu lao động. Giai đoạn 2008-2010, khu kinh tế cần khoảng 31.000 lao động đã được đào tạo, trình độ chuyên môn và tay nghề cao; 4.000 kỹ sư chuyên nghiệp và khoảng 200 thạc sĩ kinh tế, tiến sĩ khoa học.
Để giải bài toán này, tỉnh sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và chú trọng kêu gọi hợp tác và đầu tư xây dựng trường quốc tế, liên doanh đào tạo công nhân chất lượng cao.
Khó kiếm người tại Đà Nẵng
Một tổng giám đốc điều hành một quĩ đầu tư lớn hiện nay ở Đà Nẵng đang phải quản lý ba dự án lớn than thở: “Công việc quá tải. Nhưng tuyển người khắp nơi vẫn không ra”. Vì thế, vị tổng giám đốc này chỉ ưu tiên triển khai dự án thuận lợi nhất.
Ngay ở Đà Nẵng, nơi nguồn nhân lực cả vùng đổ về cũng trong tình trạng thiếu hụt lao động có bằng cấp. Theo số liệu chợ việc làm định kỳ tổ chức hai phiên/tháng ở Đà Nẵng năm 2007, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 1.995 người có bằng đại học, nhưng chỉ có 1.699 lao động đạt sơ tuyển (kiểm tra trên hồ sơ). Qúy 1/2008, số lao động đạt sơ tuyển chỉ bằng 48% nhu cầu tuyển.
Ông Nguyễn Đức Liên - phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng - cho biết: “Mỗi phiên các doanh nghiệp cần 10-12 vị trí quản lý nhưng trung tâm cung ứng giỏi lắm 1-3 vị trí. Tình trạng thiếu hụt nhân sự quản trị ngày một nặng nề hơn”. Ở Đà Nẵng, những người có khả năng quản trị, đáp ứng các yêu cầu công việc đếm trên đầu ngón tay. Vài ba người này luôn là đối tượng “săn” của những doanh nghiệp lớn, tập đoàn khi đặt chân làm ăn ở miền Trung.
“Săn đầu người” cũng thua
Một số doanh nghiệp tìm không ra người quản lý đành phải dùng giải pháp tình thế, điều động quản lý từ Tp.HCM hoặc Hà Nội đến. Tại HR Pro Vietnam - công ty “săn đầu người” duy nhất ở miền Trung, mới hoạt động từ tháng 9-2007 đến nay - nhận không ít đơn hàng tuyển vị trí quản lý. Ba lĩnh vực cần nguồn quản trị cao cấp ở miền Trung là tài chính, bán hàng và marketing; trưởng bộ phận trong các khách sạn, resort, trong đó 90% doanh nghiệp nước ngoài cần người - chị Hà Thanh, giám đốc HR Pro Vietnam, cho biết.
Chị Hà Thanh thừa nhận việc thiếu trầm trọng nguồn nhân lực làm được việc đang là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp có ý định làm ăn ở đây. “Ở Tp.HCM có rất đông người miền Trung làm quản lý cấp cao. Tại sao ngay địa phương lại thiếu hụt người?”, chị Hà Thanh sau nhiều tháng tìm hiểu vẫn chưa dễ trả lời.
Ông Lê Minh Phúc - tổng giám đốc các dự án VinaCapital đầu tư ở Đà Nẵng, Quảng Nam - cảnh báo: “Việc thiếu hụt nhân sự quản lý sẽ gay gắt, trầm trọng hơn một khi các dự án đi vào hoạt động”. Anh K. cho biết hạn chế lớn nhất của nhân lực quản trị cao cấp miền Trung là tính năng động và ngoại ngữ.
Những ông chủ khi thăm dò hoặc phỏng vấn, những ứng cử viên đều không mạnh dạn trình bày những sáng tạo, ý tưởng mới. Họ thường rơi vào cách nói máy móc, sách vở và mức độ hiểu biết thị trường chưa tới. Đó còn là tính chuyên nghiệp chưa cao, môi trường làm việc còn cũ, cơ hội tìm việc làm mới rất khó khăn, tâm lý người miền Trung thường vẫn ưa tính ổn định hơn.
Theo GS.TSKH Bùi Văn Ga, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, tình trạng thiếu hụt nhân lực quản lý ở miền Trung ít nhất phải vài năm nữa mới được cải thiện.
“Ở miền Trung thiếu hẳn các chương trình hợp tác nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực cao cấp. Thấy được vấn đề này, hiện các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Kontum liên kết với Đại học Đà Nẵng đào tạo nhân lực quản lý kinh tế vĩ mô và quản trị doanh nghiệp. Vài năm nữa hi vọng có nguồn nhân lực cao cấp trong quản lý nhà nước và doanh nghiệp ở miền Trung”, ông Ga nói.
Một doanh nghiệp chuyên ngành bất động sản rao tuyển ba tháng nay nhưng không có người. Đó chỉ là một trong số hàng trăm câu chuyện nan giải khi tìm người quản lý doanh nghiệp trung - cao cấp ở miền Trung.
Ứng viên thì nhiều, trúng tuyển thì không
Anh K. - lãnh đạo một đơn vị chuyên đào tạo lĩnh vực quản trị kinh doanh ở Đà Nẵng - kể một hãng tiêu dùng của Mỹ tuyển nhiều giám đốc tiêu thụ khu vực ở miền Trung. Bốn năm tổ chức bốn kỳ thi tuyển, thu hút 6.000 sinh viên kinh tế dự thi. “Thế mà không có ai vượt qua được vòng đầu tiên sơ tuyển thi trắc nghiệm” - anh K. cho biết.
Cách đây hơn một năm, khi các resort cao cấp ở Đà Nẵng, Hội An hoàn thành đã hút một lượng lớn nhân viên, cán bộ điều hành giỏi từ resort khác, các khách sạn nhà nước. Những người này nắm trong tay kinh nghiệm quản lý lẫn nguồn khách.
Trong vòng 3-4 năm, gần 50 ngân hàng, bảo hiểm mở chi nhánh tại miền Trung đã tạo ra cuộc “đổ bộ” cán bộ từ ngân hàng nhà nước sang ngân hàng cổ phần. Không ít lãnh đạo chi nhánh và các phòng, ban ngân hàng cổ phần ở Đà Nẵng hiện nay là từ ngân hàng nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế: Khu kinh tế Dung Quất với hàng chục tỉ USD các dự án công nghệ cao đã và đang cấp phép, hiện cũng thiếu lao động. Giai đoạn 2008-2010, khu kinh tế cần khoảng 31.000 lao động đã được đào tạo, trình độ chuyên môn và tay nghề cao; 4.000 kỹ sư chuyên nghiệp và khoảng 200 thạc sĩ kinh tế, tiến sĩ khoa học.
Để giải bài toán này, tỉnh sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và chú trọng kêu gọi hợp tác và đầu tư xây dựng trường quốc tế, liên doanh đào tạo công nhân chất lượng cao.
Khó kiếm người tại Đà Nẵng
Một tổng giám đốc điều hành một quĩ đầu tư lớn hiện nay ở Đà Nẵng đang phải quản lý ba dự án lớn than thở: “Công việc quá tải. Nhưng tuyển người khắp nơi vẫn không ra”. Vì thế, vị tổng giám đốc này chỉ ưu tiên triển khai dự án thuận lợi nhất.
Ngay ở Đà Nẵng, nơi nguồn nhân lực cả vùng đổ về cũng trong tình trạng thiếu hụt lao động có bằng cấp. Theo số liệu chợ việc làm định kỳ tổ chức hai phiên/tháng ở Đà Nẵng năm 2007, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 1.995 người có bằng đại học, nhưng chỉ có 1.699 lao động đạt sơ tuyển (kiểm tra trên hồ sơ). Qúy 1/2008, số lao động đạt sơ tuyển chỉ bằng 48% nhu cầu tuyển.
Ông Nguyễn Đức Liên - phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng - cho biết: “Mỗi phiên các doanh nghiệp cần 10-12 vị trí quản lý nhưng trung tâm cung ứng giỏi lắm 1-3 vị trí. Tình trạng thiếu hụt nhân sự quản trị ngày một nặng nề hơn”. Ở Đà Nẵng, những người có khả năng quản trị, đáp ứng các yêu cầu công việc đếm trên đầu ngón tay. Vài ba người này luôn là đối tượng “săn” của những doanh nghiệp lớn, tập đoàn khi đặt chân làm ăn ở miền Trung.
“Săn đầu người” cũng thua
Một số doanh nghiệp tìm không ra người quản lý đành phải dùng giải pháp tình thế, điều động quản lý từ Tp.HCM hoặc Hà Nội đến. Tại HR Pro Vietnam - công ty “săn đầu người” duy nhất ở miền Trung, mới hoạt động từ tháng 9-2007 đến nay - nhận không ít đơn hàng tuyển vị trí quản lý. Ba lĩnh vực cần nguồn quản trị cao cấp ở miền Trung là tài chính, bán hàng và marketing; trưởng bộ phận trong các khách sạn, resort, trong đó 90% doanh nghiệp nước ngoài cần người - chị Hà Thanh, giám đốc HR Pro Vietnam, cho biết.
Chị Hà Thanh thừa nhận việc thiếu trầm trọng nguồn nhân lực làm được việc đang là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp có ý định làm ăn ở đây. “Ở Tp.HCM có rất đông người miền Trung làm quản lý cấp cao. Tại sao ngay địa phương lại thiếu hụt người?”, chị Hà Thanh sau nhiều tháng tìm hiểu vẫn chưa dễ trả lời.
Ông Lê Minh Phúc - tổng giám đốc các dự án VinaCapital đầu tư ở Đà Nẵng, Quảng Nam - cảnh báo: “Việc thiếu hụt nhân sự quản lý sẽ gay gắt, trầm trọng hơn một khi các dự án đi vào hoạt động”. Anh K. cho biết hạn chế lớn nhất của nhân lực quản trị cao cấp miền Trung là tính năng động và ngoại ngữ.
Những ông chủ khi thăm dò hoặc phỏng vấn, những ứng cử viên đều không mạnh dạn trình bày những sáng tạo, ý tưởng mới. Họ thường rơi vào cách nói máy móc, sách vở và mức độ hiểu biết thị trường chưa tới. Đó còn là tính chuyên nghiệp chưa cao, môi trường làm việc còn cũ, cơ hội tìm việc làm mới rất khó khăn, tâm lý người miền Trung thường vẫn ưa tính ổn định hơn.
Theo GS.TSKH Bùi Văn Ga, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, tình trạng thiếu hụt nhân lực quản lý ở miền Trung ít nhất phải vài năm nữa mới được cải thiện.
“Ở miền Trung thiếu hẳn các chương trình hợp tác nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực cao cấp. Thấy được vấn đề này, hiện các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Kontum liên kết với Đại học Đà Nẵng đào tạo nhân lực quản lý kinh tế vĩ mô và quản trị doanh nghiệp. Vài năm nữa hi vọng có nguồn nhân lực cao cấp trong quản lý nhà nước và doanh nghiệp ở miền Trung”, ông Ga nói.